Monday, June 29, 2015
HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VN GIỚI THIỆU BỘ SÁCH TẬN CÙNG ĐỊA NGỤC
HỘI ÁI HỮU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO VN GIỚI THIỆU BỘ SÁCH
TẬN CÙNG ĐỊA NGỤC
Máu ai đổ xuống đất nầy
Nửa kiếp Thầy tu nửa kiếp tù
Y chiến ngày đêm luôn mặc giữ
Friday, June 26, 2015
NHÂN VĂN GIAI PHẨM VÀ VẤN ĐỀ NGUYỄN ÁI QUỐC
Xem bản PDF: Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc – Thụy Khuê
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ.
Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy.
Nhà phê bình văn học nổi tiếng
Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Công việc chính của bà trong nhiều năm là phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Pháp Quốc RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009 thì về hưu. Những tên tuổi bà đã phỏng vấn đáng chú ý nhất là các thành viên quan trọng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có nhân vật nổi tiếng Nguyễn Hữu Đang vài năm trước khi ông trở về với cát bụi. Bà có những tác phẩm phê bình văn học công phu như Cấu Trúc Thơ, Sóng Từ Trường I, II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí văn học hải ngoại.
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam. Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học.
Hai mươi hai năm sau bà về nước lần thứ hai vào năm 1984 và trong chuyến đi này theo bà kể lại đã để lại dấu ấn sâu đậm vì đã xa nhà từ lúc 18 tuổi. Cũng từ lần về nước này bà chạm mặt với những hình ảnh thật của quê hương đã khiến bà có ý định viết lách.
Tìm lại dấu vết Nhân Văn Giai Phẩm
Tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” được bà hoàn thành năm 2012 và do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia Hoa Kỳ ấn hành năm 2012. Sách dày 976 trang với 25 chương và phần phụ lục.
Trong phần lời tựa tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Thụy Khuê viết:
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ.
Nhà văn Thụy Khuê
“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”
Chứng minh sự giả mạo lịch sử
Thụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án. Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương 23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.
Có lẽ mục đích chính của tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy lương thiện.
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” chứng minh sự “giả mạo lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó. Chúng tôi chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.
Nơi trang 458 Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh luôn là những trang viết đầy bí mật. Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia, lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi những khám phá này.
Công trình hơn 20 năm
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Thụy Khuê nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến trong lúc bà viết và thu nhặt chứng cứ, tài liệu về vấn đề hệ trọng này. Trước tiên bà cho biết thời gian mà bà thật sự bỏ ra cho bộ sách:
Thụy Khuê: “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” nếu mà nói cuốn sách này làm trong bao lâu thì quả tình tôi cũng không biết là bao lâu. Từ ngày tôi bắt đầu chủ định viết về Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã 20 năm rồi. Trong suốt quãng thời gian đó dĩ nhiên tôi cũng làm những việc khác nhưng luôn luôn để thời giờ thêm ra để viết nó nếu phát hiện ra thêm một tư liệu gì đó. Cho dù nhỏ đến đâu hay là có một cuộc phỏng vấn gì liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm thì tôi cũng tìm cách đưa lên đài phát thanh hồi đó khi tôi làm cho RFI. Hoặc là tôi viết ra và đưa lên báo. Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Mặc Lâm: Không riêng gì tôi mà rất nhiều thính giả yêu quý chương trình bà phụ trách trên đài RFI đều thấy rằng bà đặc biệt thích thú và mài miệt với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm, tôi nghĩ là trong từng ấy chương trình có lẽ những gì cần viết, cần khai thác về chủ đề này chắc cũng tạm đủ… Vậy bà có thể cho thính giả biết những yếu tố mới trong “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” có phải tập trung vào ba chữ Nguyễn Ái Quốc như tựa của cuốn sách hay không?
Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Nhà văn Thụy Khuê
Thụy Khuê: Trong khi mình tập trung nghiên cứu thì có những tình cờ nó len vào. Riêng về vấn đề Nguyễn Ái Quốc lúc đầu tôi không chủ động để viết về Nguyễn Ái Quốc nhưng khi tôi nghiên cứu Phan Khôi là một nhân vật chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm thì sau khi tìm kiếm tôi mới thấy ông Phan Khôi có một giai đoạn liên hệ mật thiết với cụ Phan Chu Trinh, và khi tìm hiểu cụ Phan Chu Trinh thì tôi lại thấy thời gian mà cụ ở Pháp rất lâu.
Tất nhiên thời gian đó thì ai cũng biết là khoảng mười mấy năm. Cụ ở Pháp từ 1911 trở đi thế nhưng không ai biết rõ trong thời gian đó cụ làm gì và chúng ta chỉ biết sơ sơ là lúc đó cụ và cụ Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc là ba người mà cho tới bây giờ người ta cứ kể như cột trụ của phong trào ái quốc đầu tiên ở Pháp.
Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp! Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế.
Mặc Lâm: Trong khi tìm hiểu như vậy bà đã đi đến kết luận cụ thể bằng những tài liệu khả tín mà các sử gia có thể chấp nhận phải không ạ?
Thụy Khuê: Thưa anh chắc chắn! Ở trong cuốn sách đó tôi chứng minh nhiều khía cạnh lắm. Dĩ nhiên phương pháp khoa học thì không bao giờ dám nói chứng minh của mình là cái cuối cùng, nhưng ít ra tôi nghĩ chứng minh của tôi là chứng minh đầu tiên rằng những người ký tên Nguyễn Ái Quốc thời đó là các ông Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành tức là ông Hồ Chí Minh về sau này.
HCM là người chịu trách nhiệm về vụ NVGP
Mặc Lâm: Quay trở lại với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm không biết những sự mờ ám mà bà chứng minh về tư cách của ông Nguyễn Tất Thành có liên quan gì đến bi kịch Nhân Văn Giai Phẩm sau này không thưa bà?
Thụy Khuê: Có thể gọi sự mờ ám của lịch sử trong lúc đầu thì mình thấy là những sự kiện lịch sử đã được ít nhiều tráo lộn và thay đổi nguồn gốc phát xuất. Tạm gọi là “người anh hùng” đi, tức là ông Hồ Chí Minh, thì mình thấy là tất cả những nguồn gốc phát xuất đó nó đưa đến những hệ quả như thế nào về văn hóa. Về sau này khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền ông ấy tiếp tục chính sách có thể gọi là không những coi thường văn hóa, mà còn chà đạp lên văn hóa nữa. Đấy là hậu quả mà mình nhìn thấy về sau. Cái hậu quả có thể gọi là tàn khốc nhất về văn hóa là vấn đề Nhân Văn Giai Phẩm. Cùng với Nhân Văn Giai Phẩm là tất cả những sự đối xử với văn hóa miền Nam chẳng hạn thì đó là hậu quả.
Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy.
Nhà văn Thụy Khuê
Mặc Lâm: Theo bà thì chính ông Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm tuy nhiên khi theo dõi những ý kiến của người trong cuộc thì hầu như ai cũng kết án Tố Hữu, cùng lắm đi xa hơn một chút thì cho rằng những chính sách của Trường Chinh đã bị Tố Hữu lạm dụng và bẻ cong để hãm hại văn nghệ sĩ theo khuynh hướng cải cách. Bà nghĩ sao về điều này?
Thụy Khuê: Thưa anh từ chuyện ông Hồ Chí Minh tới ông Tố Hữu thì sự liên kết của nó có thể về mặt chính trị. Khi bất cứ một chuyện xảy ra như Nhân Văn Giai Phẩm nếu mình thấy ngoài mặt thì Tố Hữu có trách nhiệm trực tiếp nhưng nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì Tố Hữu cũng chỉ là người thi hành thôi. Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Trong chế độ toàn trị những người như ông Mao, ông Hồ không thể nói họ không có trách nhiệm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Thụy Khuê.
Thưa quý vị vừa rồi là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và nhà phê bình văn học Thụy Khuê về tác phẩm mới nhất của bà mang tên “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc”. Chúng tôi cũng được biết vào ngày 19 tháng 5 này tác giả có buổi ra mắt sách tại Thủ đô Washington, mong rằng nhiều người Việt sẽ có tác phẩm quan trọng này trong tủ sách gia đình để so sánh, đối chiếu một sự thật lịch sử mà tác giả dày công chứng minh qua kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu của bà về đề tài này.
Thursday, June 25, 2015
Đêm Thắp nến vì tự do cho các tù nhân lương tâm
2015-06-22
06212015-VCL062115-catlinh.mp3
Chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho VN”
Chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho VN” được phát động rộng rãi trong và ngoài nước nhằm kêu gọi mau chóng trả tự do cho những tù nhân lương tâm như Tạ Phong Tần, cha Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức...hiện đang phải chịu cảnh lao tù vì cuộc đấu tranh cho tự cho, dân chủ. Đêm thắp nến tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon vào đêm Thứ Bảy 19 tháng Sáu vừa qua là bước thứ hai của chiến dịch này. Đây là hoạt động do Ban chấp hành cộng đồng VIệt Nam Oregon với sự cộng tác của nhóm yểm trợ dân chủ cho Việt Nam và các đoàn thể trong cộng đồng tổ chức.
Khoảng 100 người của cộng đồng Tây Bắc đã có mặt tại Portland để cùng tham dự đêm thắp nến cầu nguyện cho nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ông Nguyễn Tiến Dũng, một thành viên trong ban tổ chức cho biết mục đích là hỗ trợ tinh thần và đáp ứng bước thức thứ hai của chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho Việt Nam.” Ông nói:
“Từ lúc hoạch định tổ chức cho đến lúc thực hiện chỉ là 1 tuần lễ nên cũng không có phổ biến ra ngoài nhiều. Mục đích của mình là tập trung 1 số đồng bào tỵ nạn cộng sản mà người ta có thể đến được cùng với những quí vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo tại địa phương để thắp nến nguyện cầu cho các tù nhân lương tâm, bày tỏ quan tâm lo lắng của mình cũng như mong muốn, yêu cầu nhà cầm quyền CS VN phải trả tự do cho các nhân vật có bản án rất bất công nặng nề như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần.”
Buổi thắp nến cầu nguyện diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ với sự tham dự của các vị tu sĩ Phật giáo, Công giáo, Tinh Lành, Hoà Hảo, và đông dủ các hội đoàn của địa phương.
Linh mục Phero Nguyễn Văn Khải đến từ Rome, trong chuyến đi giảng tĩnh tân ở nhà thờ các thánh tử đạo đã có mặt trong buổi thắp nến cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trong nhà tù cộng sản, linh mục cho biết tâm niện của ông khi đến buổi cầu nguyện thắp nến này:
Tôi đến tham dự cùng với mọi người cùng với các thầy bên Phật giáo, các mục sư bên Tin lành và các vị chức sắc của Cao Đài. Những tù nhân lương tâm ở VN là những con người ưu tú của dân tộc, đấy là tinh hoa của dân tộc, đấy là những con người rất can đảm
LM Phero Nguyễn Văn Khải
“ Tôi đến tham dự cùng với mọi người cùng với các thầy bên Phật giáo, các mục sư bên Tin lành và các vị chức sắc của Cao Đài. Những tù nhân lương tâm ở VN là những con người ưu tú của dân tộc, đấy là tinh hoa của dân tộc, đấy là những con người rất can đảm. Bởi sự dấn thân của họ cho dân tộc, cho đất nước, cho dân chủ, tự do, họ đã bị nhà cầm quyền cộng sản bắt bớ giam cầm rất bất công. Tôi thấy mình phải có bổn phận phải cầu nguyện cho họ. Tôi thấy mình phải có bổn phận lên tiếng thay cho họ. Và tôi thấy đó là đòi buộc của lẽ công bằng, tình bác ái, tình yêu thương. Với tư cách là 1 linh mục thì tôi không thể ngồi yên khi thấy những người con của dân tộc VN mà tôi nói tinh hoa nhất đấy, mà họ cũng là bạn bè của tôi mà họ dấn thân vì nghĩa mà bị bắt bớ giam cầm kết án bất công như vậy được. cho nên tôi không làm được gì thì ít nhất tôi cũng phải có cầu nguyện cho họ và lên tiếng thay cho họ.”
Đêm thắp nến tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon vào đêm Thứ Bảy 19 tháng 6, 2015 (minh họa)
Vài ngày trước đó, nhà báo Điếu Cày của Câu lạc bộ nhà báo tự do, tức tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải cũng có buổi gặp gỡ các đại biểu quốc hội tại buổi điều trần ở Washington D.C. Ông cho biết mình đã đưa ra hai vấn đề chính, là tự do báo chí, tự do ngôn luận và thúc đẩy trả tự do cho các tù nhân lương tâm trong nước.
Không nên nhìn vào luật, vào hiến pháp của VN để biêt rằng dân VN có quyền gì. Mà thực tế, họ phải biết rằng những cái văn bản dưới luật mà VN ban hành đang tước đoạt những quyền đã được ghi trong luật và chỉ những văn bản dưới luật đó được thực hiện trong các nhà tù của VN
nhà báo Điếu Cày
Bản thân Điếu Cày cũng là một nhà đấu tranh dân chủ, một tù nhân chính trị đã đi qua 11 nhà tù trong 6 năm nên ông rất hiểu rõ tình trạng trong các nhà tù đó. Cho nên điều ông muốn khi đến buổi điều trần là:
“Tôi muốn làm rõ với các quí vị trong quốc hội Hoa Kỳ là chính quyền VN vi phạm nhân quyền 1 cách có hệ thống bằng cách ban hành hẳn 1 thông tư 37 của bộ công an về phân loại giam giữ. Và bằng thông tư này họ xây dựng hàng loạt những nhà tù trong nhà tù và hình thức giam giữ này không được ban hành trong luật.”
Thêm nữa, ông nói rằng ông muốn chuyển đến các quí vị đại biểu quốc hội một vấn đề:
“Họ không nên nhìn vào luật, vào hiến pháp của Việt Nam để biêt rằng dân VN có quyền gì. Mà thực tế, họ phải biết rằng những cái văn bản dưới luật mà VN ban hành đang tước đoạt những quyền đã được ghi trong luật và chỉ những văn bản dưới luật đó được thực hiện trong các nhà tù của Việt Nam.”
Đây là tình trạng vi phạm nhân quyền 1 cách có hệ thống của chính quyền, có mục đích, có chủ ý.
Ông Hải cũng cho biết ông có đưa ra một danh sách các tù nhân cần được hỗ trợ khẩn cấp, và trong đó có Tạ Phong Tần.
“Trong lúc thảo luận các vị đại biểu quốc hội cũng có hỏi về những trường hợp cụ thể bị trả thù trong nhà giam hay không thì tôi có đưa ra 2 trường hợp, là trường hợp của chính tôi bị giam riêng 3 tháng, đưa vào phòng biệt giam và trường hợp của Tạ Phong Tần bị giam riêng nhiều tháng rồi. Mà hình thức giam riêng này hoàn toàn không được thể hiện trong luật.”
Chiến dịch “Nhân quyền 2015 cho Việt Nam” sẽ còn lan rộng ở khắp các nơi trên thế giới để cùng kêu gọi cho nhân quyền dân chủ ở Việt Nam. Và đặc biệt, kêu gọi trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm bất công và trái pháp luật.
Cát Linh, phóng viên
Thực chất chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng có ba nội dung nổi bật là 'tính biểu tượng', sự 'công nhận lẫn nhau' và 'gỡ bỏ một số khó khăn, trở ngại' trong quan hệ Việt - Mỹ, theo một nhà nghiên cứu về chiến lược ngoại giao từ Hà Nội.
Trao đổi với Bàn tròn Thứ Năm của BBC tuần này về chủ đề "Bang giao Việt Mỹ và chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng", Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế, nói:
"Có ba ý, thứ nhất là tính biểu tượng. Phải nói là chuyến thăm Mỹ lần này của Tổng Bí thư nguyễn Phú Trọng có tính biểu tượng hết sức sâu sắc.
"Và bản thân nó khẳng định một điều, nó cho thấy là sự công nhận lẫn nhau giữa hai nhà nước, giữa hai chế độ, đây là điều hết sức quan trọng đối với Đảng cộng sản Việt Nam, đối với đất nước Việt Nam.
"Đấy là hai nước với chế độ chính trị khác nhau, hoàn toàn có thể hợp tác và cùng hướng tới những vấn đề có lợi ích chung. Đấy là điểm thứ hai.
"Điểm thứ ba là nó sẽ giúp gỡ bỏ một số cách thức, một số khó khăn và trở ngại ở trong quan hệ Việt - Mỹ, để mở đường cho những cơ hội hợp tác."
Và nhà nghiên cứu đưa ra ví dụ:
"Hiện nay nhận thức của rất nhiều người Mỹ, hoặc rất nhiều người ở Mỹ về Việt Nam là tương đối lạc hậu, chậm so với những thay đổi ở Việt Nam, hoặc là họ có những nhận thức không phù hợp với bối cảnh hiện nay.
"Ngược lại ở Việt Nam cũng có những người chưa hiểu biết về Mỹ, do vậy chuyến đi này sẽ giúp gỡ bớt những rào cản, những khó khăn, mà trước hết là về mặt nhận thức.
"Cái thứ hai, nó góp phần thúc đẩy các cơ hội mở ra cho những tương lai hợp tác to lớn giữa hai bên, giữa các doanh nghiệp, giữa nhân dân, giữa các đoàn thể và giữa các nhà nước với nhà nước.
"Và tôi nghĩ đấy chính là điều mà lãnh đạo Việt Nam đang kỳ vọng từ chuyến đi này,"ông Trần Việt Thái nói với Tọa đàm.
Hy vọng tương lai
Bình luận về việc ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, từ Đại học Thành Thị Hong Kong, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan London, đang giảng dạy ở Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Thành thị Hong Kong, nhấn mạnh:
"Hơi tiếc một chút, bởi vì sắp tới Việt Nam sẽ có những lãnh đạo mới sẽ lên cầm quyền.
"Và tôi hy vọng, dù tôi không hiểu tại sao ông Nguyễn Phú Trọng được chọn để sang Mỹ, nhưng tôi hy vọng là trong tương lai thì sẽ không có chuyện là sẽ có những thiếu thống nhất trong (lãnh đạo) cấp cao của Việt Nam.
"Bởi vì thực sự hiện nay mình thấy là có khá nhiều người rất hiểu về Việt Nam, người Việt Nam mà, hiểu về chính trị Việt Nam,
"Cũng thấy hối tiếc, dù mừng Tổng Bí thư đang (chuẩn bị) sang Mỹ, nhưng không biết hiệu quả đến mức độ nào.
"Và điều đó tôi nghĩ cũng không giải quyết được,
"Nhưng hy vọng là việc này sẽ được nhớ là một lúc mà quan hệ song phương giữa hai nước đã thay đổi.
"Và đã lên một đường hứa hẹn và tôi tin rằng là cũng có khả năng", nhà nghiên cứu nói với Bàn tròn.
Lợi ích chung hai nước
Bình luận về 'tính biểu tượng' và thực chất ý nghĩa chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, từ Singapore, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ, nói với BBC:
"Tôi đồng ý với vấn đề biểu tượng. Đây là vấn đề rất quan trọng.
"Tôi nghĩ rằng một ông Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Mỹ trong lúc này cho quần chúng Mỹ biết rằng là đối với Mỹ vấn đề ý thức hệ không phải là vấn đề quan trọng lắm, ngay bây giờ, mà là vấn đề lợi ích chung của hai nước và an ninh trong khu vực.
"Vấn đề nữa là ông Trọng sang kỳ này là trước khi (Hiệp định) Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết.
"Mà đây là thời điểm rất quan trọng, nếu ông Trọng sang bên Mỹ và vận động quần chúng Mỹ, cho biết rằng Việt Nam sẽ nghiêm chỉnh thi hành những đòi hỏi của TPP, khi Việt Nam đã ký,
"Trong đó có vấn đề nhân quyền, trong đó có vấn đề bảo vệ công nhân, thì tôi nghĩ đây là một vấn đề có lợi không những cho Mỹ, cho Việt Nam.
"Mà cũng cho mười nước kia nữa trong vấn đề củng cố quan hệ và đẩy mạnh TPP.
"Thành ra chuyến đi của ông Trọng, tôi nghĩ rất quan trọng," Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với BBC.
Mục tiêu lớn nhất
Khi được hỏi đâu là mục tiêu lớn nhất mà cả hai phía Việt - Mỹ đều nhắm tới trong chuyến công du Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiến sỹ Trần Việt Thái từ Hà Nội nói:
"Nếu mà nói là mục tiêu hướng tới tổng thể nhất, thì tôi nói đấy là một mối quan hệ ngày càng nồng ấm, ngày càng thân thiện và hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
"Đặc biệt là những lĩnh vực ví dụ như là kinh tế, thương mại, về an ninh, quốc phòng về giáo dục, về khoa học công nghệ.
"Đồng thời hai bên cùng hợp tác phấn đấu để cùng đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới."
Khi được hỏi, liệu chuyến đi có 'nâng tầm' quan hệ của hai nước lên 'đối tác chiến lược' hay không, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao của Việt Nam, nói:
"Cái này tôi không theo dõi, tôi cũng không rõ.
"Nhưng bản chất của quan hệ Việt - Mỹ, tuy về hình thức nó là 'quan hệ toàn diện', nhưng nó đã có ý nghĩa chiến lược ở trong đó.
"Và vấn đề là bây giờ cần phải triển khai nó một cách hiệu quả, thực chất và làm sâu sắc hơn nữa.
"Bởi vì tôi biết là quan hệ Việt - Mỹ còn rất nhiều cơ hội để thúc đẩy, để đi xa hơn nữa về mặt thực chất mà rất có lợi.
"Chứ không chỉ cái chữ 'chiến lược'", Tiến sỹ Trần Việt Thái nói với Bàn tròn Thứ Năm.
Mời quý vị theo dõi toàn bộ nội dung cuộc tọa đàm Bàn tròn Thứ Năm tại đây.
Wednesday, June 24, 2015
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA LIÊN BANG HOA KỲ
Về kết quả cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế tại New York
ngày 20/6/2015
New York, 20/6/2015 – Vào ngày thứ Bảy 20/6/2015, cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế lần thứ 30 do Cơ Quan Quốc Tế Di Dân tổ chức đã diễn ra rất tốt đẹp tại thành phố New York, Hoa Kỳ dưới bầu trời trong sáng đầy nắng ấm, mặc dù buổi sáng sớm có mưa lâm râm. Đây là lần thứ 16 Cộng Đồng người Việt tỵ nạn tham dự.
Đoàn diễn hành trải dài trên đại lộ số 6 (6th Ave) - một đại lộ nổi tiếng của thành phố New York với nhiều cao ốc, còn được gọi là Đại Lộ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Avenue of America) - từ đường 44 đến đường 56, tức 12 bloc đường phố. Từ 9 giờ sáng, các đội hình của đoàn Việt Nam đã bắt đầu tập họp trên đường 43, giữa đại lộ 5 và 6. Đúng 12 giờ trưa, các đội hình bắt đầu di chuyển.
Có nhiều quốc gia tham dự cuộc diễn hành quốc tế hàng năm này, năm nay có Tibet, Abania và Việt Nam. Nhưng có lẽ đoàn Việt Nam được xem là đông nhất, nhiều màu sắc nhất, nhiều ý nghĩa và có nhiều giải thưởng nhất trong những năm có chấm điểm.
Mặc dù gặp khó khăn về nơi tạm trú do khách sạn của nhà Mạnh Thường Quân quá cố Trần Đình Trường nay đã thuộc chủ nhân mới, số đồng hương Việt Nam tham dự năm nay khá đông (khoảng 600). Nhiều phái đoàn đến từ nơi xa xôi như Cộng Đồng Houston (Texas) với tân Chủ Tịch Trần Quốc Anh lái xe hơn 30 giờ; phái đoàn tử Georgia đi 20 tiếng bẳng xe bus với trên 120 thành viên; Cộng Đồng DC, Maryland và Virginia với hơn 50 thành viên dong ruổi 6 giờ suốt đêm trên xe bus; Boston, Mass 50 thành viên cùng võ đường Tây Sơn với 7 giờ lái xe. Phái đoàn từ Louisiana, Kansas, phái đoàn từ Weschester, NY với võ đường Ocean Dragon Martial Art. Phái đoàn Florida gồm Ông chủ tịch Lưu Văn Tươi và phu nhân; Bà Đồng Thanh cựu chủ tịch đã trên 80 tuổi vẫn hiện diện cùng Hoa Hậu Phu Nhân 2015 Xuân Trà. Từ thành phố Pomona, Cali, BS Võ Đình Hữu, chủ tịch Hội Đồng Đại Biểu, CĐNVQGLBHK đáp máy bay suốt đêm về cho kịp giờ khai mạc. Tại địa phương New York, ngoài các vị trong Ban Tổ Chức (LS Nguyển Thanh Phong, Ông Nguyễn Văn Tánh, Cô Tara Thu, Ông Nguyễn Sơn Hà, Ông Lê Thanh Diệu…), còn có nhiều đồng hương tham dự trong đoàn diễn hành hoặc với tư cách khán giả hai bên đại lộ. Ngoài ra còn có phái đoàn tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo v.v.., phái đoàn Nhà Bảo Tồn Văn Hóa từ Canada.
Cộng Đồng Việt Nam năm nay tham dự với xe hoa chủ đề “Vua Quang Trung Đại Phá Quân Thanh” trang trí lộng lẫy nhằm nói lên tinh thần bất khuất, từng đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn bờ cõi, và đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn đất nước hiện đang lâm nguy trước họa xâm lược của Tàu Cộng từ phương Bắc. Phái đoàn diễn hành Việt Nam rất dài gồm đủ mọi thành phần tuổi tác, trẻ già, nam phụ lão ấu, nhất là giới trẻ, màu sắc rực sỡ, có cả các cụ già 80-90, có cụ dùng lăn hoặc walker để đi diễn hành. Cờ Quốc Gia màu vàng ba sọc đỏ tung bay trong gió, gương mặt mọi người rạng rỡ.
Đặc biệt phái đoàn từ Nam California với các văn nghệ sĩ như MC Nam Lộc, Diễm Liên, Thế Sơn. Bắc Cali có Bà Chung Ngọc Nhi hướng dẫn với MC Thái Hà, Hoa Hậu Asian American Jenny Chung. Hoa Hậu từ Georgia, Hoa Hậu Phu Nhân 2015 từ Florida v.v.
Hầu hết các vị Chủ Tịch cộng đồng Đông Bắc Hoa Kỳ đều có mặt cùng các thành viên: CĐ New Hampshire (Ông Cao Xuân Khải và phái đoàn); CĐ Mass (Ô. Nguyễn Thanh Bình và phái đoàn), Cộng Đồng Connecticut với Ông Trần Văn Giỏi, Cộng Đồng New Yersey (với Chủ tịch Lê Ánh Nguyệt), Nam New Jersey (Ông bà Trần Quán Niệm và Hội Phụ Nữ), Cộng Đồng Philadelphia (Ông Vũ Trực), CĐ Pennsylvania (DS Nguyễn Đức Nhiệm), CĐ Hoa Thịnh Đốn (Ông Thomas Phạm, Ông Nguyễn Văn Đặng và các thành viên), Cộng Đồng Georgia (Ô Trần Mãn), Đoàn Phụ Nữ Cờ Vàng với áo dài màu cờ đến tử nhiều nơi như DC, New Jersey, Massachusetts v.v.. Trước giờ diễn hành, các vị chủ tịch CĐ, đoàn thể, tôn giáo cũng như các anh chị em Văn Nghệ Sĩ đã phát biểu cảm tưởng trước các cơ quan truyền thông như SBTN, VNA-TV 57.3 (Ông Du Miên và chuyên viên), OVM4TV (với Ông Nguyễn Đình Toàn), SBTN Boston với Ô. giám đốc Hà Văn Tải, đài Việt Nam Hải Ngoại New Jersey (với ông Nguyễn Tường Thược), báo Người Đẹp (Ô. Lưu Nguyễn), báo Việt Mỹ, TV Atlanta và nhiều nơi khác.
Vào tối thứ Bảy, một tiệc kỷ niệm 30 năm Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế và 40 năm viễn xứ, được tổ chức có văn nghệ giúp vui với ca sĩ Diễm Liên, Thế Sơn, MC Thái Hà và Nam Lộc, các ca sĩ địa phương tại hội trường nhà thờ Most Precious Blood Church rất hào hứng, quy tụ trên 200 thực khách.
Tham dự Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế năm nay Cộng Đồng người Việt tỵ nạn chứng tỏ sự kiên trì quyết tâm giữ gìn văn hóa ở hải ngoại và ngọn cờ chính nghĩa Tự Do vẫn tung bay trên nền trời thành phố New York. Ban Tổ Chức đã tốn nhiều công sức tạo nên kết quả hôm nay với sự tham dự đông đảo và sự nhiệt tình ủng hộ của các đồng hương, cộng đồng và mạnh thường quân khắp nơi về tinh thần lẫn vật chất. Người Việt tỵ nạn hải ngoại nhất quyết giữ vững truyền thống ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế hàng năm không để cho CSVN có cơ hội chen vào.
Ban tổ chức Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế chân thành tri ơn tất cả các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các mạnh thường quân, các văn nghệ sĩ và đồng thương đã hỗ trợ tài chánh, yểm trợ tinh thần và tham dự ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế 2015 năm nay. (BTC tổng hợp từ TQN).
BAN TỔ CHỨC
Cố Vấn và Bảo Trợ: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ.
Trưởng Ban Tổ Chức: LS Nguyễn Thanh Phong Chủ Tịch CĐNVQY/NY.
Điều Hợp Tổng Quát: Ô. Nguyễn Văn Tánh Cựu Chủ Tịch CĐNVQG/HK.
Đồng Trưởng Ban Tổ Chức:
- Ô. Đoàn Hữu Định: Chủ Tịch Cộng Đồng MD & VA và DC
- Ô. Cao Xuân Khải: Chủ Tịch Cộng Đồng New Hampshire
- Ô. Nguyễn Thanh Bình: Chủ Tịch Cộng Đồng Massachusetts
- Ông Trần Văn Giỏi: Chủ Tịch Cộng Đồng Connecticut
- DS Nguyễn Đức Nhiệm: Chủ Tịch Cộng Đồng Pennsylvania
- Ông Lưu Văn Tươi: Chủ Tịch Cộng Đồng TB/Florida
- Ô. Trần Quán Niệm: Chủ Tịch Cộng Đồng Nam New Jersey
- Ô. Vũ Trực: Chủ Tịch Cộng Đồng Philadelphia, PA
- Cô Lê Ánh Nguyệt: Chủ Tịch CĐ Việt Nam Tự Do New Jersey
Thành Viên Ban Điều Hợp:
Đặc Trách Truyền Thông: Ô. Nguyễn Đình Toàn - Phó Ban Điều Hành: Cô Tara Thu &
Ô. Lê Thanh Diệu - Thủ Qũy: Ô. Nguyễn Sơn Hà.
Tuesday, June 23, 2015
Vinh Danh và Tri Ân: Tổng Thống Obama gửi lời chào mừng
Chương trình Vinh Danh và Tri Ân thành công mỹ mãnMạch Sống, ngày 23 tháng 6, 2015http://machsongmedia.com
Khoảng 900 quan khách đến từ 30 tiểu bang và 7 quốc gia được cuốn hút vào một chương trình làm ngạc nhiên cả những người quen thuộc với nghệ thuật trình diễn ở tầm vóc quốc tế.“Đó là một chương trình tuyệt mỹ, làm cho con rưng lệ... Cộng đồng của chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều...”, Cô Lylan Nguyễn, sinh viên đại học từ Dallas-Fort Worth, tâm sự qua email.“Nội dung và trình độ nghệ thuật tuyệt vời”, Giáo Sư Âm Nhạc Kim Oanh bày tỏ cảm tưởng.“Thật không thể tưởng tượng làm sao có thể thực hiện chương trình ở tầm vóc quốc tế như vậy”, cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh nhận định.
“Toàn bộ là tuyệt vời. Xin cảm ơn cho một buổi chiều tuyệt vời”, Ông Jim Schill, cựu phối hợp chương trình tị nạn Hoa Kỳ ở Singapore và Indonesia, chia sẻ qua email.
Các thiếu nữ Việt trong áo dài thướt tha chào đón quan khách vào chương trình Vinh Danh và Tri Ân, 19 tháng 6, 2015 (ảnh của Thái Nguyễn)
“Tuyệt vời. Ở ngoài thế giới này”, Ông John Molloy, chủ tịch Khối Liên Kết Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam và Vùng Vịnh, thổ lộ.
“Tôi cảm thấy vinh dự được góp phần trình diễn ở Kennedy Center”, Ca sĩ Thiên Tôn tâm tình trên trang Facebook của anh.
“Tôi đã khóc”, Cô Julie Vũ, phu nhân của Uỷ Viên Quận Tarrant County, chia sẻ.
“Con thật hãnh diện là người Mỹ gốc Việt”, cậu Alex, 13 tuổi đến từ Oklahoma City, nói.
“Quả là niềm vui được trình diễn tại Kennedy Center. Giấc mơ của cô bé năm xưa nay đã thành sự thật”, Ca Sĩ Bích Vân tâm tình.
“Quả là một kinh nghiệm tuyệt vời khi trình diễn ở Kennedy Center trong thủ đô DC. Quả là vinh hạnh được diễn cùng sân khấu với những ca sĩ khả ái và tuyệt vời nhất”, Ca Sĩ Thu Hoài, đến từ Delaware, chia sẻ.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama gửi lời chào mừng: “Tôi gửi lời chào mừng đến mọi người tề tựu tại Trung Tâm Nghệ Thuật Trình Diễn John F. Kennedy Center nhân dịp 40 năm trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt. Nhiều thập niên trước, quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam sẵn sàng hy sinh thân mạng và tất cả những điều yêu quý của họ để chiếu ánh sáng của tự do vào Việt Nam. Họ chiến đấu oai hùng trong rừng sâu và ruộng đồng, trong giông tố hãi hùng và nhiệt độ thiêu người để mưu cầu dân chủ – và sức mạnh của họ phản chiếu sự quyết tâm của tinh thần Hoa Kỳ.”
Nhiều bác đứng tuổi cho biết đã không cầm được nước mắt vì chương trình chỉ trong 2 tiếng đồng hồ đã gói ghém cả một quãng lịch sử bi hùng của Việt Nam Cộng Hoà và hành trình đến tự do đầy tang thương và mất mát của trên triệu người Việt sau ngày 30 tháng 4.Qua Binh Nhất Trần Văn Bảy, người hy sinh thân mạng để cứu sống một binh sĩ Hoa Kỳ và được Tổng Thống Hoa Kỳ trao Anh Dũng Bội Tinh, Ban Tổ Chức vinh danh 250,000 tử sĩ VNCH đã âm thầm hy sinh cho tổ quốc.
Trong thành phần vinh danh có các chiến sĩ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, được giới thiệu là “Những Siêu Nhân”, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế thuộc sư đoàn này đã được mời lên sân khấu nhận kỷ vật vinh danh và tri ân trong tiếng vỗ tay vang dội. Kỷ vật này, trao cho các thành phần được vinh danh, là hình ảnh chim Phượng Hoàng – theo truyền thuyết Tây Phương, loài Phượng Hoàng trỗi dậy từ tro tàn, biểu tượng cho cộng đồng Việt tị nạn đã vươn lên từ những mất mát to tát nhất.Chương trình cũng vinh danh những tấm gương chiến đấu đến chết chứ không buông súng. “Họ là những người bất tử”, người MC nam là Thiếu Tá Hải Quân Hoa Kỳ kiêm Nghị Viên Garden Grove giới thiệu.
Chương trình còn vinh danh và tri ân những đồng minh Hoa Kỳ đã xả thân cùng quân dân miền Nam cho lý tưởng tự do, trong đó có tổ chức Counterparts của các cựu cố vấn Hoa Kỳ; nhóm người Hoa Kỳ, mà Ban Tổ Chức mệnh danh là “Anh Hùng Sàigòn”, đã phối hợp cuộc di tản tháng 4 năm 1975 và mở ra chương trình định cư trên triệu người Việt những tháng năm sau đó; và Đại Tá hải quân Hoa Kỳ Eugene McDaniel, người phi công đã từng là tù binh chiến tranh trong hơn 6 năm ở Hoả Lò.
Nhiều quan khách đã cảm động bất ngờ khi MC Cung Hoàng-Kim, đương kim Hoa Hậu Hoa Kỳ – tiểu bang Nebraska, thay mặt tất cả những người trẻ trong khán giả tri ân các người bố và người mẹ đã hy sinh rất nhiều cho tổ quốc và gia đình; bố thì chiến đấu bảo vệ quê hương rồi chịu cảnh tù đày còn mẹ thì tần tảo nuôi con trong cảnh nghèo túng và tìm đường gửi con đến bến bờ tự do.
“Chúng ta phải vinh danh những ai đã hy sinh cho lý tưởng tự do và tri ân những ai đã cho chúng ta tự do; đó là việc đạo lý bắt buộc phải làm trước khi quá trễ,” Ts. Thắng giải thích trong một cuộc phỏng vấn truyền hình trước ngày trình diễn.
Cũng được vinh danh là Dân Biểu Christopher Smith, ân nhân của hàng chục nghìn thuyền nhân, tù cải tạo, nạn nhân buôn người và nạn nhân của vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.Nhiều người trong số quan khách lần đầu tiên hiểu được rằng chính mình và hàng triệu người tị nạn Việt Nam khác đến được thế giới tự do không phải là ngẫu nhiên mà là nhờ những bàn tay giúp đỡ âm thầm và không mệt mỏi của biết bao nhiêu người.
Sau buổi trình diễn, nhiều người trẻ Việt lớn lên ở Hoa Kỳ hay Canada cho biết họ rất tự hào về căn cước tị nạn và tấm gương hào hùng của cha anh, và lần đầu tiên ý thức được sự tận tuỵ hy sinh của biết bao người khác để mình có được ngày hôm nay.
Trong phần kết của chương trình, Ts. Nguyễn Đình Thắng đại diện BPSOS và Ban Tổ Chức mời tất cả các người Hoa Kỳ và người miền Nam Việt Nam từng phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam đứng lên. Tiếng vỗ tay vang dội cả hý viện tạo nên không khí vừa náo động vừa cảm động.Tất cả những người MC và trao giải đều được chọn lựa để tiêu biểu cho sự thành đạt và tinh thần dấn thân phụng sự trong tập thể người Việt tị nạn.
Trong văn thư gửi quan khách tham dự chương trình vinh danh và tri ân, Tổng Thống Obama ghi nhận những đóng góp của gần 2 triệu người Việt tị nạn và đồng thời vinh danh những tử sĩ anh hùng đã nằm xuống cho lý tưởng tự do ở miền Nam Việt Nam:
“Sau cuộc xung đột, nhiều người tị nạn đã phải chạy thoát quê hương của họ và bỏ lại đằng sau tất cả những gì thân thương, và Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã mở cửa để họ được hưởng sự tự do và sự an toàn mới. Những đóng góp của người Mỹ gốc Việt đã làm mạnh thêm xã hội của chúng ta, phong phú hoá đặc tính của chúng ta, và định hình sự tiến bộ của chúng ta, và khi chúng ta vinh danh di sản ấy, chúng ta luôn giữ cháy sáng trong tâm khảm ký ức về những anh hùng đã nằm xuống, và tiếp tục giữ lời thệ nguyện cho một ngày mai.
“Khi mà quý vị vận dụng sức mạnh của nghệ thuật để diễn đạt lịch sử phong phú ấy và nêu bật những hy sinh của những nhà ái quốc anh dũng để tạo nên ngày hôm nay, tôi cầu chúc quý vị những điều mỹ mãn nhất.”
Đúng với lời cầu chúc của Tổng Thống Hoa Kỳ, chương trình Vinh Danh và Tri Ân được thực hiện mỹ mãn và đóng lại trong hào khí của bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ với phần tham gia của quan khách.
“Chúng tôi cảm ơn các nhà bảo trợ tài chánh và truyền thông, các người tình nguyện, các nhân viên và Hội Đồng Quản Trị của BPSOS, và các nghệ sĩ trình diễn hoàn toàn trong tinh thần tình nguyện”, Ts. Thắng phát biểu trong phần kết của chương trình.
Mọi người ra về trong sự đồng cảm về một giai đoạn lịch sử bi hùng mà chính mình là nhân chứng, cùng với ý thức về trách nhiệm lịch sử đối với tương lai của dân tộc: lời thệ nguyện cho một ngày mai.
Các trang facebook của những người tham dự chương trình Kennedy Center ngày càng tràn ngập các hình chụp lưu niệm và những thông điệp nói về một chương trình ý nghĩa, quy mô và mang tính nghệ thuật chưa từng có trong 40 năm lịch sử người Việt tị nạn.
Tin cập nhật:
Nhiều nghệ sĩ đã ở lại để tiếp tục trình diễn vào ngày hôm sau, tại Tiệc Hội Ngộ Tị Nạn và Thuyền Nhân nhằm đánh dấu Ngày Quốc Tế Tị Nạn và 35 năm hoạt động của BPSOS. Số quan khách ghi tên tham dự vào phút chót, có lẽ vì được lôi cuốn bởi dư âm của chương trình Kennedy Center, đã vượt quá khả năng phục vụ thức ăn của khách sạn Marriott; một số quan khách đã phải bỏ ra về.
“Chúng tôi tri ân sự ủng hộ của các quý vị đã đến với Tiệc Hội Ngộ dù trời giông tố, và xin thành thật cáo lỗi với những ai đã không còn chỗ”, Ts. Thắng nói.
Ban Tù Ca Xuân Điềm đã tự gây quỹ để trang trải cho chuyến đi của mình đến thủ đô Hoa Kỳ từ Nam Cali. Các em trẻ trong Nhóm Đàn Tranh Sử Việt đến từ San Francisco cũng hoàn toàn tự túc. Đoàn múa Champa từ San Jose và đoàn múa Tây Nguyên đến từ Raleigh, North Carolina, cũng vậy.
Các ca sĩ Bích Vân và Thiên Tôn đến từ Nam Cali, Sean Buhr từ Iowa, NgaMy từ Ohio, Thu Hoài từ Delaware, tiếng sáo Đào Công Minh từ Maryland, và 9 cô người mẫu ở địa phương; tất cả đều tình nguyện đóng góp cho chương trình quy mô và ý nghĩa này. Họ phải đến sớm để tập dợt tại trụ sở trung ương của BPSOS ở Bắc Virginia và rồi trong ngày 19 tháng 6 cho đến ngay trước khi mở màn. Riêng nhạc sĩ Châu Đình An đã bay thẳng đến Virginia từ Đài Loan.Thư chào mừng của Tổng Thống Barack Obama:
Tài liệu liên quan:Trang mạng về chương trình Vinh Danh và Tri Ân: https://www.ourjourneytofreedom.org/Cuộc tổng vận động quy mô chưa từng có: http://machsongmedia.com/chinhtri/vandechinhsach/997-tng-vn-ng-quc-hi-hoa-k-quy-mo-cha-tng-co.html
Subscribe to:
Posts (Atom)