Thursday, May 30, 2013

“Khôn Ngoan” Đến Mức Độ Nào?

“Khôn Ngoan” Đến Mức Độ Nào?

Cuộc đấu tranh cho Dân chủ của người Việt hiện nay không nằm ngoài những giá trị và niềm tin đã phổ quát của nhân loại về cách hành xử bất bạo động. Dù vậy, mấy mươi năm nay chúng ta đã chứng kiến cuộc đấu tranh này bị đàn áp thô bạo đến thế nào.

Gần đây có một số ý kiến cho rằng chúng ta nên mềm mỏng với chính quyền để tránh bị đàn áp, không nên xem  cộng sản là mục tiêu của đấu tranh bất bạo động (có ai xem cộng sản là mục tiêu đâu?), không nên “đẩy mình vào thế chống đối, co cụm dẫn đến tình trạng bị cô lập”…Và ý kiến này có vẻ được nhiều người thụ động ủng hộ.

Tất cả những cách bày tỏ quan điểm, rồi thể hiện quan điểm thành hành động mà không cổ vũ bạo lực, không mang dụng tâm gây thù hằn dân tộc đều thuộc phương cách đấu tranh bất bạo động. Theo đó, việc viết lách, phát biểu, hội luận, các cuộc biểu tình chống ngoại xâm, việc phân phát các tài liệu Nhân quyền nơi công cộng, việc tập hợp dân oan đòi đất… đều là cách chúng ta đấu tranh ôn hòa cho những mục tiêu tốt đẹp.

Theo cách hiểu : “đối tượng” là thứ chúng ta muốn tác động vào để nó thay đổi cho tốt hơn, thì rõ ràng đối tượng của cuộc đấu tranh này là Nhân quyền,  hệ thống chính trị, đa nguyên đa đảng, luật pháp, chủ quyền lãnh thổ, y tế, giáo dục, tư hưu đất đai, xã hội dân sự … Những đối tượng này sẽ trải trên một diện rộng, bởi dưới chế độ độc tài, mọi thiết chế trong xã hội Việt Nam đều thối nát, rệu rã, không những cần thay đổi mà thậm chí cần làm lại hoàn toàn mới; có thế mới mong đảm bảo cho người dân chúng ta một cuộc sống đáng sống. Hiểu như thế, sẽ thấy dù tôi viết bài đả kích nhà cầm quyền gay gắt thì đối tượng  tôi nhắm đến không phải là họ, mà là tự do dân chủ kia.

Tùy theo từng người, từng nhóm người với những điều kiện đặc thù mà đối tượng đấu tranh có khác nhau. Những người quan tâm và có kinh nghiệm giúp đỡ dân oan, sẽ có xu hướng sát cánh với bà con dân oan. Những người có tìm hiểu nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc về địa lý lãnh thổ quốc gia sẽ nêu ra vấn đề chủ quyền lãnh thổ như là đối tượng đấu tranh của họ. Những người có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ hoạt động để lên tiếng cho các trường hợp bị đàn áp nhân quyền. Những người có khả năng viết về các chủ đề lý luận, về hệ thống các giá trị căn bản của dân chủ, về các thông tin xã hộ thì tập trung viết về những đề tài này để khai mở các tranh luận hữu ích. Những người nhiệt huyết và năng nổ trong sinh hoạt công cộng thì tổ chức và tham gia những hoạt động có khả năng tập hợp thanh niên đòi hỏi chính quyền về những vấn đề cụ thể…

Mục tiêu của cuộc đấu tranh là một thế chế dân chủ pháp trị, một nước Việt Nam mang lại an sinh, cơ hội phát triển và tự do cho mỗi người dân. Còn những kẻ cầm quyền độc tài  chính là chướng ngại vật chắn ngang sinh lộ tiến về phía trước của đất nước, và cũng là kẻ cướp chặn đường để những người đấu tranh không đạt được mục tiêu của mình; vì thế cần phải bị người dân dẹp sang một bên. Tôi phân biệt “đối tượng”, “mục tiêu”, và “chướng ngại vật” như thế để nhiều người tiện theo dõi, và không bị nhập nhằng giữa ba khái niệm trên nữa.

Chúng ta đang sống trong một thể chế độc tài mà lại đòi hỏi tự do dân chủ pháp trị lẽ dĩ nhiên là tạo nên một va chạm lớn về giá trị.  Dân chủ tự do là  giá trị mà những người lãnh đạo Cộng sản không những không chia sẻ mà còn thù địch, vì chúng đi ngược  với quyền lợi và sự lãnh đạo độc tôn của họ. Bởi, Dân chủ đa đảng thì làm sao cho những người Cộng sản và con cháu họ có thể “quang vinh muôn năm”? Tư hữu đất đai thì làm sao các tập đoàn tư bản đỏ có thể chiếm đoạt đất đai dễ dàng? Tự do pháp trị thì làm sao an ninh Cộng sản có thể nắm quyền sinh sát, muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh ai thì đánh mà không bị trừng trị? Xã hội dân sự thì làm sao chính quyền lộng hành, bán rừng, bán biển cho ngoại bang?

Nói tóm lại, dù đối tượng đấu tranh mà chúng ta nhắm đến là gì, phương cách hoạt động và thực hiện ra làm sao thì những người lãnh đạo độc tài đều không thể chấp nhận được, vì chúng thách thức trực diện quyền lợi hiện tại cũng như triển vọng lãnh đạo trong tương lai của họ. Đã thách thức và đi ngược lại với ý chí và quyền lợi của họ thì sớm hay muộn chúng ta sẽ gặp phải sự trấn áp. Điều đó là không thể tránh khỏi. Cách thức đấu tranh càng mạnh mẽ và càng chạm sâu vào tử huyệt của họ, khả năng bị đàn áp càng lớn. Càng nhiệt tình trong các hoạt động nơi công cộng, những tổn thương mà chúng ta nhận được càng nhiều. Có thể nói, hiệu quả đấu tranh càng lớn, càng tác động mạnh đến công luận khiến nhà cầm quyền  lo sợ thì họ càng trấn áp thô bạo. Có thể nói, chỉ trừ khi bạn yên lặng, không tham gia bất cứ hoạt động gì thì bạn sẽ không phải trả giá.

Bởi vậy, tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người cho rằng, chúng ta phải “khôn ngoan” để né tránh những bức hại từ nhà cầm quyền trong khi vẫn đấu tranh hiệu quả cho những mục tiêu lâu dài. Theo tôi, việc này quả khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi. Bạn có thể “mềm mỏng” để giảm thiểu mức độ căm thù của chính quyền địa phương với bạn, để tránh những trường hợp xô xát chảy máu ngoài dự kiến, nhưng bạn mềm mỏng đến cỡ nào để vừa hoạt động hiểu quả, vừa tránh được đàn áp? Xin lưu ý, mọi hành động của an ninh địa phương không bao giờ nằm ngoài chỉ đạo của bộ máy lãnh đạo ở Trung ương, an ninh không thể vì ghét hay thích ai đó với tư cách cá nhân, cục bộ mà tùy tiện đàn áp hoặc để yên. Sự sợ hãi và căm ghét của nhà cầm quyền đối với tất cả những người đấu tranh không ở chỗ họ mềm mỏng hay quyết liệt mà chính là ở chỗ hoạt động của bạn có hiệu quả hay không, có đánh động được công luận hay không.

Còn nữa, vị trí đối kháng của những người đấu tranh hiện nay không phải do chúng ta mặc định như nhiều người nói; mà chính là do cách nhìn nhận của chính quyền độc tài.  Rõ ràng, đối tượng mà chúng ta đòi hỏi, tranh đấu là các giá trị tự do dân chủ, nhưng vì nó đối kháng với bản chất , thù nghịch với mục tiêu của chế độ nên họ đã nghiễm nhiên xác định chúng ta là những người “chống đảng và Nhà nước” và cư xử với chúng ta tàn ác như đối với kẻ thù. Các bạn cho rằng chúng ta không nên xác định sự chống đối nhắm vào những người lãnh đạo cộng sản vì như thế sẽ đẩy mình vào thế “co cụm”? Tôi không nghĩ như vây. Vấn đề ở đây không phải là chúng ta đẩy mình vào địa vị thù nghịch với chế độ hay không, mà  vì mục tiêu của chúng ta là thứ “độc hại” đối với họ nên tự nhiên chúng ta trở thành những kẻ cần phải bị loại trừ. Bạn phải làm sao để không bị đàn áp khi đã có những hành vi mà họ cho là “chống đối”? Nếu bạn chưa bị trấn áp, thì một là hành động phản kháng của bạn chưa đủ quyết liệt, hoặc là họ sẽ “để dành” bạn cho một dịp nào đó thôi. Chỉ khi nào bạn từ bỏ những giá trị mà mình theo đuổi, ngồi nhà, không nói, không viết, không tiếp xúc, không tập hợp đông người thì bạn sẽ không bị làm sao cả, mà thậm chí có thể được họ tin dùng.

Trong những người đấu tranh, không phải ai cũng là những người có toan tính chính trị chuyên nghiệp, đa số họ là những người vận động xã hội trẻ và nhiều nhiệt huyết. Những người nhiều nhiệt huyết thì dù có “khôn ngoan” và tính toán kỹ lưỡng đến bao nhiêu cũng hứng chịu nhiều thiệt hại hơn cả. Tôi quan sát thấy, những người có dụng tâm chính trị sừng sỏ thường muốn tránh bị thiệt hại, tỏ ra rất “khôn ngoan” để không bị đàn áp, nhưng lại muốn đạt được tương lai chính trị cao nhất,  lại mơ “làm chuyện lớn”. Ngược lại, tôi cũng nhìn thấy các bạn trẻ hôm nay rất vô tư trong tâm tình dành cho đất nước, cho lý tưởng, các bạn đã đấu tranh không khoan nhượng và có bản lĩnh chấp nhận tù đày. Nếu có thể thay đổi điều gì đó, tôi ước muốn các bạn trẻ có cơ hội học hỏi,  trau dồi kinh nghiệm thêm một thời gian nữa và có thế đứng độc lập khỏi các đảng phái trước khi dấn thân và chịu tù đày. Nhưng quả tình, tôi cảm phục các bạn tận đáy lòng. Dù các bạn phải trả giá nặng nề,  như Phương Uyên và Nguyên Kha; nhưng vượt qua tất cả những khó khăn, các bạn đã chứng tỏ bản lĩnh và sự trong sáng hơn nhiều người khác. Việc các bạn không nhận tội, không phủ nhận lòng yêu nước và lý tưởng của mình đã cổ vũ rất nhiều người, trong đó có tôi.

Trong khi đấu tranh, tùy theo ý chí, khuynh hướng và bản lĩnh mà cách thức thể hiện có thể mạnh mẽ hoặc mềm mỏng. Nếu bạn mềm mỏng và chưa có những động thái vượt giới hạn vô hình mà nhà cầm quyền đặt ra, vì thế bạn chưa bị đàn áp; rồi thì bạn cho rằng mình khôn ngoan hơn những người bị đàn áp, bị tổn thương từ chế độ? Các bạn tự cho mình là người có mục tiêu xa rộng, lâu dài, phải “khôn ngoan” né tránh việc đối đầu với cộng sản? Nhưng tôi nghĩ rằng, dù chúng ta không muốn phải có những hy sinh hoang phí, thì việc luôn tìm cách né tránh để không bị đàn áp sẽ chỉ chừa lại cho chúng ta một khoảng không gian rất nhỏ để hoạt động. Càng sợ bị đàn áp, chúng ta càng có xu hướng “lách” hơn là thực sự viết để nói lên sự thật, có xu hướng  thụ động ngồi nhà hơn là xông xáo đấu tranh. Tôi e điều đó làm giảm đi tính hiệu quả của cuộc đấu tranh.

Những mục tiêu lớn buộc chúng ta phải đối mặt với những sự trả giá lớn tương đương, dù chúng ta có muốn hay không. Hạn chế hy sinh là cần thiết để bảo toàn lực lượng nhưng nếu cứ lo né tránh sự đàn áp thì mục tiêu của chúng ta sẽ khó trở thành hiện thực. Nếu đạt được một thành quả mà không cần hy sinh thì một là thành quả đó kém giá trị, còn hai là một may mắn từ trời rơi xuống. Bạn có tin rằng một may mắn từ trên trời, chứ không phải là một cuộc đấu tranh cam go có thể mang lại dân chủ tự do cho đất nước hay không ?

Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ, ngày 26 tháng 5 năm 2013

Wednesday, May 29, 2013

Kháng Thư gửi UBTV Quốc hội

Kháng Thư gửi UBTV Quốc hội


Kháng thư lần (thứ 1)
 
V/v Ông Hoàng Doãn Đức; Phó Chánh Tòa- Tòa Án Hình Sự Tòa Án Nhân
Dân Tối Cao Trả lời đơn khiếu nại của tôi.
 
Kính gửi: UBTV Quốc hội nước CHXHCNVN.
     Tòa án NDTC nước CHXHCNVN.
     Viện KSNDTC nước CHXHCNVN.
 
            Tên tôi: Nguyễn Trung Tôn   -  Sinh năm 1971
 
            Sinh trú quán tại: Thôn Yên cổ, xã Quảng yên, huyện Quảng xương, tỉnh Thanh hóa.
 
            Nghề nghiệp: Nguyên là mục sư nhiệm chức của Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam.
 
            Hiện tại: Đang bị quản chế tại địa phương, thôn Yên cổ, xã Quảng yên, huyện Quảng xương, tỉnh Thanh hóa.
 
            Kính thưa quý cơ quan: Ngày 15-1-2011 tôi bị công an huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ra lệnh bắt khẩn cấp tại Nghệ An.  Ngày 17-1-2011 công an huyện Nam Đàn thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của tôi tại thôn Yên cổ, xã Quảng yên, huyện Quảng xương, tỉnh Thanh hóa. Ngày 22-1-2011 Cơ quan ANĐT tỉnh Nghệ an ra quyết định khởi tố tôi về tội “ Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” Theo điểm c khoản 1 điều 88 BLHS. Ngày 29-12-2011 TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử tôi với tội danh trên và kết án tôi  2 năm tù giam và 2 năm quản chế.
 
 Khẳng định việc làm của mình là không có tội, và quá trình tố tụng các cơ quan tố tụng đã làm không đúng quy định của pháp luật trong việc bắt, khám xét chổ ở, khởi tố và truy  tố xét xử tôi, nên tôi đã làm đơn kháng án lên tòa án tôi cao. Ngày 30-5-2012, TATC đã mở phiên tòa phúc thẩm và tiếp tục tuyên y án. Tôi khẳng định rằng mình Vô tội, nên đã làm đơn khiếu nại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 21-11-2012 tôi nhận được thư trả lời “ Tòa án nhân dân tối cao – Số 635 / TA-HS V/v trả lời đơn”  do ông Hoàng Doãn Đức ký. Trong thư trả lời có đoạn viết “ Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét khách quan, toàn diện các tình tiết vụ án để kết án anh về tội “ Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là đúng pháp luật, không oan; không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án nếu trên”.
 
            Kính thưa quý vị: Tôi thấy có rất nhiều phi lý bất công trong vụ án của tôi mà cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đưa ra xét xử và buộc tội tôi.
 
I . Những phi lý trong việc bắt giữ và khởi tố:
 
1.     Về việc công an huyện Nam Đàn ra lệnh bắt khẩn cấp tôi tại nhà chị Hồ Thị Bích Khương là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật.
-         “ Điều 81 Bộ Luật TTHS. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
 
1-Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
 
A)   Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
 
B)    Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xãy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
 
C)     Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.”
 
 Khi công an vào nhà chị Hồ Thị Bích Khương, tôi vẫn còn đang ngủ cùng cháu Đức con chị Khương. Tôi không thuộc trượng hợp nào trong các trường hợp trên; vì vậy không ai được phép ra lệnh bắt khẩn cấp tôi!
 
 (Tôi xin hỏi ông; Hoàng Doãn Đức như vậy đã có khách quan trong qua trình bắt giam, truy tố và xét xử tôi chưa?). Tại sao tôi lại bị bắt Khẩn cấp?
 
2.     Về việc cơ quan CSĐT công an huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An tiến hành điều tra đối với tôi là hoàn toàn vi phạm Khoản 4 điều 110 Bộ Luật TTHS 2003 quy định:
 
“ Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xãy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xãy ra tội phạm, thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
 
( Tôi xin hỏi ông: Tôi không phải người có nhân khẩu tại Nghệ an, không phạm tội gì tại Nghệ an, không viết bài tại Nghệ an, việc bắt giữ tôi tại Nghệ An không có cơ sở, vậy tại sao CQCSĐT công an tỉnh huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An lại tiến hành khám xét nơi ở của tôi tại thôn Yên cổ trước cả khi ra quyết định khởi tố và sau đó  Chuyển cơ quan ANĐT công an tỉnh Nghệ An tiến hành điều tra đối với tôi?) 
 
II . Việc làm của tôi không  thể bị  xem là “ Hành vi phạm tội”.
 
1.     Làm ra: Việc tôi viết ra ba bài viết trên là thể hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm, và thái độ của mình trước những bất công trong xã hội. Trong tất cả nội dung bài viết không có một từ nào đề cập tới nhà nước CHXHCNVN. Những tài liệu tôi làm ra hoàn toàn nói lên những sự kiện có thật và tôi đưa ra quan điểm của mình trước những sự kiện đó, đồng thời có những nhận định và lời cảnh báo, cho những người cầm quyền của đảng cộng sản về những hậu quả có thể sãy ra. Việc tôi làm như trên không thể xem là: Phủ nhận thành quả của đảng cộng sản hay phỉ báng chính quyền nhân dân, hay xuyên tạc; lại càng không thể nói là chống nhà nước CHXHCNVN. 
 
2.     Tàng trữ: Cất giữ với số lượng lớn ( Đại từ điển tiếng Việt; Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB ĐHQG TPHồ Chí Minh năm 2010, trang 1426). Tôi bị đưa ra truy tố với 3 bài viết mà cơ quan điều tra in ra từ máy tính của họ, trên email của tôi. Như vậy không thể khép tôi có hành vi tàng trữ! Vì tôi không cất giữ trong người, trong nhà, trong máy tính. Những bài viết kia là trong hộp thư điện tử, do nhà mạng lưu giữ! Đây là lãnh vực thư tín hoàn toàn được luật pháp bảo vệ. Hơn nữa tôi khẳng định những bài viết của tôi không có nội dung chống nhà nước CHXHCNVN nên không thể gọi đây là hành vi phạm tội.
 
3.     Lưu hành: Đưa ra xử dụng rộng rãi ( Đại từ điển tiếng Việt; Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB ĐHQG TPHồ Chí Minh năm 2010, trang 988.
Việc tôi dùng email để gửi thư điện tử cho một vài người quen có cùng quan điểm là việc trao đổi thư tín hết sức bình thường, nội dung bài viết cũng hết sức bình thường, không thể xem là hành vi lưu hành phạm pháp!
 
·        Nội dung cả ba bài viết của tôi được trích trong bản cáo trạng của VKSND 
:
 
1.     Bài: “ Đảng Cộng sản Việt Nam và các sự kiện sai trái, tội lỗi được gọi là những cuộc cải cách lớn”  
 
Có trích đoạn:  “ … Chủ Nghĩa cộng sản chủ trương thần thánh hóa chính họ nên từ khi mới xuất hiện ở Việt Nam nó đã gây ra những tội ác tầy trời như tôi đã nói ở trên nhằm tiêu diệt đối thủ, dùng bạo lực cùng chính sách ngu dân, để thuần hóa nhân dân cả hai miền đất nước sau năm 1975….. Cho đến nay  Đảng cộng sản Việt Nam không còn là một đảng theo đúng nghĩa của nó nữa, mà đã và đang lột xác thể hiện rõ nguyên hình là bầy Sa tan ác quỷ”  Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ an thì bài này có nội dung “ Xuyên tạc vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam”
 
            Xin thưa quy vị! Không thể nói những gì tôi nói trong bài viết này là “Xuyên tạc” Vì những gì tôi nói là có thật! Và đây cũng là quyền tự do tư tưởng và quan điểm chính trị của tôi! Tại sao tòa án không đưa toàn bộ nội dung ra để tranh luận? Nội dung này không thể xem là “ Chống nhà nước CHXHCNVN”
 
2.     Bài: “ Thêm một thương binh cựu chiến binh việt nam tham gia khối 8406.”  Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An, bài này có nội dung “ Xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam”. Trích đoạn viết “ Thật đáng buồn cho dân tộc Việt Nam, khi bị rơi vào tay cộng sản, họ sẵn sàng vắt chanh bỏ vỏ… Trong quá trình chịu đựng bất công và chứng kiến những bất công của chế độ này, anh Nguyễn Hữu Hoàng đã nhận thấy con đường đúng đắn để bước đi trong phần đời còn lại. Cần xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam trên đất nước này. (Thực tế anh là Hồ Hữu Hoàng,có thể VKS lầm khi đánh máy). Nội dung của bài viết này tôi có đề cập tới trường hợp của một cựu chiến binh, thương binh bị ngược đãi, cắt chế độ… Sự việc này có thật! Sao tòa án không chất vấn anh Hồ Hữu Hoàng về những gì tôi đã đưa ra? Và như vậy không thể xem đây là “nội dung  chống nhà nước CHXHCNVN”
 
3.     Bài: “Chuyện buồn muôn thủa của người dân Việt dưới chế độ cộng sảnTheo cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An bài này có nội dung “ Đòi xóa bỏ đảng cộng sản”  Trích đoạn viết “ Tôi thẳng thắn cảnh báo với nhà cầm quyền cộng sản rằng: Nếu quý vị tiếp tục lừa dối nhân dân, thì một thời gian không xa cả dân tộc Việt Nam sẽ đứng lên lật đổ chế độ lừa dân phản nước mà quý vị đang bám vào duy trì chúng để đào bới, ăn cướp của nhân dân” Đây là nội dung sự việc có thật xãy ra tại quê tôi. Tôi chỉ nhân chuyện này cảnh báo cho đảng cộng sản Việt Nam biệt và tỉnh ngộ! Không thể coi đây là có “nội dung tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”
 
4.     Vệc tôi giúp chị Hồ Thị Bích Khương lập địa chỉ email, sửa lỗi chính tả một số bài viết của chị hay cho chị mươn email của tôi để gửi thư thì hoàn toàn không thể xem là hành vi phạm tội.  Vì giữa tôi và chị Hồ Thị Bích Khương có mối quan hệ (mục sư và tin đồ), việc thầy trò giúp đỡ nhau trong cuộc sống là hoàn toàn trong sáng, đây là một hành động dân sự bình thường được luật pháp bảo vệ.
 
·        Ấy vậy nhưng trong phần kết luận của bản cáo trang ghi: “ Trong thời gian từ năm 2009 đến đầu năm 2011, Hồ Thị Bích Khương và Nguyễn Trung Tôn đã có nhiều bài viết có nội dung chống nhà nước CHXHCNVN, phỉ báng chính quyền nhân dân và chế độ chính trị, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam để thành lập một nên chính trị mới đa nguyên đa đảng.
 
Như vậy có đủ cơ sở xác định bị can Hồ Thị Bích Khương và Nguyễn Trung Tôn có lý lịch dượi đây đã phạm tội” Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.”
Kính thưa các quý cơ quan: Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng lời bất hủ về quyền con được trích trong bản tuyên ngôn độc lập của nước My năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo Háo cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”  Nội dung này đã được cụ thể hóa trong hiến pháp của nước Việt nam dân chủ cộng hòa, cũng như nước CHXHCNVN ngày nay.
 
Vậy việc làm của tôi chỉ là thể hiện quyền mưu cầu hạnh phúc trên ngay đất nước mà chính tổ tiên cha  ông tôi và nhiều người dân khác  đã hy sinh để gây dựng nên. 
 
Hơn nữa cho tới ngày hôm nay chưa có một văn bản pháp quy nào có khái niệm cụ thể về một nhà nước XHCN là gì? Ngay cả nhà nước cộng sản Trung Hoa là đàn anh  của cộng san Việt Nam mà còn chưa dám xưng là nhà nước XHCN. Họ cho rằng phải mất khoảng 300 năm nữa nhà nước Trung Hoa mới có thể xây dựng thành công nhà nước XHCN. Vậy thì ở Việt Nam chưa thể nào có một nhà nước XHCN thì làm sao lại quy chụp cho chúng tôi chống  lại một chế độ không thực hữu. Việc cảnh tỉnh đảng cộng sản Việt Nam để đảng có thể nhận thấy những sai phạm mà chuyển mình, thay đổi cho phu hợp với lòng dân là một việc  làm và thái độ  tốt. Không thể coi đây là hành vi chống phá nhà nước CHXHCNVN. Hơn nữa Theo điều 2 của hiến pháp thì “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân do dân và vì dân.”  Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là một thiểu số trong đại gia đình nhân dân Việt Nam, vì vậy việc làm của tôi chỉ là nhắc nhở đảng cộng sản cần làm tốt hơn trong vai trò làm đầy tớ phục vụ nhân dân. Việc tôi cổ súy đa nguyên đa đảng; không thể xem là hành vi phạm tội vì nhà nước VNDCCH nay là CHXHCNVN vốn dĩ là nhà nước đa đảng. Ý kiến của tôi chỉ bày tỏ thái độ và tâm nguyện của một người dân trong một quốc gia, để đảm bảo tự do và mưu cầu hạnh phúc. Đúng với tinh thần của tuyên ngôn độc lập năm 1945. Đúng với quy định của khoản 2 điều 19, Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982, “ Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền nay bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.” Chẳng lẽ khi xét xử chúng tôi tòa an đã không nghiên cứu các quy định của pháp luật và công ước quốc tế? Tự lấy quan điểm của riêng một nhóm người nào đó để áp đặt tội danh cho tôi; bất chấp những quy định của pháp luật và công ước quốc tế như vây; mà ông Hoàng Doãn Đức; phó chánh tòa lại cho là khách quan, chính xác, công bằng sao?  Nếu những việc làm trên của tôi là “ Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” thì Ông Trương Tấn Sang nói: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng, ban đầu chỉ là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, bây giờ có đồng chí nói là một tập đoàn!?
 
Ông Trương Tấn Sang dùng lối nói ẩn dụ giàu hình ảnh, tạo ấn tượng rất mạnh: “Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu nổi canh, nay thì có nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ! Không nhẽ cứ để hoài như vậy? Mai kia người ta nói bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được? Một con sâu đã nguy, một bầy sâu là chết cái đất nước này!” (Phát biểu với cử tri thành phố Hồ Chí Minh 7-5-2012). Nội dung này được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng toàn quốc. Chẳng lẽ cũng “ Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN” sao?
 
 III. Những phi lý trong một phiên tòa được gọi là : “Khách quan”.
 
1.      Tòa án không có tính độc lập trong xét xư. 
 
Thưa các quý cơ quan: Theo bản cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ an thì tôi bị truy tố về tội “ Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”
Vậy tôi xin hỏi, như vậy có phải tôi là bị cáo còn bị hại chính là ” Nhà nước CHXHCNVN” Vậy sao trong cả hai phiên xử đều không có ai đại diện cho bị hại tới dự phiên tòa với tư cách bị hại? Mức độ thiệt hại do tôi gây ra cho bị hại là bao nhiêu? Bằng chứng của những thiệt hại ấy là gì?  Khi xét xử Chủ tọa phiên tòa đã nhân danh “nhà nước CHXHCNVN” để xét xử và tuyên án . Như vậy có phải các ông chủ tọa của cả hai phiên xử đều đã nhân danh bị hại để tuyên xử bị cáo không? Khi mà bị hại nắm trong tay tất cả quyền lực,  các thành phần tiến hành tố tụng toàn là đảng viên đảng cộng sản, họ thuộc nhóm  đối tượng bị tôi phê phán trong các bài viết của mình, thì làm sao gọi là khách quan? Phiên tòa được thông báo xử công khai nhưng khi xét xử lại không cho dân chúng vào tham dự.
 
Đây không thể gọi là một phiên tòa khách quan được! Vì Qyền lực, số đông đều nằm trong tay  “Bị hại”!
 
2.     Tiêu hủy bất hợp pháp những tài sản không phải là vật chứng.
 
 Cơ quan công an huyện Nam Đàn khi khám xét chổ ở của gia đình tôi, đã thu giữ của gia đình; 10 đầu tài liệu, 223 đĩa DVD, VCD, CD các loại, một bộ máy vi tính, một máy in, khi bắt tôi tại Nam Đàn, thu của tôi 1 máy ảnh, một USB và 1 DCom 3G. Qua quá trình điều tra không chứng minh được những tài sản trên là vật chứng. Cả 3 bài viết mà tòa đưa ra kết án tôi đều lấy xuống từ email, mở bằng máy tính của cơ quan điều tra. Như vậy theo đúng nguyên tắc, Tòa phải trả lại số tài sản trên cho tôi và gia đình. Nhưng đằng này tòa ngang nhiên tuyên tiêu hủy; tại sao  ông Hoàng Doãn Đức lại nói là khách quan?
 
Cái khách quan mà ông Đức nói tới ở đây là loại khách quan nào? Có phải quyền lực nằm trong tay ai thì sức mạnh và lẽ phải nằm trong tay kẻ đó không?
 
Kính thưa các quý cơ quan: Nay tôi đã ra khỏi nhà tù nhỏ để bước vào nhà tù lớn tại Việt Nam. Vì tình hình sức khỏe không được tốt nên cho tới hôm nay tôi mới viết thư này gửi tới quý các cơ quan đề nghị xem xét lại nội dung thư trả lời của ông Hoàng Doãn Đức; Phó chánh tòa tối cao đối với tôi. Đề nghị các quy cơ quan trả lời kháng thư này của tôi và sớm tuyên bố tôi vô tội. Vì ngay từ đầu, tiến trình bắt giữ và truy tố tôi đã hoàn toàn sai trái. Giờ đây tiếp tục áp dụng quản chế tôi tại địa phương chỉ vì quan điểm chính kiến; một chính quyền tự mệnh danh là của dân do dân và vì dân; lại có những hành xử như vậy, làm sao xứng đáng  ứng cử vào Hội đồng Nhân Quyền của Liên hiệp quốc?
 
  Đảng và nhà nước Việt Nam luôn khẳng định trước quốc tế và người dân rằng ở Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính trị; trên thực tế thì lại có rất nhiều người phải ở tù trong trường hợp tương tự như tôi. Vào ngày 3-3-2013 Trong lá đơn của tôi xin đi thăm gặp chị Hồ Thị Bích Khương. Trưởng công an xã Quảng yên, người trực tiếp được giao nhiệm vụ quản chế tôi đã khẳng định tôi từng là một tù nhân chính trị khi xác nhận vào đơn như sau :“ Xác Nhận: Anh; Nguyễn Trung Tôn SN 1971  Hiện đang thực hiện thời gian quản chế tại địa phương ( Nhân thân bị phạt tù chính trị) Tại địa phương anh Tôn chấp hành bình thường”. Ông Lê Quang Kỳ ký tên đóng dấu. Khảng khái khẳng định tôi là một tù nhân chính trị. Là một công an xã bình thường ông Lê Quang Kỳ còn nhận ra điều này vậy mà ở vị trí một phó chánh tòa ông Hoàng Doãn Đức lại không biết sao? 
 
Cuối cùng một lần nữa tôi đề nghị,  UBTV quốc hội, VKSND tối cao, TAND Tối cao. Có hình thức giải quyết  trả lời rỏ ràng cho tôi về những những vi phạm của các cơ quan đã tham gia trong quá trình tố tụng và xét xử tôi, trả lại sự công bằng cho tôi. Để đảm bảo uy tín của nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
                                                      Xin cảm ơn!
                                          Thanh hóa ngày 22 tháng 4 năm 2013
                                                     
Nguyễn Trung Tôn

Sunday, May 26, 2013

Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Cập nhật: 12:51 GMT - chủ nhật, 26 tháng 5, 2013

Blogger Trương Duy Nhất

Ông Nhất bị bắt sáng 26/5

Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày.

Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."

Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.

Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.

Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.

Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.

Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Bấm hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.

Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".

Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.

'Khát khao thay đổi'

Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.

Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh

Ông Nhất từng kỳ vọng nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh

Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.

Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị Trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:

Ông Nhất nói trong một Bấm phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:

"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.

"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.

"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."

'Viết điều cần viết'

Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.

Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:

"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết. "

Ông Nhất viết trên blog hồi năm 2011

"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.

"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.

"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.

"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”

Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.

Thursday, May 23, 2013

Hàng ngàn người ký kiến nghị đòi trả tự do cho Phương Uyên và Nguyên Kha

Vit Nam: Hàng ngàn người ký kiến ngh đòi tr t do cho Phương Uyên và Nguyên Kha

Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Thụy My

Chỉ mới xuất hiện trên mạng từ tối qua, đến sáng nay 21/05/2013 bản kiến nghị đòi trả tự do cho hai thanh niên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã thu hút được hàng ngàn chữ ký trong và ngoài nước.

Hôm 16/05/2013, tòa án tỉnh Long An đã tuyên án Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù, 3 năm quản thúc, và Đinh Nguyên Kha 8 năm tù, 3 năm quản thúc. Bản kiến nghị trên viết : « Hai thanh niên yêu nước này bị kết án vì đã chống mưu đồ và hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, chống bọn tham nhũng đang phá hoại đất nước, mặc dù họ chỉ dùng những biện pháp ôn hòa phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ».

Nhấn mạnh đến « Thái độ và lời phát biểu của hai thanh niên đó trước tòa biểu thị trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ nặng lòng vì nước, không khuất phục trước cường quyền », bản kiến nghị nhận định : « Bản án này khiến dư luận xã hội bất bình, thế giới lên án, chỉ làm hài lòng những kẻ có mưu đồ bành trướng xâm hại Việt Nam ». Những người ký tên trong kiến nghị kêu gọi « nhà cầm quyền trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và những người yêu nước ôn hòa đã bị kết án và tù đày trong thời gian qua ».

Tuy chỉ mới được đưa lên mạng từ tối qua, nhưng đến sáng nay đã có gần một ngàn chữ ký trực tuyến của nhiều giới trong và ngoài nước. Trong đó có các thân hào nhân sĩ, những khuôn mặt hoạt động phong trào trước 1975, các nhà văn, nhà báo, nhà khoa học tên tuổi, cũng như những người lao động bình thường đang sinh sống tại Việt Nam và nhiều nước khác nhau trên thế giới.

http://danluan.org/tin-tuc/20130521/loi-keu-goi-tra-tu-do-cho-nguyen-phuong-uyen-va-dinh-nguyen-kha

Lời kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

·         Chính trị - xã hội
Chia sẻ bài viết này
Tiếp theo kiến nghị đề ngày 30-10-2012 gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên khi mới bị bắt và Lời kêu gọi thực thi quyền con người ngày 25-12-2012, chúng tôi những người ký tên dưới đây rất phẫn nộ trước bản án mà phiên tòa mở ngày 16-5-2013 tại tỉnh Long An đã tuyên đối với Nguyễn Phương Uyên (6 năm tù, 3 năm quản thúc) và Đinh Nguyên Kha (8 năm tù, 3 năm quản thúc). Hai thanh niên yêu nước này bị kết án vì đã chống mưu đồ và hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, chống bọn tham nhũng đang phá hoại đất nước, mặc dù họ chỉ dùng những biện pháp ôn hòa phù hợp với điều 69 của Hiến pháp Việt Nam và với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký tham gia. Thái độ và lời phát biểu của hai thanh niên đó trước tòa biểu thị trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ nặng lòng vì nước, không khuất phục trước cường quyền. Vậy mà bằng cách bắt giữ, xét xử không theo đúng quy định tố tụng hình sự và lợi dụng điều luật mập mờ – điều gọi là “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chúng tôi đã đòi xóa bỏ – nhà cầm quyền đã đưa ra một bản án phi đạo lý, trái Hiến pháp, chà đạp quyền con người đối với hai thanh niên yêu nước. Bản án này khiến dư luận xã hội bất bình, toàn thế giới lên án; chỉ làm hài lòng những kẻ có mưu đồ bành trướng xâm hại ViệtNam.

Cùng với các nhóm và rất nhiều người khác đã lên tiếng phản đối vụ án này, chúng tôi kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước ký tên vào lời kêu gọi này. Chúng tôi, những người ký tên lời kêu gọi này, đòi nhà cầm quyền trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và cho những người yêu nước có hành động biểu thị chính kiến một cách ôn hòa đã bị kết án và bị tù đày trong thời gian qua.
Ngày 19-5-2013

Những người ký tên ban đầu

1. Đào Xuân Sâm, nguyên Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
2. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên chủ tịch Hội đồng Viện IDS, Hà Nội
3. Trần Việt Phương, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
4. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
5. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, đại biểu Quốc hội khóa 6. TP HCM
6. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP HCM, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
7. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa 4, 5, TP HCM
8. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
9. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An
10. Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
11. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
12. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, TP HCM
13. André Menras – Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
14. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
15. Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
16. Vũ Minh Khương, TS, Hải Phòng
17. Hoàng Xuân Phú, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
18. Nguyễn Ngọc Giao, Giảng viên ĐH Pháp, đã về hưu
19. Phùng Liên Đoàn, TS, chuyên gia điện nguyên tử, Hoa Kỳ
20. Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự Trường Đại học Liège, Bỉ
21. Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
22. Đỗ Đăng Giu, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Đại học Paris Sud, Pháp
23. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
24. Đặng Đình Thi, Đại học Bristol, Anh Quốc
25. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, TP HCM
26. Hà Dương Tường, GS, nguyên Giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
27. Nguyễn Văn Tuấn, GS TS, Garvan Institute of Medical Research St Vincent’sHospital,Australia
28. Trần Hữu Dũng, GS TS,WrightStateUniversity, Hoa Kỳ
29. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia công nghệ thông tin, Pháp
30. Phạm Quang Tuấn, PGS TS, Đại họcNew South Wales,Australia
31. Nguyễn Đông Yên, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
32. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản
33. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP. HCM
34. Ngô Vĩnh Long, GS TS, Đại học bangMaine, Hoa Kỳ
35. Nguyễn Đức Hiệp, TS, chuyên gia khoa học khí quyển,Australia
36. Pierre Darriulat, GS TS, Viện Vật lý, Hà Nội
37. Nguyễn Đôn Phước, dịch giả, TP. HCM
38. Nguyễn Đình Nguyên, TS, Garvan Institute of Medical Research St Vincent’sHospital,Australia
39. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
40. Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
41. Vũ Quang Việt, TS, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
42. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Giám đốc Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
43. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, lão thành cách mạng, 97 tuổi đời, 74 tuổi Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 3, Hà Nội
44. Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
45. Trần Thanh Vân, KTS, Hà Nội
46. Tô Văn Trường, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miềnNam, TP HCM
47. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
48. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
49. Hoàng Hưng, làm thơ, viết báo tự do, TP HCM
50. Đào Tiến Thi, Ths, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học ViệtNam, Hà Nội
51. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận trung ương, Hà Nội
52. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, nguyên Phó ban Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
53. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
54. Trần Đức Quế, chuyên viên vận tải Bộ Giao thông Vận tải, hưu trí, Hà Nội
55. Vũ Thuần, lão thành cách mạng, hưu trí, Hà Nội
56. Đặng Tiến, nhà phê bình văn học, nguyên Giarng viên Đại họcParis7, Pháp
57. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Huế
58. Nguyễn Văn Chương, Directeur des Finances et de l’Administration, đã về hưu, Bỉ
59. Quan Vinh, chuyên viên tin học, Italia
60. Hà Sĩ Phu, TS sinh học, Đà Lạt
61. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
62. Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt
63. Huỳnh Nhật Tấn, nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
64. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ Công đoàn hưu trí, blogger, nhạc sĩ phong trào du ca Tiếng hát những người đi tới, Đà Lạt (1970-1975), Đà Lạt
65. Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Đà Lạt
66. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
67. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
68. Trần Minh Thảo, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng
69. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
70. Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
71. Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Khang, TP HCM
72. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
73. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
74. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
75. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
76. G.B Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
77. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
78. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
79. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
80. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
81. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội
82. Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
83. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
84. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
85. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, TP HCM
86. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
87. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS BS, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
88. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn ViệtNam, Hà Nội
89. Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Kiến trúc và Đời sống, TP HCM
90. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp, TP HCM
91. Nguyễn Kiến Phước, nguyên Đại diện báo Nhân dân ở phíaNam, TP HCM
92. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, nhà giáo, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh do chính phủ Pháp trao tặng, Pháp
93. Đào Duy Chữ, TS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP HCM
94. Lê Xuân Khoa, nguyên Phó viện trưởng Đại họcSaigon(trước 1975), nguyên Giáo sư Đại học Johns Hopkins, Washington, DC
95. Đoàn Hòa, Cộng hòa Czech
96. Trần Hữu Khánh, TP HCM
97. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật ViệtNam, TP HCM
98. Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói ViệtNam, TP HCM
99. Bùi Tiến An, nguyên Chủ tịch Lực lượng thanh niên phụng sự lao động trước năm 1975, nguyên cựu tù chính trị Côn Đảo 7,5 năm, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
100. Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS trường đại họcParis13, Pháp
101. Lương Cần Nhân, BS, Institut Mutualiste Montsouris, Pháp
102. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
103. Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên Phó ban Việt ngữ đài RFI, Paris, Pháp
104. Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Hoa Kỳ
105. Tran N. Vien, Bỉ
106. Phạm Cường, Đạo diễn phim, CHLB Đức
107. Võ Tá Hân, nguyên Thành viên HĐQT Viện Đại học Quản LýSingapore
108. Tạ Văn Tài, luật sư, Hoa Kỳ
109. Hoàng Kháng, TS, Viện Đại học North Dakota State, Hoa Kỳ; nguyên Giảng viên đại học ở Việt Nam
110. Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu sinh Luật, Đại họcIndiana, Hoa Kỳ
111. Phạm Phan Long, KS, Viet Ecology Foundation, Hoa Kỳ
112. Ngô Đức Thế, TS,Singapore
113. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
114. Huy Đức, nhà báo, TP. Hồ Chí Minh
115. Ly Hoàng Ly, nghệ sỹ thị giác, TP. Hồ Chí Minh

Để ký tên xin vào địa chỉ sau:



Monday, May 20, 2013

Thỉnh nguyện thư kêu gọi phóng thích Phương Uyên và Nguyên Kha Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

Thỉnh nguyện thư kêu gọi phóng thích Phương Uyên và Nguyên Kha

Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.


Công dân Tự do khởi xướng và phổ biến và phổ biến trên mạng internet kêu gọi phóng thích hai nhà hoạt động chống Trung Quốc và chống sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam thu hút sự ủng hộ của đông đảo người Việt trong và ngoài nước. 

Thỉnh nguyện thư kêu gọi phóng thích Phương Uyên và Nguyên Kha

Tính tới chiều tối ngày 20/5 đã có trên một ngàn người tham gia ký tên.


“Tuyên bố - Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội” nêu rõ bản án 14 năm tù tổng cộng dành cho Uyên và Kha hôm 16/5 về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động cổ xúy dân chủ-tự do là “thiếu căn cứ pháp lý và vi hiến”.


Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên.Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên.

Cô Phạm Thanh Nghiên từ Hải Phòng, một trong những người ký tên đầu tiên vào Tuyên bố, cho biết lý do cô tham gia:


“Tôi tham gia ký tên vào bản Tuyên bố này. Trước tiên, tôi xác định rằng Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là những bạn trẻ yêu nước và đồng chí hướng với tôi và nhiều người đang đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền khác. Tôi thấy đó là bổn phận và trách nhiệm phải ủng hộ hai bạn. Tôi muốn qua việc làm rất nhỏ là ký tên vào đây để thể hiện sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết của những người tranh đấu đối với việc làm của hai bạn. Rõ ràng điều 88 Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam luôn là cái thòng lọng để giăng vào cổ bất kỳ ai dám bày tỏ chính kiến về tự do-dân chủ-nhân quyền, nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trước họa xâm lăng, gây hấn của Trung Quốc. Nếu theo dõi vụ án của Uyên và Kha sẽ thấy rất vi hiến vì điều 88 là điều luật rất mơ hồ mà nhà nước cộng sản Việt Nam dùng để đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những nhân vật bất đồng chính kiến.”


Từ Bình Dương, ký giả tự do Trương Minh Đức chia sẻ cảm nghĩ khi ký tên vào Tuyên bố Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội:


“Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha có lòng yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam và chống đảng cộng sản tham nhũng, những đặc quyền tham nhũng xâm hại đến đất nước. Chống một đảng phái chính trị biểu hiện quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi điều 69 Hiến pháp Việt Nam và điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà nước Việt Nam đã ký kết. Việt Nam kết hai sinh viên yêu nước này tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự là không có căn cứ pháp lý nào. Bản án này rất phi lý. Hai sinh viên này không có tội.”


Liệu bản Tuyên bố này sẽ tạo được một tác dụng cụ thể nào đối với bản án của hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha hay không?


Nhà báo Trương Minh Ðức.Nhà báo Trương Minh Ðức.

Nhà báo Minh Đức cho rằng:


“Nó có tác dụng đích thực nào thì cũng do tiếng nói của đồng bào trong và ngoài nước cũng như sự ủng hộ của các nước yêu chuộng tự do dân chủ và những quốc gia đang làm ăn với Việt Nam ủng hộ để gây áp lực đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.”


Người ký giả từng bị cầm tù vì các hoạt động cổ xúy dân chủ này nói cộng đồng quốc tế cần phải ngăn cản không để Việt Nam có được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc chính phủ Hà Nội vẫn tiếp tục mạnh tay trấn áp nhân quyền của người dân.


Các Công dân Tự do kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, đồng thời đấu tranh vận động quốc tế đòi trả tự do cho hai nhà hoạt động trẻ.

 

Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng phản đối bản án của Uyên và Kha và yêu cầu Hà Nội phóng thích các nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.



Trà Mi-VOA