Saturday, July 30, 2016

"ĐẠI HÁN XƯA" KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA DÂN TỘC


Bản chất xâm lược bành trướng của đế quốc “Đại Hán” xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay được nhà Trung Hoa Học Herold J. Wiens viết về các cuộc xâm lược của Trung Quốc trong tác phẩm “Trung Quốc tiến quân vào vùng Nhiệt Đới” như sau: “Người Hán xâm chiếm vùng Dương Tử và rồi đến Tây Giang. Họ chinh phục và xua đuổi, hoặc tiêu diệt, hoặc đồng hoá những bộ lạc đang cư ngụ trên những bình nguyên cuả Dương Tử và Tây Giang tức Việt Giang”.


Kể từ thời lập quốc cho đến ngày nay, “Đại Hán Bành Trướng” đã xâm lược Việt Nam để chiếm lĩnh địa bàn cư trú bao gồm toàn thể lãnh thổ Trung Quốc bây giờ. Dân tộc Việt đã phải di chuyển xuống phương Nam, trụ lại phần lãnh thổ Việt Nam hiện tại. Trong suốt dòng lịch sử, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt, “Đại Hán xưa”, “Đế quốc mới Trung Cộng” ngày nay đã phát động 26 lần xâm lược nước ta và thống trị dân tộc ta tất cả 9 lần tổng cộng 859 năm mà sách sử cũ chép là hơn 1 ngàn năm.


1. Tộc Thương xâm lược lần thứ nhất 1766 TDL.
2. Giặc Ân xâm lược Văn Lang lần thứ hai (1431-1332 TDL).
3. Quân Tần xâm lược lần thứ ba năm 659 TDL.
4. Quân Tần xâm lược lần thứ tư năm 316 TDL.
5. Quân Tần xâm lược lần thứ năm 223 TDL.
6. Quân Tần xâm lược Tây Âu Việt lần thứ sáu 210 TDL.
7. Quân Hán xâm lược Dạ Lang lần thứ bảy 136 TDL.
8. Quân Hán xâm lược lần thứ tám 145 TDL.
9. Quân Hán xâm lược Nam Việt lần thứ chin 111 TDL.
10. Quân Hán xâm lược Điền Việt lần thứ 10 (109 TDL)
11. Quân Hán xâm lược lần thứ mười một.
12. Quân Ngô xâm lược lần thứ mười hai 246.
13. Quân Tấn xâm chiếm Lâm Ấp 446.
14. Quân Tùy xâm lược lần thứ mười bốn 602.
15. Quân Đường xâm lược lần thứ mười lăm 722.
16. Quân Nam Hán xâm lược lần thứ mười sáu 938.
17. Quân Tống xâm lược lần thứ mười bảy 980.
18. Quân Tống xâm lược lần thứ mười tám 1076.
19. Đế Quốc Mông Cổ xâm lược lần thứ mười chin 1257.
20. Quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai mươi 1284.
21. Quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai mươi mốt 1287.
22. Quân Minh xâm lược lần thứ hai mươi hai 1407.
23. Quân Thanh xâm lược lần thứ hai mươi ba 1789.
24. Đế quốc Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa 19-1-1974.
25. Đế quốc Trung Cộng xâm lược 17-2-1979.
26. Đế quốc Trung Cộng xâm chiếm đảo Gạc Ma quần đảo Trường Sa 1988.


HÁN TỘC THỐNG TRỊ NƯỚC TA


1. Hán tộc thống trị lần thứ nhất (111-39 TDL).
2. Hán tộc thống trị lần thứ hai (43-178).
Anh hùng Lương Long giành độc lập
3. Hán tộc thống trị lần thứ ba (181-468)
Anh hùng Khu Liên thành lập nước Lâm Ấp
Bà Triệu, Anh Thư nước Việt 248.
Anh hùng Phạm Hồ Đạt
Các Thủ lĩnh Việt nổi dậy.
Anh hùng Lý Trường Nhân giành tự chủ (468-485)
4. Hán tộc thống trị lần thứ tư (485-544).
Anh hùng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân (544-602).
5. Hán tộc thống trị lần thứ năm (603-722).
Anh Hùng Mai Hắc Đế (722-725),
6. Hán tộc thống trị nước ta lần thứ sáu (728-784).
Bố Cái Đại Vương (784-791).
7. Hán tộc thống trị nước ta lần thứ bảy (791-803).
Thủ lĩnh Vương Quý Nguyên nổi dậy (803-806).
8. Hán tộc thống trị nước ta lần thứ tám (806-905).
Dương Thanh Khởi nghĩa.
Đồng bào Mường khởi nghĩa 838, 841, 858 và 863.
9. Hán tộc thống trị nước ta lần thứ chín 1407-1427.


CHỦ TRƯƠNG XÂM LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG


Ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Cộng công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ngày 31 tháng 1 năm 1950 Liên Xô công nhận VNDCCH là nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Chủ nghĩa Cộng sản đã tràn tới Việt Nam nên ngày 7 tháng 2 năm 1950, Hoa Kỳ, Anh công nhận chính phủ Quốc gia Bảo Đại để ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống Đông Nam Á. Ngay sau khi công nhận, Trung Cộng cử tướng Hồng quân TQ là Lã Quí Ba sang làm Tổng Cố vấn cho Bộ chính trị Đảng CSVN. Trung Cộng gửi quân và vũ khí chi viện tối đa cho đảng CSVN thi hành nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống phương Nam, đánh chiếm miền Nam Việt Nam mở đường thông thương ra biển Nam cho đế quốc Trung cộng.


Chính đảng cộng sản Việt Nam đã đưa dân tộc vào một cuộc chiến tranh ý hệ đối đầu giữa tư bản và cộng sản để lại một hậu qủa là hàng triệu người Việt Nam vô tội đã phải hy sinh và một đất nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới.


KẾ HỌACH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG


GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC - Việt Nam như sau: “Tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện”. Đế quốc mới Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đang quyết tâm tiêu diệt Việt Nam bằng mọi giá theo một chiến lược đã hoạch định ngay từ khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam với 2 đảng viên lãnh đạo là người Tàu. Mao Trạch Đông đã lệnh cho tình báo Sở Hoa Nam phối hợp với tình báo Liên Sô KGB cho Hồ Quang nhập vai Nguyễn Tất Thành sống lại dưới cái tên Hồ Chí Minh, để đưa về Việt Nam lãnh đạo đảng Cộng sản Việt gian bán nước.


Với sự tiếp tay của đảng Việt gian Cộng sản, Trung Cộng đã lần lượt thực hiện lộ trình chín bước chiến lược tiến chiếm Việt Nam, Đông Dương và cả vùng Đông Nam Á gồm những điểm quan trọng như sau:


- Mật Ước Bán Nước Thành Đô: Hội nghị bí mật tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Chính Ngoại trưởng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã phải u uất thốt lên “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu”.


- Ngày 25 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước phân định biên giới chính thức nhượng một phần lãnh thổ thuộc Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc và nhiều dãy núi thuộc Hà Giang, Lạng Sơn.


- Ngày 30 tháng 12 năm 2000, 2 hiệp ước phân định vùng vịnh Bắc Việt và Hợp tác nghề đánh bắt cá với Trung Quốc. Trung Quốc chính thức khai thác tài nguyên hơn 11.000 km2 trong vùng vịnh Bắc Việt.


- Ngày 1-10-2010, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổ chức kỷ niệm “Ngàn Năm Thăng Long” đúng vào ngày quốc khánh của Trung Quốc, đài Truyền hình Việt Nam VTV1 trình chiếu cờ Trung Quốc có thêm 1 một ngôi sao để chứng tỏ Việt Nam là 1 thành phần dân tộc của Trung Quốc.


- Trung Quốc cũng đang tu sửa và mở rộng quốc lộ 7 xuyên Cambodia từ Nam Lào đến hải cảng Sihanoukville ở vịnh Thái Lan. Từ nay, những tỉnh phía Tây TQ đặc biệt là Vân Nam, trung tâm công nghệ hoá chất hàng đầu, được nối liền ra ba cửa ngõ Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan trở thành những con đường chiến lược quân sự khi Trung Cộng phát động chiến tranh xâm lược các nước Đông Dương và Đông Nam Á.


- Miễn chiếu khán cho du khách Trung Quốc vào tận mũi Cà Mâu để khi cần thiết sẽ có sẵn đội quân ngụy trang bằng khách du lịch ngay trong lòng đất nước Việt Nam. Xây dựng căn cứ quân sự quy mô trên đảo Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa để sẵn sàng xuất kích đổ bộ phối hợp với chiến lược chia cắt từ cao nguyên để chiếm toàn bộ Việt Nam.


- Viện trợ tối đa khí tài quân sự để tạo Liên minh quân sự với Pakistan và mua chuộc giới tướng lãnh quân sự Thái Lan để mở kênh đào KRA cắt ngang bán đảo Thái để mở đường sang Ấn Độ Dương.


Mặc dù tập đoàn Việt gian CS đã cam kết bán nước từng bước theo mật ước Thành Đô nhưng sau khi Hoa Kỳ đã xoay trục về biển Đông Nam Á thì Bắc Kinh gấp rút tiến hành sát nhập VN vào TQ trước khi tình hình bất lợi cho chúng. Chính vì vậy, Đế quốc mới Trung Cộng đang xiết chặt 3 mũi giáp công trên khắp các mặt trận từ công khai kết hợp với ngấm ngầm, từ quân sự tới kinh tế, chính trị, văn hóa một cách đồng bộ:


- Mặt Trận Kinh Tế: Trung Cộng đã hoàn toàn khống chế Việt Nam về mọi mặt khiến Việt Nam phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Hầu hết các công trình lớn thì TQ đều trúng thầu và được quyền tuyển dụng công nhân từ Trung Quốc. Từ xây cất nhà máy, cầu cống, đường sá, khai thác bauxite, xây cảng mũi Né, cung Hữu Nghị tới các công nhân trồng rừng trên những khu vực khai thác dài hạn trên thực tế đã trở thành một hình thức nhượng địa, môt khu vực tự trị của công nhân Tàu mà người Việt không được quyền lai vãng. Con số công nhân Trung Quốc lên đến hàng trăm ngàn cộng với cả chục ngàn du khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam không cần visa sẽ trở thành đạo quân thứ năm với cả trăm ngàn lính Hồng quân Trung Cộng mai phục ngay trong đất nước Việt Nam.


Từ lâu, đế quốc mới Trung Cộng đã âm thầm tiến hành một độc kế tiêu diệt nguồn lương thực của Việt Nam là nông sản và hải sản. Tàu Cộng đã cho xây dựng những con đập trên thượng nguồn sông Hồng ở Vân nam, hàng chục đập nước để ngăn dòng chảy của Cửu Long xuống phương Nam. Hậu quả là dòng sông Hồng khô cạn, cả một vùng cao nguyên và cả miền Nam bị hạn hán vào mùa khô triệt tiêu nguồn nông sản, vựa lúa miền Tây của VN. Đến mùa mưa thì từ trên cao cho xả nước các đập thì sẽ gây ra nạn lũ lụt cho miền Tây. Mới đây, đế quốc mới Trung Cộng đã cho xả những hóa chất độc hại qua nhà máy luyện thép Formosa Vũng Áng, cho hải quân ngụy trang ngư dân vào vùng biển VN thả hóa chất cực độc tiêu diệt nguồn hải sản khiến cá chết hàng loạt dọc ven biển miền Trung, hủy hoại môi trường, sinh vật biển mà theo các nhà khoa học thì muốn phục hồi môi trường biển xanh sạch thì mất cả 70 năm tới cả 1 thế kỷ. Ngư dân mất nguồn sinh sống phải bỏ nghề, bỏ biểu cho ngư dân TQ khai thác.

- Mặt Trận Quân Sự: Xây dựng căn cứ quân sự trên Hoàng Sa, bí mật xây dựng hầm ngầm dưới mặt đất tại những vị trí địa lý chiến lược quan trọng như Cửa Việt, Vũng Áng, Bô xít cao nguyên trong lãnh thổ Việt Nam mà tập đoàn Việt gian bán nước đã chính thức "Nhượng địa", xây cất bất hợp pháp biến những bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thành những căn cứ quân sự, những đầu cầu chiến lược để khống chế lộ trình hàng hải quốc tế, kiểm soát biển Đông Nam Á.


Bên cạnh đó, Trung Cộng còn chi viện tối đa cho Cambodia để xử dụng như một mũi tiến công cùng với vùng tự tri bauxite Tây Nguyên cùng với mũi tiến công ngoài biển Đông tạo thành 2 mũi giáp công chia cắt Việt Nam thành từng mảnh khi chiến tranh xảy ra…


- Mặt trận Văn Hóa: Viện trợ xây dựng trường đào tạo cán bộ đảng viên CSVN trên thực tế là 1 chi bộ của đảng CSTQ, xây dựng Viện Khổng Tử và Cung Hữu nghị Việt Trung 400 triệu dollars để tuyên truyền văn hóa Hán, chiếu phim ảnh TQ, dạy chữ TQ nô dịch Hán hóa lâu dài dân tộc Việt...Đặc biệt, cái gọi là Trung tâm văn hóa hữu nghị còn có nhiệm vụ đào tạo một lớp người mất gốc sẵn sàng làm tay sai, gián điệp cho Trung Quốc.


ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA DÂN TỘC


Thưa quý vị, hầu như tất cả chúng ta đều biết rằng Việt gian CS bán nước nhưng ít ai trong chúng ta biết CS bán nước từ lúc nào? Chính vì vậy, chúng ta cùng nhìn lại lich sử để biết CS đã bán nước ngay trong lịch sử. Những tên Việt gian bán nước này từ tên Nguyễn Tất Thành lấy bí danh Nguyễn Ái Quốc đã “Rước voi Mác Lê về dày mả Tổ Hùng Vương” đến Trường Chinh, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Phú Trọng lại “Cõng rắn độc Trung Cộng về cắn gà nhà Việt Nam”. 


Nhìn lại lịch sử, mầm mống đại họa cho dân tộc Việt bắt đầu từ khi Nguyễn Tất Thành gia nhập quốc tế Cộng sản, du nhập chủ nghĩa ngoại lai phi nhân, phản dân tộc vào Việt Nam. Năm 1932, Nguyễn Tất Thành giả danh Nguyễn Ái Quốc chết thì Mao Trạch Đông cho Nguyễn Ái Quốc sống lại dưới bí danh Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam để từng bước một Hán hóa Việt Nam. Ngay từ năm 1934 Hồ Chí Minh đã khẳng định quyết tâm bán nước với Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc rằng “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một: Một dân tộc, một nền văn hóa, một phong tục và một Tổ Quốc”. 


Sau khi ký công hàm dâng biển năm 1958, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Phạm Văn Đồng và viện Sử học sửa đổi lịch sử để nhường toàn bộ đất đai thuộc lãnh thổ Văn Lang cho Trung Quốc và phủ nhận truyền thuyết Rồng Tiên và phủ nhận luôn những nền văn minh rực rỡ của Việt tộc. Đây là hành động bán nước đầu tiên của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt gian trong lịch sử. Gần đây, tập đoàn Việt gian Cộng sản còn hủy bỏ thi môn Lịch sử Việt Nam để học sinh quên hết lịch sử dân tộc. Để thi hành mật ước Thành Đô TQ năm 1990, Việt gian Nguyễn Phú Trọng cho trình chiếu trên màn hình VTV4 lá cờ Trung Quốc được thêm 1 ngôi sao chư hầu để đón tiếp Tập Cận Bình năm 2011, tất cả đã chứng tỏ bộ mặt thật Việt Gian Hại dân Bán nước của tập đoàn CSVN.


Ngay sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa lục địa đã công khai tuyên bố: "Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị phe Đế Quốc chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Cách Mạng 1911, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam (Việt Nam), Hồng Kông, Macao cùng những đảo tại Thái Bình Dương như Sakhalin, Đài Loan, Bành Hồ sẽ phải được giao hoàn cho Trung Quốc". “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore. Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”. Đế quốc đỏ Trung Cộng còn láo xược gọi chúng ta là An Nam, chúng còn ngang nhiên vẽ bản đồ Trung Quốc bao gồm nhiều nước chung quanh kể cả Đông Nam Á và biển Đông.


Sau khi Liên Sô xụp đổ, tập đoàn Việt gian CS phải cúi đầu bò sang Thành Đô ký mật Ước Bán nước mà Bộ Trưởng Ngoại giao CS lúc bấy giờ là Nguyễn Cơ Thạch đã phải u uất thốt lên "Một thời kỳ Bắc Thuộc mới bắt đầu". Tiết lộ của Wikileaks và của một viên Thiếu tướng xin tỵ nạn ờ Hoa Kỳ, cũng như một tài liệu mật mới được chính các đảng viên cao cấp đảng CSVN tiết lộ thì trong một cuộc họp mật giữa Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 của CSVN Chánh Ủy TCTB Hoa Nam đã tuyên bố công khai trịch thượng rằng: “ Việc Hợp kết Trung Quốc VN là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc… Việc VN trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Trong thời đại hiện nay, sự sát nhập trở lạị của VN và toàn bán đảo Đông Dương tiếp theo là điều tất yếu… TQ và VN là một. Đó là chân lý đời đời".


CHỦ TRƯƠNG TRIỆT TIÊU VĂN HÓA, DIỆT CHỦNG CỦA ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG


Từ lâu, Trung Quốc đã thực hiện cuôc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán. Sau khi xâm chiếm các dân tộc Mông cổ, Mãn Châu, Tây Tạng và Hồi Hột, nhà nước CHNDTH quy định các dân tộc này sống trong các Khu vực hưởng quy chế Tự Trị. Thế nhưng ý niệm tự trị chỉ mang danh nghĩa tuyên truyền vì trên thực tế, nhà nước đã chủ trương một chính sách tiêu diệt văn hóa, tiêu diệt chủng tộc đồng thời đưa người Hán vào tràn ngập các khu tự trị này. Hiện nay, dân số trong các khu tự trị này đa số lại là người Hán và hàng trăm triệu người Mông, Mãn, Tạng, Hồi đã bị hủy diệt bằng mọi cách.


- Thống kê mới nhất cho thấy người Mãn Châu đã từng xâm chiếm TQ lập ra triều đại Mãn Thanh cai trị gần 3 thế kỷ từ 1644-1912, hiện tại chỉ còn hơn 10 triệu người (10.068.000 người).
- Tộc Hồi gồm 18 dân tộc ở Tân Cương là khu tự trị lớn nhất của Trung Quốc có diện tích 1,6 triệu km² với dân số là 21,8 triệu người, trong đó một nửa là người Hán. Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8,3 triệu người.


- Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, từng lập ra triều đại Nguyên Mông cai trị nước Trung hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích 1,183 triệu km² với dân số 24,7 triệu người. Tuy nhiên người gốc Mông Cổ chỉ còn lại 3,6 triệu, chiếm 14,7% dân số toàn Khu tự trị.


- Tộc Tạng với nền văn hóa rực rỡ một thời sống ở Khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km², nhưng dân số chỉ còn 3,18 triệu người. Đế quốc mới Trung Cộng chỉ mới xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1959 đến nay mới có hơn một nửa thế kỷ mà Đức Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng đã ngậm ngùi cay đắng thốt lên: “Tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và nhân cách của các thế hệ Tây Tạng, vốn quý giá hơn mạng sống của họ, nay đã gần như bị tiêu diệt!. Đảng cộng sản và nhà nước Trung Cộng đã biến Tây Tạng thành một “Địa ngục trần gian!”.


Tất cả đã chứng tỏ đại họa mất nước đang đến gần với nguy cơ diệt chủng. Chỉ sau tháng 04.1975 tới cuối năm 1978, 3,5 triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn tay Khơ me đỏ. Nếu toàn thể quân đội nhân dân VN không đứng lên diệt kẻ nội thù thì đến năm 2020, 90 triệu người dân Việt Nam sẽ còn được bao nhiêu với chủ trương diệt chủng của đế quốc mới Trung Cộng. Đất nước VN sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới và dân tộc Việt, kẻ thù không đội trời chung của Hán tộc sẽ tiêu vong.


ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG ĐẠI HỌA CỦA CẢ NHÂN LỌAI


Ngày nay, đế quốc mới Trung Cộng không chỉ là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà còn là "Đại họa cho cả nhân loại". Những phát minh vũ khí tối tân này khiến tập đoàn quân sự chủ chiến huênh hoang công khai đe dọa cả Hoa Kỳ. Trì Hạo Điền, nguyên bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc đã công khai bộc lộ ý đồ siêu Phát xít, siêu đế quốc thời đại của Trung Cộng:
“Chiến tranh không xa chúng ta và là Bà mụ của thế kỷ Trung Quốc: Trong lịch sử Trung Quốc của chúng ta, khi thay đổi các vương triều, kẻ ác luôn luôn chiến thắng và những kẻ nhân từ luôn luôn thất bại. Kinh nghiệm của lịch sử đã chứng minh rằng, một khi chúng ta làm cho Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới đã bị tiêu diệt thì những kẻ thù khác cũng phải đầu hàng chúng ta mà thôi …


Chúng ta đã có được kỹ thuật và khoa học tối tân, kể cả kỹ thuật nguyên tử sạch, kỹ thuật về vũ khí di truyền cũng như vũ khí sinh học, chúng ta có thể dùng những biện pháp mạnh mẽ để tiêu diệt dân Mỹ trên một qui mô lớn.


Chỉ bằng cách xử dụng những vũ khí không hủy diệt mà có thể giết nhiều người càng tốt, chúng ta mới có thể lưu giữ lại được đất nước Hoa Kỳ cho chúng ta xử dụng.


CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?


Đế quốc Trung Cộng chỉ mới xâm chiếm Tây Tạng từ năm 1959 đến nay mới có một nửa thế kỷ mà Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng đã ngậm ngùi cay đắng thốt lên: “Tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và nhân cách của các thế hệ Tây Tạng, vốn qúi gía hơn mạng sống của họ, nay đã gần như bị tiêu diệt ! Đảng cộng sản và nhà nước Trung Cộng đã biến Tây Tạng thành một “Địa ngục trần gian”!!! Vấn đề đặt ra cho chúng ta là toàn dân Việt Nam chúng ta phải làm gì trước tình hình hết sức khẩn trương này? Tổ quốc Việt Nam đang lâm nguy, hiểm họa chiến tranh cận kề đe dọa sự sống còn của dân tộc.


Đứng trước đại họa mất nước, tất cả mọi con dân nước Việt ai trong chúng ta không bồn chồn lo lắng cho vận mệnh của dân tốc. Thế nhưng, vẫn còn một số còn thắc mắc nghi ngờ đòi công khai hóa mật ước. Đã gọi là mật ước là những cam kết mật chỉ có TBT và thường vụ đảng được biết thì làm sao mà công bố cái tội bán nước của họ. Thế nhưng, chúng ta nhìn những việc làm của tập đoàn Việt gian CS thì chúng ta thấy ngay cái mật ước có thật hay không.


Câu hỏi đặt ra là tại sao Nguyễn Phú Trọng lại cho thiếu nhi VN cầm cờ TQ có thêm 1 ngôi sao đón Tập Cẩm Bình năm 2011 và cái gọi là Đài VTV1 truyền hình của nhà nước CHXHCNVN cũng chiếu cờ TQ thêm 1 ngôi sao chư hầu, thuộc quốc CSVN??? Càng ngày bộ mặt thật Việt gian bán nước càng phơi bầy mà mới đây nhất là sau 2 chiếc máy bay quân sự bị TQ hạ thì không những không dám phản đối mà còn đổi đường bay vào lục địa để nhường hẳn không phận, vùng trời biển Đông cho TQ thì không bán nước là gì?


Đặc biệt mới đây nhất là sau khi Tòa án Trọng Tài quốc tế không công nhận cái gọi là đường lưỡ bò của TQ thì Việt gian CS cũng không dám khởi kiện để bảo vệ chủ quyền của VN mà lại còn đàn áp biểu tình và trắng trợn đề nghị cùng TQ khai thác nguồn trữ lượng... Tất cả đã phơi bầy bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian CS... thì đồng bào VN chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không đứng lên diệt kẻ "Nội Thù" để chống quân Tàu xâm lược.
Bài học rút ra từ lịch sử Việt là dân tộc Việt Nam đã đánh thắng cuộc xâm lăng của Hán tộc chính là nhờ lòng dân muôn người như một, và sự đoàn kết toàn dân với ý chí quyết chiến quyết thắng đã tạo thành sức mạnh vô địch.


Muốn chiến thắng giặc ngoại xâm, kẻ thù đầu tiên mà dân tộc phải loại trừ đó là kẻ nội thù, tập đoàn Việt gian bán nước. Có diệt được kẻ nội thù thì mới thống nhất được lòng người, tập hợp được sức mạnh tinh thần và vật chất của đồng bào trong nước và đồng bào hải ngoại tạo thành một tổng lực với sức mạnh vô song thì dân tộc Việt sẽ chiến thắng đế quốc Trung Cộng xâm lược.


Tại Hải ngoại, chúng ta sẽ vận dụng tranh thủ sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế ủng hộ sự thật lịch sử, bảo vệ công lý trước sự bành trướng của đế quốc Trung Cộng. Để vận dụng toàn khối Đông Nam Á đồng văn đồng chủng với chúng ta, cách đây hơn 2 năm Hội Quốc tế Nghiên cứu Biển Đông Nam Á và Nguyễn Thái Học Foundation đã đề nghị đổi tên biển Đông thành biển Đông Nam Á để các quốc gia Đông Nam Á trước mắt, tạo thành một liên minh phòng thủ Đông Nam Á cùng đứng lên bảo vệ chủ quyền lãnh hải chống lại sự xâm lược công khai ngang ngược của đế quốc mới Trung Cộng. Sau đó, các quốc gia Đông Nam Á đồng văn đồng chủng này sẽ tiến tới một Liên bang Đông Nam Á để sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.


Để đánh bại đế quốc mới Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, chúng ta phải đánh bại Trung Cộng trên mặt trận kinh tế và chính trị. Đánh đúng vào tử huyệt của Trung Cộng và Việt Cộng thì đế quốc mới Trung Cộng và tập đoàn Việt gian Việt Cộng sẽ xụp đổ không thể tránh được. Đó là sứ mạng của tất cả đồng bào Việt Nam yêu nước.


Chúng ta, đồng bào Việt Nam trong nước và Hải Ngoại phải vận động các nước trong Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á Asean, nhất là các nước Phillippine, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản đồng văn đồng chủng phải tiến tới một liên minh Phòng Thủ chung trước đại họa Trung Cộng xâm lược. Trước mắt, các dân tộc phải quyết tâm vận động các cường quốc, các nước tự do trên thế giới cùng nhau phát động phong Trào “Nói Không” “NO TO CHINA” với thực phẩm, hàng hóa TQ, không du lịch, không làm ăn hợp tác với Trung Quốc thì kinh tế Trung Quốc sẽ kiệt quệ ngay.


Đồng thời, chúng ta phải đánh vào tử huyệt của Trung Quốc, đó là vận động người Trung Quốc gốc Việt cổ ở miền Đông và miền Nam TQ chiếm hơn ½ dân số TQ cùng một máu huyết, một chỉ số sọ và cùng một genome di truyền DNA với chúng ta, là đồng bào con cháu Rồng Tiên như chúng ta. Một ngày không xa, họ sẽ cùng với các dân tộc bị trị Mông Cổ, Mãn Châu, Tây Tạng và Hồi Hột (Duy Ngô Nhĩ) cùng đứng lên đòi quyền dân tộc Tự Quyết, giành lại Độc Lập Dân Tộc thì Đế quốc mới Trung Cộng sẽ tiêu vong. Kết quả khoa học mới nhất, thuyết phục nhất chứng minh rằng các dân tộc Đại Hàn, Nhật Bản, các dân tộc sống ở miền Đông Bắc và miền Nam TQ, Việt Nam, các dân tộc Đông Nam Á bao gồm Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippine … và cả thổ dân châu Mỹ cùng chung văn hóa, cùng chung máu huyết, cùng có một chỉ số sọ và cùng có chung một mã di truyền B trong nhóm Haplotypes A, B, C, D và có đột biến di truyền châu Á là một đại chủng khác hoàn toàn Hán Tộc (Tầu, TQ). Chính vì cùng chung một nguồn cội, cùng chung một nền văn hóa nên các dân tộc thuộc đại chủng HOABINHOID (Proto-Viets) sẽ phải chung lưng đấu cật trong một liên minh Đông Nam Á, liên minh Đại Đông Á chống Trung Quốc xâm lược.


Mới đây, nhà đấu tranh dân chủ trẻ tuổi của Hồng Kông Hoàng Chí Phong đã tuyên bố rằng chỉ có 17% dân số Hồng Kông nhận là người Trung Quốc, những người Hồng Kông chúng tôi là người Mân Việt (Min Yue), người Hồng Kông. Cuộc đấu tranh của đồng bào Hồng Kông và Đài Loan không chỉ trong lãnh vực chính trị mà còn mang một ý nghĩa chủng tộc của đại chủng Bách Việt chống Hán tộc xâm lược nữa. Vietnam, My Country và History of Vietnam đã được đưa lên Amazon và phổ biến rộng rãi trên net toàn cầu để giới trí thức thanh niên sinh viên người Trung Quốc ở Hoa Đông và Hoa Nam, ở Đài Loan, Singapore, Malaysia và khắp nơi trên thế giới hiểu rõ về DNA cội nguồn phát tích của họ. Một khi đã biết cùng chung một chủng tộc Hoabinhoid tức Malayo-Viets=Bai-Yue Bách Việt thì khi hồn dân tộc sống dậy, những người TQ gốc Việt cổ này sẽ cùng với các dân tộc bị trị khác như Mông Cổ, Mãn Châu, Tây Tạng và Hồi Hột Duy Ngô Nhĩ cùng đứng lên lật đổ đế quốc mới Trung Cộng thì chắc chắn cái gọi là Trung Quốc sẽ tan rã trong một tương lai không xa…


Hiện nay lòng dân muôn người như một đều thấy rõ bộ mặt thật của tập đoàn Việt gian bán nước nên khắp nơi đã xuống đường biểu tình đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam. Thế nhưng quan trọng hơn là toàn dân chúng ta phải vạch mặt ai, kẻ nào, tập đoàn nào đã cho phép ưu đãi cho phép Formosa hoạt động, bao che cho Formosa. Phải truy tố Việt gian Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Trung Hải và Võ Kim Cự ra tòa án nhân dân về tội bán nước hại dân từ vụ thêm 1 ngôi sao thuộc quốc chư hầu trên lá cờ TQ đến việc nhượng đất dâng biển rồi đề nghị duy trì nguyên trạng, họp song phương cùng khai thác để bán nước từng bước một theo đúng mật ước Thành Đô năm 1990. Một khi có yếu tố khách quan tác động thì phong trào quần chúng yêu nước “Tổng xuống đường” cùng một lúc tại khắp nơi cùng giương cao ngọn cờ “Dân tộc cứu dân cứu nước” thì chế độ Cộng sản sẽ tiêu vong. Lúc đó, những tướng lĩnh yêu nước, đảng viên cao cấp tiến bộ sẽ đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết sẽ đứng về phiá nhân dân để chuyển đổi lịch sử, nếu không họ sẽ chịu chung số phận với tập đoàn Việt gian bất nhân hại dân bán nước.


Đã đến lúc các chiến sĩ đấu tranh dân chủ, đồng bào dân oan trên cả nước phải tập hợp dưới một ngọn cờ dân tộc để tạo nên một sức mạnh tổng lực cùng cứu dân cứu nước. Đặc biệt, sau 41 năm chúng ta đã có một tiếng nói thống nhất, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào trong nước và Hải ngoại trong HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGỌAI VIỆT NAM. Hội Đồng Liên Kết sẽ vận dụng sức mạnh tổng lực của toàn dân tộc để cứu dân cứu nước.


Điều kiện tiên quyết là phải diệt kẻ nội thù Việt gian bán nước để rồi với “Hào Khí Diên Hồng và Tây Sơn Thời đại”, sẽ có một Quang Trung thời đại cùng với toàn dân Việt Nam dạy cho đế quốc mới Trung Cộng một bài học nhớ đời.


Tổ quốc lâm nguy! Chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm của nguy cơ mất nước … Nếu đồng bào Việt Nam chúng ta không đứng lên tiêu diệt được kẻ nội thù Tập đoàn Việt gian bán nước để cùng với đồng bào Việt Nam Hải Ngoại chung lòng chung sức chống kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.


Lịch sử đang chờ đón tất cả chúng ta, những con dân ưu tú của đất Việt…


Tổ quốc Việt Nam trường tồn, Dân Tộc Việt Nam bất diệt


Hồn thiêng sông núi sẽ phù trì cho dân tộc Việt Nam chúng ta.


Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào quý vị…


PHẠM TRẦN ANH


ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG, KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA DÂN TỘC VIỆT

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,
Kính thưa quý vị lãnh đạo các hội đoàn đoàn thể
Kinh thưa quý vị nhân sĩ, quý cơ quan truyền thông báo chí


Lời nói đầu tiên của chúng tôi là xin chân thành cám ơn toàn thể quý vị đã bớt chút thì giờ quý báu đến đây tham dự buổi giới thiệu tác phẩm "Đế Quốc Mới Trung Cộng, Kẻ Thù Truyền Kiếp của Dân Tộc" ngày hôm nay. Sự hiện diện của quý vị ngày hôm nay đã chứng tỏ nỗi ưu tư, niềm thao thức đối quê hương điêu linh thống khổ trước “Đại Họa Của Dân Tộc Việt Nam” mà người nhạc sĩ trẻ tuổi yêu nước Việt Khang đã thổn thức trong bài Huyết Lệ Ca “Việt Nam Tôi Đâu? Việt Nam Còn hay Đã mất???”.


Thưa quý vị, thật bất hạnh cho cả một dân tộc là trong lịch sử Việt chưa bao giờ có một triều đại nào cam tâm Hại dân Bán nước như như những tên Thái Thú xác Việt hồn Tàu trong bộ chính trị của tập đoàn Việt gian CS. Đất nước Việt Nam đang đứng trước một đại họa mất nước do tập đoàn Việt gian CS khởi đi từ tên Tàu Chệt Hồ Chí Minh, Hán hóa dân tộc chúng ta để ngày hôm nay, chúng ta đang đứng trước một thực tế phũ phàng là Việt Nam của chúng ta không còn nữa mà đã và đang mất dần vào tay đế quốc mới Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.


Khi Nguyễn Tất Thành giả danh Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932, Mao Trạch Đông đã thực hiện một mưu kế thâm độc hết sức tinh vi xảo quyệt để cho tên thiếu tá Hồ Quang tình báo sở Hoa Nam nhập vai Hồ chí Minh để hán hóa dân tộc VN. Đây là một âm mưu quỷ quyệt của Hán tộc đã sử dụng thời Quốc gia Nam Việt. Thật vậy, khi Triệu Vũ Đế mất, Triệu Văn Vương húy là Hồ là con của Trọng Thủy, cháu đích tôn của Triệu Vũ Đế lên nối ngôi thì Nam Việt đã suy yếu. Hán vương sai Trang Trợ sang Nam Việt chiêu dụ Triệu Văn Vương vào chầu. Triệu Văn Vương sai Thái tử Anh Tề sang làm con tin và cáo bệnh tìm cớ thoái thác. Thất bại trong âm mưu chiêu dụ Văn vương vào chầu, Hán triều cho thực hiện một ý đồ thâm độc tinh vi và xảo quyệt hơn. Trong thời gian Anh Tề ở Trường An, Hán triều đã tạo điều kiện để dàn xếp mối mai một cuộc hôn nhân dị chủng với Cù Thị người Hán là người tình của Thiếu Quý để khi người con sinh ra sẽ có dòng máu Hán trong người, chưa kể có thể Ai Vương là con của Thiếu Quý và Cù Thị. Sự việc diễn ra theo đúng kế hoạch đã vạch sẳn. Năm Mậu Thìn 113 TDL, Triệu Minh Vương mất, con là Thái Tử Hưng lên ngôi nối ngôi lấy hiệu là Triệu Ai Vương. Vừa lên ngôi, Ai Vương tôn mẹ là Cù Thị người Hán lên làm Thái hậu. Hán triều vội cử An Quốc Thiếu Quý sang sứ Nam Việt. Thiếu Quý trước là người tình của Cù Thị được Hán triều cử sang Nam Việt với mục đích chiêu dụ Ai Vương đem Nam Việt sát nhập vào Hán theo chế độ nội thuộc nghĩa là nội chư hầu, cứ ba năm vào chầu một lần, bãi bỏ các cửa quan ải ngoài biên giới.


Khi Nguyễn Tất Thành giả danh Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc hoạt động thì vợ chồng Chu Ân Lai đã đứng ra mai mối, làm chủ hôn cho cho Nguyễn Ái Quốc lấy vợ Tàu là Tăng Tuyết Minh. Ý đồ thâm độc này được thực hiện để sau này, nếu có con sẽ có nửa dòng máu Hán trong người kế nghiệp Nguyễn Ái Quốc. Lê Khả Phiêu với đứa con rơi ở bắc Kinh cũng không ngoài những ý đồ đen tối, thủ đoạn quỷ quyệt của nhà cầm quyền Bắc Kinh...


TẠI SAO “ĐẠI HÁN” XƯA VÀ ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG” NGÀY NAY CHỦ TRƯƠNG XÂM LƯỢC TIÊU DIỆT DÂN TỘC VIỆT BẰNG MỌI GIÁ


Thưa toàn thể quý vị,


Hán tộc là một tộc người du mục, bản chất hiếu chiến hiếu sát với tư tưởng chủ đạo “Độc tôn Đại Hán”, nên ngay từ triều Thương, sau khi đánh đuổi nhà Hạ của tộc Việt đã chọn tên nước là Trung Quốc. Trung Quốc là nước trung tâm của thiên hạ, triều đình Trung Quốc là “Thiên Triều” trong khi các nước khác là chư hầu, vua Trung Quốc là Thiên tử. Sau khi đã xâm chiếm nhà Hạ và các nước Bách Việt, hết Thương rồi đến Chu đã xâm thực văn hóa, tiếp thu tinh hoa của nền văn minh Việt rồi cải biến thành văn hóa Hán. Chính cái mặc cảm tự ti của một tộc người du mục, sau đánh thắng các nước văn minh hơn mình nên Hán tộc tự cho mình là văn minh còn tất cả các nước là man di mọi rợ nên Hán sử viết tên của những dân tộc xung quanh họ kèm theo bộ khuyển (chó), bộ trãi (côn trùng), bộ mã (ngựa).


Các sử gia triều Thương, Chu của Hán tộc với quan niệm: “Đại nhất thống” tự nhận là tộc người ưu việt, trung tâm của thế giới là cái rốn của nhân loại. Chủ trương trước sau như một của Đại Hán bành trướng là “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy Tứ phương” nghĩa là: “lấy ân huệ Trung Quốc để yên định bốn phương.”. Đó là chủ trương bành trướng Đại Hán “Dĩ Hạ biến Di” nghĩa là lấy cái cao thượng, tao nhã của Đại Hán để cải hoá man di mọi rợ! (sic)


Sau khi tiếp nhận văn hóa Việt, chữ viết của các dân tộc Việt rồi lợi dụng Hán tự là văn tự duy nhất, các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi cho phù hợp với sử quan Đại Hán, đánh đổ lòng tự hào dân tộc của các dân tộc bị trị để dễ bề thống trị và đồng hoá. Đó là chủ trương nhất quán, là bản chất bành trướng thâm độc của họ xuyên suốt dòng lịch sử từ xưa tới nay. Chính vì thế, lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng, thôn tính và đồng hóa các dân tộc khác đặc biệt là Việt Nam.


Lịch sử Trung Quốc khởi từ triều Thương với lãnh thổ chỉ rộng bằng 2 tỉnh ngày nay mà bây giờ đã trở thành một đế quốc rộng lớn thống trị các dân tộc Mông, Mãn, Tạng và Hồi. Nhà Trung Hoa học Terrien De LaCouperie trong tác phẩm “China Before the Chinese” đã nhận định rằng đế quốc Trung Hoa đã thôn tính và đồng hóa 21 sắc dân khác.
Vấn đề đặt ra là tại sao triều đại nào, thời kỳ nào nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng chủ trương tiêu diệt Việt Nam bằng mọi giá. Nếu muốn mở đường xuống phương Nam tại sao trong lịch sử không bao giờ tấn công các nước Lào, Cambodia, Thái Lan, Miến điện để tiến xuống vùng biển Đông Nam Á mà triều đại nào, thời đại nào cũng xâm lược Việt Nam. Ngay sau khi thành lập nhà nước CHNDTH, Mao Trạch Đông đã tuyên bố: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị phe Đế Quốc chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Cách Mạng 1911, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam (Việt Nam), Hồng Kông, Macao cùng những đảo tại Thái Bình Dương như Sakhalin, Đài Loan, Bành Hồ sẽ phải được giao hoàn cho Trung Quốc". “Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”.


Chính Mao Trạch Đông đã nói là "Việt Nam tuy là đồng chí nhưng cũng là kẻ thù của chúng ta…”. Và thưa quý vị, đó là một trong những lý do Mao Trạch Đông đã chỉ thị cho Cộng sản VN phát động cuộc chiến Việt Nam vừa qua. Một cuộc chiến tương tàn khiến gần 10 triệu người Việt Nam hy sinh một cách oan uổng, một cuộc chiến vô nghĩa nhằm tiêu hao sinh lực dân tộc Việt để mở đường cho TC tiến xuống phương Nam.


Các nhà Việt Nam học khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam vẫn đặt ra 2 câu hỏi mà vẫn chưa được lý giải thỏa đáng, đó là tại sao triều đại nào của Trung Quốc cũng chủ trương xâm chiếm lãnh thổ và tiêu diệt Việt tộc bằng mọi giá và yếu tố nào đã giúp dân tộc Việt Nam tạo nên kỳ tích là sau gần 1 ngàn năm bị thống trị mà dân tộc Việt vẫn vùng lên giành lại được độc lập dân tộc? Chính hoàn cảnh lịch sử đã hun đúc lòng yêu nước thương nòi của con dân đất Việt, mỗi người Việt Nam sinh ra đã có một gene di truyền yêu nước thương nòi. Lãnh thổ Việt Nam hiện tại tập trung đồng bào thuộc các chi tộc Việt đã tạo thành một sức mạnh tổng lực để vùng lên quật khởi giành lại nền độc lập dân tộc sau gần 1 ngàn năm nô lệ vào đúng thời điểm Hán tộc phương Bắc suy yếu với tài trí siêu việt của anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ.


Lý do mà Tàu Hán xưa và Tàu cộng ngày nay xem Việt Nam là kẻ thù không đội trời chung vì:

- Cái gọi là văn minh Trung Quốc" chính là văn minh của người Việt Cổ. Sau khi xâm chiếm các nước Bách Việt cư trú trên phần lãnh thổ TQ bây giờ, Tàu Hán đã lấy văn hóa Việt, văn minh Việt sửa đổi thành văn minh Hán. Ngày nay sự thật lịch sử đã phục hồi Cuộc hội thảo quốc tế gồm các nhà Trung Hoa học toàn thế giới, kể cả Trung Quốc và Đài loan về nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa tại đại học Berkeley năm 1978 đã xác định tộc người Di Việt sống trên lãnh thổ Trung Quốc bây giờ trước khi Hán tộc du mục từ Tây Bắc tràn xuống và cái gọi là văn minh Trung Quốc bây giờ là sự tiếp thu của văn hóa Việt, văn minh Việt.


- Kết quả mới nhất về phân tích mã di truyền DNA đã xác định là hơn một nửa dân số người Trung Quốc hiện nay là người gốc Việt cổ. Công trình nghiên cứu khoa học thuyết phục nhất đã chứng minh tất cả người TQ sống ở Đông Bắc và miền Nam TQ bây giờ có chung một cấu trúc di truyền mã Genome DNA với Việt Nam và hoàn toàn khác với Hán tộc du mục phương Bắc.


Cuộc tranh chấp giữa Đài Loan và Bắc Kinh không thuần túy là vấn đề chính trị mà còn tiềm ẩn vấn đề chủng tộc. Ngay từ thời TT Trần Thủy Biển và bây giờ tân TT Đài Loan bà Thái Anh Văn không chấp nhận 1 nước TQ. Ngay cả thủ lĩnh cuộc đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông Hoàng Chí Phong cũng tuyên bố là chỉ có 17% dân số Hồng Ko6ng nhận là người TQ, còn lại 83% chúng tôi là người Hồng Kông, người Mân Việt Min Yue. Vì thế TC lo sơ một khi hồn dân tộc sống lại, họ sẽ cùng các dân tộc Mông Mãn Tạng Hồi cùng đứng lên thì TQ sẽ tiêu vong. Đây là một nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự sống còn của Trung Quốc nên triều đại nào, giới cầm quyền nào cũng chủ trương xâm lược tiêu diệt dân tộc chúng ta.

Friday, July 15, 2016

Tuyên bố báo chí: Phán quyết của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc

Description: image010

Trích nguyên văn từ fb của Đại sứ Ted Osius tại Hà Nội

Phán quyết ngày hôm nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện rõ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định.

Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.

Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.

Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.

Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là  một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.

Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực./

*Chú thích: Trong bản Thông cáo Báo chí dùng từ: "... ở Biển Nam Trung Hoa" là không chính xác mà phải nói là "... ở các vùng biển phía nam Trung Hoa".  


Đại sứ Ted Osius: “Mỹ đang tham vấn Việt Nam về quyết định của PCA“

Mai Anh

15:06 14/07/2016

BizLIVE - “Về quyết định của tòa trọng tài, theo quan điểm của Mỹ, nó ràng buộc về mặt pháp lý với cả Trung Quốc và Philippines. Vì vậy, chúng tôi mong họ thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ted Osius khẳng định. 

Description: image013

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ted Osius. Ảnh: Zing

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ted Osius nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 12 hải lý. (1)

Phán quyết cũng nêu ra một số trường hợp Trung Quốc vi phạm quyền của Philippines, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) về môi trường biển. Trung Quốc làm phức tạp tình hình tranh chấp thông qua việc bồi lấp, cải tạo đảo ở Trường Sa.

“Về quyết định của tòa trọng tài, theo quan điểm của Mỹ, nó ràng buộc về mặt pháp lý với cả Trung Quốc và Philippines. Vì vậy, chúng tôi mong họ thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS cũng như có các biện pháp kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trả lời Zing, bổ sung thêm rằng đây là cơ hội để Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên biển hòa bình. 

“Mỹ đang tham vấn các bên liên quan, Việt Nam, ASEAN và các nước khu vực và thế giới về quyết định của PCA.

Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện ở Biển Đông như quá khứ và tương lai.

Trong tuần này, tôi có cơ hội thăm tàu sân bay hoạt động trong khu vực và chúng tôi sẽ tiếp tục hiện diện ở đây”, ông cho hay. 


Trước lo ngại Trung Quốc phản ứng bằng cách lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hoặc đẩy nhanh các hoạt động xây lấn đảo, như tuyên bố của nước này khi công bố Sách Trắng hôm 13/7, ông Ted Osius nhắc lại rằng khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Mỹ đã không thừa nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động tự do hàng hải và hàng không. 

“Nếu Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông, chúng tôi sẽ tiếp tục không công nhận”, ông nhấn mạnh.

MAI ANH


(1) Chú thích: Theo Điều 13 và 121 của Công ước, các cấu trúc nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao sẽ ít nhất được hưởng lãnh hải 12 hải lý (ví dụ như 5 đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa lớn).


Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài


Thứ tư, 13/07/2016, 10:23 (GMT+7)

BBT xin gửi tới các bạn độc giả toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.


Description: image014

Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc. (Nguồn: Getty)


La Hay, 12 tháng 7 năm 2016

Toà Trọng tài ban hành phán quyết


Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ‘Philippines’ và ‘Trung Quốc’) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.

Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố ‘nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng’. Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”. Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để bên bình luận.

Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12 năm 2014 cũng như các các tuyên bố chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Điều 288 của Công ước quy định: ‘Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc liệu một toà hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này sẽ do chính toà hay cơ quan trọng tài đó quyết định’. Theo đó, Toà Trọng tài đã tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào tháng 7 năm 2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, quyết định về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền và sẽ để lại một số vấn đề đê tiếp tục xem xét. Toà Trọng tài, sau đó, tiếp tục triệu tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30 tháng 11 năm 2015.

Phán quyết được ban hành hôm nay giải quyết các vấn đề về thẩm quyền mà Toà chưa quyết định trong Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc cũng như giải quyết các vấn đề về nội dung thực chất đối với các yêu cầu mà Philippines nằm trong thẩm quyền của Toà.

Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn:

Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông.

Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm viquyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước.

Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy,Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.


Quy chế của các cấu trúc:

Tiếp theo, Toà Trọng tài xem xét đến quyền hưởng các vùng biển và quy chế của các cấu trúc.
Trước tiên, Toà tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi khi thuỷ triều lên đỉnh hay không.

Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy. Toà nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Sau đó, Toà tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không.

Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.

Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc. Toà cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản.

Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác.

Theo đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Toà nhận thấy Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.

Tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc: Tiếp theo, Toà xem xét tới tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng ngư dân từ Philippines (cũng như ngư dân từ Trung Quốc) đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines.

Gây hại cho môi trường biển: Toà xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp vàxây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa gần đây của Trung Quốc, và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt. Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc đã nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng với môi trường rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ của nước này trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.

Làm trầm trọng thêm tranh chấp: Cuối cùng, Toà xem xét liệu các hoạt động của Trung Quốc kể từ khi Toà bắt đầu xem xét vụ việc có làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các bên hay không.

Toà nhận thấy rằng Toà thiếu thẩm quyền để xem xét tác động của vụ đối đầu giữa tàu hải quân của Philippines và tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc ở Bãi cạn Second Thomas, cho rằng tranh chấp này liên quan đến các hoạt động quân sự và do vậy, nằm ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.

Tuy nhiên, Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên.


Toà được thành lập vào ngày 21 tháng 6 năm 2013, phù hợp với chu trình được quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, để đưa ra phán quyết về tranh chấp được đệ trình bởi Philippines.

Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài. Toà Trọng tài thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử.

Thông tin thêm về vụ việc có thể được tìm thấy ở trang www.pcacases.com/web/view/7, bao gồm Phán quyết về Thẩm quyền, các Quy tắc về thủ tục, các Thông cáo báo chí trước đây, biên bản phiên toà và ảnh. Trình tự thủ tục, đệ trình bởi Philippines. và các báo của của chuyên gia của Toà sẽ được công bố trong một thời gian thích hợp, cũng như bản dịch không chính thức bằng tiếng Trung của Phán quyết của Toà.

TÓM TẮT PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ VỀ NỘI DUNG CÁC ĐỆ TRÌNH CỦA PHILIPPINES

1. Thông tin cơ bản về Vụ kiện Trọng tài

Vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến đơn kiện của Philippines đề nghị phán quyết về bốn vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ nhất, Philippines muốn Tòa phán quyết về nguồn luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trên Biển Đông và hiệu lực của Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển (Công ước) đối với yêu sách về quyền lịch sử bên trong cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Thứ hai, Philippines muốn Tòa phán quyết về liệu một số cấu trúc mà cả Trung Quốc và Philippines cùng yêu sách được xác định chính xác là đảo, đảo đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay bãi chìm theo Công ước. Quy chế pháp lý của các cấu trúc này theo Công ước quyết định vùng biển mà những cấu trúc đó có thể có được.

Thứ ba, Philippines muốn Tòa phán quyết liệu một số hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có vi phạm Công ước không khi can thiệp vào việc Philippines thực thi các quyền chủ quyền và quyền tự do phù hợp với Công ước, cũng như Trung Quốc đã làm tổn hại đến môi trường biển thông qua các hoạt động đánh cá và xây dựng.

Cuối cùng, Philippines muốn Tòa phán quyết về một số hoạt động do Trung Quốc tiến hành, cụ thể là việc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa kể từ khi vụ kiện bắt đầu đến nay đã làm mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.

Chính phủ Trung Quốc theo quan điểm không chấp nhận và không tham gia vào trình tự tố tụng của vụ kiện. Trung Quốc đã nhắc lại quan điểm trong các công hàm ngoại giao, trong “Tài liệu lập trường của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền trong Vụ kiện Trọng tài Biển Đông do Cộng hòa Philippines khởi xướng” đề ngày 7/12/2014 (“Tài liệu lập trường của Trung Quốc”), trong thư của Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Hà Lan gửi các thành viên của Tòa Trọng tài và trong rất nhiều tuyên bố công khai. Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ rõ quan điểm rằng các tuyên bố và tài liệu đó “không thể được giải thích là Trung Quốc tham gia vào quá trình tố tụng của vụ kiện dưới bất kỳ hình thức nào”.

Trong Công ước có hai điều khoản xư lý tình huống một bên phản đối thẩm quyền của Tòa Trọng tài và từ chối tham gia vào trình tự tố tụng:

Điều 288 của Công ước quy định: “Trong trường hợp có sự tranh cãi về vấn đề một tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền hay không, thì vấn đề này do tòa án đó quyết định.”
Điều 9 Phụ lục VII, Công ước quy định: “Khi một trong các bên trong vụ tranh chấp không ra Tòa trọng tài hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Tòa tiếp tục trình tự tố tụng và ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra phán quyết, Tòa Trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Tòa có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý.”

Trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Trọng tài đã tiến hành một số biện pháp nhằm hoàn thành nghĩa vụ về việc phải tự mình bảo đảm rằng Tòa có thẩm quyền và rằng nội dung kiện của Philippines là “có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý”. Về vấn đề thẩm quyền, Tòa đã quyết định xem các trao đổi không chính thức của Trung Quốc tương đương với ý kiến phản đối thẩm quyền, Tòa đã tổ chức Tranh tụng riêng về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý diễn ra từ ngày 7-13/7/2015, đặt câu hỏi cho Philippines cả trước và trong phiên tòa về thẩm quyền, bao gồm các vấn đề có thể chưa được nêu trong các trao đổi không chính thức của Trung Quốc và Tòa đã ra Phán quyết về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý vào ngày 29/10/2015 (“Phán quyết về thẩm quyền”), theo đó quyết định một số đệ trình mà Tòa có thẩm quyền và các đệ trình khác được hoãn lại để xem xét chung với các vấn đề về nội dung thực chất.

Về vấn đề nội dung, Tòa đã tìm cách kiểm tra độ xác thực của các đệ trình của Philippines bằng cách yêu cầu nước này nộp thêm văn ban bổ sung, Tòa đã tổ chức phiên tranh tụng về riêng nội dung thực chất diễn ra từ ngày 24-30/11/2015, đặt câu hỏi cho Philippines về những nôi dung khởi kiện cả trước và trong phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập để báo cáo cho Tòa về các vấn đề kỹ thuật, và Toà đã thu thập các ghi chép lịch sử, dữ liệu điều tra thủy văn về Biển Đông trong kho lưu trữ của Văn phòng Thủy văn Anh Quốc, Thư viện Quốc gia Pháp, và Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Quốc gia Pháp cũng như cung cấp các tài liệu này, cùng các tài liệu liên quan đến từ các nguồn mở cho các bên trong vụ kiện để các bên đưa ra bình luận.

2. Lập trường của các bên

Philippines đã đưa ra 15 đệ trình trong vụ kiện, yêu cầu Tòa xác định:

Phạm vi các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng trên Biển Đông, cũng giống như của Philippines, không thể vượt ra ngoài những gì được Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (“UNCLOS” hay “Công ước”) cho phép;

Các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán, và đối với “các quyền lịch sử”, đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong gọi là “đường chín đoạn” là trái với Công ước và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo UNCLOS.

Bãi Scarborough không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng;
Bãi Vành Khăn (Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và đá Xu-bi (Subi Reef) đều là các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm và chúng không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, đồng thời không phải là các cấu trúc có thể bị thụ đắc thông qua chiếm đóng hay thông qua cách khác.

Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) là một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.

Đá Ga-ven (Gaven Reef) và đá Ken-nan (McKennan Reef) (bao gồm cả đá Huy-gơ (Hughes Reef)) là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, nhưng ngấn nước thấp nhất của chúng có thể được dùng để lần lượt xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sin Cowe).

Bãi Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Trung Quốc đã can thiệp một cách bất hợp pháp tới việc Philippines hưởng và thực thi các quyền chủ quyền của mình liên quan đến các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.

Trung Quốc đã hành động một cách bất hợp pháp khi không ngăn cản công dân và tàu thuyền của mình khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Trung Quốc đã ngăn cản một cách bất hợp pháp việc ngư dân Philippines theo đuổi sinh kế bằng việc can thiệp vào các hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại bãi Scarborough. 

Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển ở bãi Scarborough và bãi Cỏ Mây;


Việc Trung Quốc chiếm đóng và tiến hành các hoạt động xây dựng tại bãi Vành Khăn:
(a) vi phạm các điều khoản của Công ước liên quan đến các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình.

(b) vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển theo Công ước và

(c) cấu thành những hành vi bất hợp pháp trong việc cố tình chiếm đoạt theo cách vi phạm Công ước.

Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ theo Công ước trong việc sử dụng các tàu chấp pháp một cách nguy hiểm, gây ra nguy cơ nghiêm trọng về va chạm với tàu Philippines hoạt động xung quanh bãi Scarborough.

Từ khi vụ kiện trọng tài này được bắt đầu vào tháng 1/2013, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm và mở rộng các tranh chấp thông qua các việc sau:

(a) can thiệp vào các quyền hàng hải của Philippines trong vùng nước tại và tiếp giáp bãi Cỏ Mây.

(b) ngăn cản việc luân chuyển và tiếp tế cho lực lượng của Philippines đồn trú tại bãi Cỏ Mây và

(c) đe dọa đến sức khỏe và đời sống của lực lượng của Philippines đồn trú tại bãi Cỏ Mây.

Trung Quốc phải chấm dứt có thêm các yêu sách và hành động phi pháp.

Liên quan đến thẩm quyền của Tòa, Philippines đã đề nghị Tòa tuyên bố rằng các yêu sách của Philippines là “hoàn toàn nằm trong thẩm quyền và khả năng thụ lý của Tòa”.

Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện này, nhưng tuyên bố lập trường của mình là “Tòa trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện này”. Trong Tài liệu lập trường của mình, Trung Quốc đã đưa ra các lập luận sau:


–  Bản chất của vụ kiện là chủ quyền lãnh thổ đối với một số cấu trúc biển ở Biển Đông, vấn đề này nằm ngoài phạm vi của Công ước và không liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước;

–   Trung Quốc và Philippines đã thống nhất, thông qua các thỏa thuận song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua thương lượng. Việc Philippines đơn phương khơi kiện tòa trọng tài này là vi phạm nghĩa vụ theo quy định của luật pháp quốc tế;

–   Ngay cả khi giả định rằng nội dung cua vụ kiện liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước, các nội dung này là một phần không tách rời của quá trình phân định biển giữa hai quốc gia, như vậy sẽ rơi vào trường hợp tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc phù hợp với Công ước, tong đó loại trừ các tranh chấp về phân định biển khỏi cơ chế trọng tài bắt buộc hay các cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc khác;

Mặc dù Trung Quốc không đưa ra các tuyên bố chính thức tương ứng với phần lớn các đệ trình của Philippines, trong quá trình tố tụng Tòa đã cố gắng xác định lập trường của Trung Quốc  trên cơ sở các tuyên bố công khai và thư tín ngoại giao.

3. Phán quyết của Tòa về Phạm vi thẩm quyền

Tòa đã xem xét vấn đề phạm vi thẩm quyền xét xử các yêu sách của Philippines ở cả Phán quyết về Thẩm quyền, ở chừng mực mà các vấn đề về thẩm quyền có thể được xác định như một vấn đề ban đầu, và trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, ở chừng mực mà các vấn đề về thẩm quyền đan xen với các nội dung thực chất của các yêu sách của Philippines. Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa cũng lồng ghép và tái khẳng định các quyết định về thẩm quyền được đưa ra trong Phán quyết về Thẩm quyền.

Để có bức tranh hoàn chỉnh, các quyết định của Tòa về thẩm quyền trong cả hai phán quyết được tóm tắt chung ở đây.

a. Các vấn đề ban đầu

Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét một số những vấn đề ban đầu liên quan đến thẩm quyền của Tòa. Tòa nhận thấy rằng cả Philippines và Trung Quốc đều là thành viên Công ước và Công ước không cho phép một Quốc gia tự loại trừ mình khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước. Tòa cho rằng việc Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện không tước bỏ thẩm quyền của Tòa và Tòa đã được thành lập đúng với các điều khoản của Phụ lục VII của Công ước, trong đó bao gồm một thủ tục thành lập tòa ngay cả trong trường hợp một bên vắng mặt. Cuối cùng, Tòa đã không công nhận lập luận được nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc và cho rằng chỉ riêng việc đơn phương khởi kiện không thể được coi là sự lạm dụng đối với Công ước.

b. Sự tồn tại của một Tranh chấp Liên quan đến Giải thích và Áp dụng Công ước

Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét liệu tranh chấp của các Bên có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước hay không, đây là một điều kiện để sử dụng các cơ chế của Công ước.

Tòa đã bác bỏ lập luận nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp của các Bên thực ra là về chủ quyền lãnh thổ và do đó không phải là một vấn đề liên quan đến Công ước. Tòa chấp nhận rằng tồn tại một tranh chấp giữa các Bên liên quan đến chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, nhưng Tòa cho rằng các vấn đề được Philippines đệ trình để giải quyết bằng trọng tài lại không liên quan đến chủ quyền. Tòa cho rằng không cần thiết phải ngầm quyết định về chủ quyền để có thể xem xét các Đệ trình của Philippines và rằng việc xem xét đó sẽ không hỗ trợ cho các yêu sách chủ quyền của bất kỳ Bên nào đối với các đảo ở Biển Đông.

Tòa cũng bác bỏ lập luận nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp của các Bên thực tế là về phân định ranh giới biển và do đó bị loại khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp bởi Điều 298 của Công ước và bởi một tuyên bố của Trung Quốc vào ngày 25/8/2006 theo Điều khoản này.

Tòa nhận thấy rằng một tranh chấp về việc liệu một Quốc gia có quyền đối với một vùng biển hay không là một vấn đề hoàn toàn khác biệt so với vấn đề phân định các vùng biển ở một khu vực mà các vùng biển này chồng lấn.Tòa nhận thấy rằng các quyền được hưởng vùng biển, cùng với nhiều vấn đề khác, thường được xem xét trong việc phân định ranh giới, nhưng cũng có thể phát sinh trong những bối cảnh khác.Tòa quyết định là từ đó không thể kết luận rằng một tranh chấp đối với từng vấn đề trên có thể coi làtranh chấp về phân định ranh giới.

Cuối cùng, Tòa quyết định rằng các Đệ trình của Philippines đều phản ánh một tranh chấp liên quan đến Công ước. Với quyết định đó, Tòa đã nhấn mạnh rằng (a) tranh chấp liên quan đến sự tương tác giữa Công ước và các quyền khác (bao gồm bất kỳ “quyền lịch sử” nào của Trung Quốc) là một tranh chấp liên quan đến Công ước và (b) do Trung Quốc không nêu rõ quan điểm của mình, sự tồn tại của một tranh chấp có thể được hàm ý từ hành vi của một Quốc gia hoặc từ sự im lặng, và đây là một vấn đề cần phải được xem xét một cách khách quan.

c. Sự tham gia của Bên thứ ba không thể thiếu

Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét việc các Quốc gia khác cũng có yêu sách đối với các đảo ở Biển Đông không tham gia vào vụ kiện trọng tài có cản trở thẩm quyền của Tòa hay không.

Tòa thấy rằng quyền của các Quốc gia khác sẽ không cấu thành “nội dung chính của phán quyết” – tiêu chuẩn để bên thứ ba có thể được coi là không thể thiếu.

Tòa cũng lưu ý thêm rằng vào tháng 12/2014, Việt Nam đã đệ trình một tuyên bố lên Tòa, trong đó Việt Nam tuyên bố rằng “không nghi ngờ gì Tòa có thẩm quyền trong vụ kiện này”.

Tòa cũng lưu ý rằng Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã dự các phiên tòa về thẩm quyền với tư cách quan sát viên, và không Quốc gia nào nêu lên lập luận rằng sự tham gia của mình là không thể thiếu.

Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa lưu ý rằng Tòa đã nhận được công hàm của Malaysia ngày 23/6/2016trong đó nêu lại những yêu sách của Malaysia ở Biển Đông.

Tòa đã so sánh những phán quyết về nội dung thực chất của Đệ trình của Philippines với các quyền mà Malaysia yêu sách và tái khẳng định quyết định của mình rằng Malaysia không phải là một bên không thể thiếu và rằng lợi ích của Malaysia ở Biển Đông không ngăn cản việc Tòa xem xét các Đệ trình của Philippines.

d. Điều kiện tiên quyết đối với thẩm quyền
Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã xem xét khả năng áp dụng Điều 281 và 282 của Công ước, là những điều khoản có thể ngăn một Quốc gia sử dụng các cơ chế theo Công ước nếu những quốc gia đó đã đồng ý về việc sư dụng biện pháp khác để giải quyết tranh chấp.

Tòa đã bác bỏ lập luận nêu trong Tài liệu lập trường của Trung Quốc rằng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông năm 2002 ngăn Philippines khởi kiện trọng tài.

Tòa cho rằng Tuyên bố trên là một thỏa thuận chính trị và không ràng buộc về pháp lý, không định ra một cơ chế giải quyết tranh chấp một cách ràng buộc, không loại trừ các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, và do đó không hạn chế thẩm quyền của Tòa theo Điều 281 hay 282.

Tòa cũng đã xem xét Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Công ước về Đa dạng sinh học và một loạt các tuyên bố chung của Philippines và Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và kết luận rằng những văn kiện này đều không cấu thành một thỏa thuận có tác dụng ngăn Philippines khởi kiện ra trọng tài.

Tòa cũng cho rằng các Bên đã trao đổi quan điểm của mình liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp, theo như yêu cầu của Điều 283 của Công ước, trước khi Philippines khởi kiện trọng tài. Tòa kết luận rằng điều kiện này đã được đáp ứng theo hồ sơ về trao đổi ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc, trong đó Philippines đã thể hiện quan điểm muốn lựa chọn đàm phán đa phương, có sự tham gia của cả những Quốc gia khác xung quanh Biển Đông, trong khi Trung Quốc một mực quyết định rằng chỉ có các cuộc đàm phán song phương mới được xem xét.

e. Ngoại lệ và giới hạn của thẩm quyền

Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét liệu Đệ trình của Philippines liên quan đến các quyền lịch sử của Trung Quốc và ‘đường chín đoạn’ có bị ảnh hưởng bởi việc loại trừ khỏi thẩm quyền các tranh chấp liên quan đến ‘danh nghĩa lịch sử’ theo Điều 298 của Công ước hay không.

Tòa đã rà soát nghĩa của cụm từ ‘danh nghĩa lịch sử’ trong luật biển và quyết định là thuật ngữ này dẫn chiếu đến những yêu sách về chủ quyền lịch sử đối với các vịnh và vùng biển gần bờ.


Sau khi xem xét các yêu sách và hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, Tòa kết luận rằng Trung Quốc đã yêu sách quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong ‘đường chín đoạn’, nhưng không yêu sách danh nghĩa lịch sử đối với các vùng biển ở Biển Đông. Do đó, Tòa kết luận rằng Tòa có thẩm quyền để xem xét các nội dung kiện của Philippines liên quan đến quyền lịch sử và về vấn đề ‘đường chín đoạn’ giữa Philippines và Trung Quốc.

Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa cũng xem xét liệu các Đệ trình của Philippines có bị ảnh hưởng bởi việc loại trừ khỏi thẩm quyền theo Điều 298 những tranh chấp liên quan đến phân định ranh giới biển.

Trong Phán quyết về Thẩm quyền, Tòa đã kết luận rằng các Đệ trình của Philippines không liên quan đến việc phân định ranh giới, nhưng cũng lưu ý rằng một vài điểm trong Đệ trình của Philippines phụ thuộc vào một số khu vực nhất định có cấu thành một phần vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không.

Tòa quyết định rằng Tòa chỉ có thể xem xét những đệ trình đó nếu Trung Quốc không có khả năng được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và đã hoãn đưa ra quyết định cuối cùng về thẩm quyền.

Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét các bằng chứng về các bãi và đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và kết luận rằng không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Do Trung Quốc không có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở quần đảo Trường Sa, Tòa quyết định là các đệ trình của Philippines không phụ thuộc vào việc phân định trước ranh giới.

Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa cũng xem xét liệu Đệ trình của Philippines có bị ảnh hưởng việc loại trừ khỏi thẩm quyền theo Điều 298 những tranh chấp liên quan đến hoạt động của cơ quan thi hành pháp luật ở vùng đặc quyền kinh tế hay không.

Tòa nhắc lại rằng ngoại lệ ở Điều 298 chỉ có thể áp dụng nếu Đệ trình của Philippines liên quan đến hoạt động của cơ quan thi hành pháp luật ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, do Đệ trình của Philippines liên quan đến các sự kiện diễn ra trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hoặc ở vùng lãnh hải, Tòa đã kết luận rằng Điều 298 không gây cản trở đối với thẩm quyền của mình.

Cuối cùng, trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét liệu các đệ trình của Philippines có bị ảnh hưởng bởi việc loại trừ khỏi thẩm quyền theo Điều 298 những tranh chấp liên quan đến hoạt động quân sự hay không.

Tòa quyết định là sự đụng độ giữa lực lượng lính thủy đánh bộ của Philippines ở Bãi Cỏ Mây và hải quân, lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc đã cấu thành các hoạt động quân sự và kết luận rằng Tòa không có thẩm quyền đối với Đệ trình số 14(a)-(c).

Tòa cũng xem xét liệu các hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo ở bảy cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa có cấu thành hoạt động quân sự hay không, nhưng lưu ý rằng Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh bản chất phi quân sự của những hoạt động của mình và đã tuyên bố ở cấp cao nhất rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa sự hiện diện của mình trên Trường Sa.

Tòa đã quyết định rằng Tòa sẽ không coi các hoạt động trên có tính quân sự khi mà bản thân Trung Quốc đã liên tục khẳng định điều ngược lại. Do đó, Tòa kết luận rằng Điều 298 không cản trở thẩm quyền của Tòa.

4. Phán quyết của Tòa liên quan đến Nội dung khởi kiện thực chất của Philippines

a. ‘Đường chín đoạn’ và Yêu sách Quyền lịch sử của Trung Quốc trên các vùng biển thuộc Biển Đông

Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét đến giá trị của ‘đường chín đoạn’ của Trung Quốc và liệu Trung Quốc có quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở Biển Đông bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà nước này được hưởng theo Công ước hay không.

Tòa đã xem xét lịch sử của Công ước và những điều khoản của nó liên quan đến các vùng biển và kết luận rằng mục đích của Công ước là phân bổ một cách toàn diện các quyền của các Quốc gia đối với các vùng biển.

Tòa nhận thấy rằng câu hỏi về những quyền tồn tại từ trước đối với tài nguyên (đặc biệt là đối với tài nguyên cá) đã được xem xét cẩn thận trong các cuộc đàm phán về sự hình thành vùng đặc quyền kinh tế và rằng một số Quốc gia đã có mong muốn bảo tồn các quyền đánh cá lịch sử ở vùng biên mới này.

Tuy nhiên, quan điểm này đã bị bác bỏ và văn bản cuối cùng của Công ước chỉ cho các Quốc gia khác một quyền hạn chế trong việc tiếp cận về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế (trong trường hợp Quốc gia ven biển không thể khai thác hết lượng cá cho phép) mà không cho các quốc gia khác quyền gì đối với dầu khí hay tài nguyên khoáng sản.

Tòa nhận thấy rằng yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các tài nguyên là không phù hợp với sự phân bổ chi tiết về quyền và vùng biển của Công ước và kết luận rằng, nếu Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở các vùng biển ở Biển Đông, những quyền đó đã bị xóa bỏ bởi việc Công ước có hiệu lực ở chừng mực mà chúng không phù hợp với hệ thống các vùng biển của Công ước.

Tòa cũng xem xét hồ sơ lịch sử để xác định liệu Trung Quốc có thật là có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở Biển Đông trước khi Công ước có hiệu lực hay không. Tòa lưu ý rằng có chứng cứ cho thấy người đi biển và ngư dân của Trung Quốc, cũng như của các nước khác, trong lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông, mặc dù Tòa nhấn mạnh rằng Tòa không có thẩm quyền để xác định chủ quyền đối với những đảo đó.

Tuy nhiên, Tòa quyết định là trước khi có Công ước, các vùng biển ở Biển Đông bên ngoài vùng lãnh hải về pháp lý đều là một phần của vùng biển quốc tế, tại đó tàu thuyền của bất kỳ Quốc gia nào đều có thể qua lại và đánh cá một cách tự do.

Vì vậy, Tòa đã kết luận rằng việc Trung Quốc qua lại và đánh cá trong lịch sử ở vùng biển của Biển Đông đãthể hiện các quyền tự do trên biển cảthay vì một quyền lịch sử, và rằng không có chứng cứ nào cho thấy rằng trong lịch sử Trung Quốc đã một mình thực hiện việc kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông hay ngăn cản các quốc gia khác khai thác những tài nguyên của mình.

Do đó, Tòa kết luận rằng, giữa Philippines và Trung Quốc, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyênbên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong ‘đường chín đoạn’.

b. Quy chế của các cấu trúc tại Biển Đông

Trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã xem xét quy chế của các cấu trúc tại Biển Đông và các quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc có thể đòi hỏi theo Công ước.

Trước hết, Tòa Trọng tài thực hiện đánh giá kỹ thuật về việc liệu một số bãi san hô mà Trung Quốc đòi hỏi có nổi trên mặt nước khi thủy triều lên hay không. Theo Điều 13 và 121 của Công ước, các cấu trúc nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao sẽ ít nhất được hưởng lãnh hải 12 hải lý, trong khi những cấu trúc bị chìm khi thủy triều lên sẽ không có quyền có các vùng biển.

Tòa Trọng tài ghi nhận rằng nhiều rặng san hô tại Biển Đông đã bị thay đổi nặng nề do việc cải tạo và xây dựng đảo gần đây và nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của nó.

Tòa Trọng tài đã chỉ định một chuyên gia thủy văn học để hỗ trợ Tòa trong việc đánh giá các bằng chứng kỹ thuật của Philippines và dựa chủ yếu vào các tài liệu lưu trữ và các đánh giá thủy văn trước đây để đánh giá các cấu trúc này.

Tòa Trọng tài nhất trí với Philippines rằng bãi Scarborough, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các cấu trúc nổi và Xu Bi, Huy-gơ, Vành Khăn và Cỏ Mây là cấu trúc chìm trong điều kiện tự nhiên.

Tuy nhiên, Tòa Trọng tài không đồng ý với Philippines về quy chế của Ga Ven (phía Bắc) và Ken Nan và kết luận rằng cả hai đều là cấu trúc nổi.

Tòa Trọng tài tiếp theo đã xem xét liệu có cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra các vùng biển ngoài 12 hải lý hay không.

Theo Điều 121 của Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và có thềm lục địa, nhưng“các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”.

Tòa Trọng tài thấy rằng quy định này liên hệ chặt chẽ với việc mở rộng quyền tài phán của Quốc gia ven biển với việc hình thành vùng đặc quyền kinh tế và nhằm để ngăn ngừa việc các cấu trúc không lớn có thể tạo ra các vùng biển lớn, mà điều này xâm phạm vào vùng biển của các lãnh thổ có người ở hoặc vùng biển quốc tế và vùng đáy biển vốn là di sản chung của nhân loại.

Tòa Trọng tài giải thích Điều 121 và kết luận rằng các quyền có vùng biển của một cấu trúc phụ thuộc vào (a) năng lực khách quan của cấu trúc; (b) trong điều kiện tự nhiên, nó có thể duy trì hoặc (c) một cộng đồng dân cư ổn định hoặc (d) hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài và cũng không thuần túy mang tính chất khai thác.

Tòa Trọng tài thấy rằng nhiều cấu trúc tại Trường Sa hiện đang được một hoặc nhiều quốc gia ven biển kiểm soát và họ đã xây dựng các cấu trúc và duy trì nhân lực tại chỗ.

Tòa Trọng tài thấy rằng sự hiện diện thời nay phụ thuộc vào các nguồn lực và hỗ trợ bên ngoài và thấy rằngnhiều cấu trúc đã bị biến đổi để nâng cao khả năng sinh sống của con người, kể cả thông qua cải tạo đảo và xây dựng các cơ sở hạ tầng như các nhà máy xử lý nước mặn.

Tòa Trọng tài kết luận rằng việc hiện diện của các nhân viên công quyền trên nhiều cấu trúc không chứng minh được khả năng của các cấu trúc này, trong điều kiện tự nhiên, để duy trì cộng đồng cư dân ổn định và cho rằng các bằng chứng lịch sử về việc định cư hoặc đời sống kinh tế có ý nghĩa hơn đối với năng lực khách quan của các cấu trúc.

Qua đánh giá hồ sơ lịch sử, Tòa Trọng tài thấy rằng các đảo Trường Sa trong lịch sử từng được các nhóm nhỏ ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác sử dụng, và một số công ty khai thác phân chim và đánh cá của Nhật đã có hoạt động tại đây vào những năm 1920 và 1930. Tòa Trọng tài kết luận rằng việc sử dụng tạm thời các cấu trúc của ngư dân không dẫn đến việc cư ngụ của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế trong lịch sử đều chỉ có tính chất khai thác.

Theo đó, Tòa Trọng tài kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại Trường Sa (bao gồm, ví dụ, Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.
Tòa Trọng tài cũng kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất.

c. Các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông

Trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã xem xét tính hợp pháp theo Công ước đối với nhiều hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Sau khi kết luận Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là cấu trúc chìm, tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và không chồng lấn với bất kỳ vùng biển nào Trung Quốc có thể có, Tòa Trọng tài kết luận rằng Công ước đã rõ ràng trong việc trao quyền chủ quyền cho Philippines đối với các khu vực biển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Tòa Trọng tài xác định, trên thực tế, Trung Quốc đã (a) can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tạiBãi Cỏ Rong; (b) chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và (c) bảo vệ cho và không ngăn ngừa các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây, và (d) xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines. Do vậy Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.

Tiếp theo Tòa Trọng tài xem xét quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough và kết luận rằng ngư dân từ Philippines, cũng như Trung Quốc và các nước khác, đã đánh cá tại bãi Scarborough từ lâu và có quyền đánh cá truyền thống tại khu vực này. Do bãi cạn Scarborough nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên, cấu trúc này có quyền có lãnh hải, vùng nước xung quanh cấu trúc này không tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và quyền đánh cá truyền thống không bị mất đi do Công ước.

Dù Tòa Trọng tài nhấn mạnh rằng Tòa không quyết định về vấn đề chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, Tòa xác định rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thấy rằng Tòa cũng sẽ có kết luận tương tự đối với quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc nếu Philippines có hành động ngăn cản việc đánh cá của công dân Trung Quốc tại bãi Scarborough.

Tòa Trọng tài cũng xem xét tác động của các hành vi của Trung Quốc đối với môi trường biển. Để làm việc này, Tòa Trọng tài đã có sự trợ giúp của 3 chuyên gia độc lập về sinh học của rặng san hô được chỉ định để đánh giá các chứng cứ khoa học có được và các báo cáo của chuyên gia của Philippines.

Tòa Trọng tài xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo gần đây tại bảy cấu trúc tại Trường Sa đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô và Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo

Điều 192 và 194 của Công ước trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển đối với các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sinh sống của các loài động vật bị đe dọa, sắp cạn kiệt. Đồng thời Tòa Trọng tài cũng xác định rằng ngư dân Trung Quốc đã thực hiện việc khai thác động vật bị đe dọa như rùa biển, san hô và trai khổng lồ ở quy mô lớn tại Biển Đông, sử dụng các biện pháp gây hủy hoại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hộ. Tòa Trọng tài xác định rằng chính quyền Trung Quốc đã nhận thức được các hành vi này và không thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng theo Công ước để ngăn chặn.

Cuối cùng, Tòa Trọng Tài đã xem xét tính hợp pháp của các hành vi của tàu chấp pháp Trung Quốc tại bãi Scarborough trong hai tình huống vào tháng 4 và 5 năm 2012 khi các tàu Trung Quốc đã tìm cách cản trở tàu Philippines tiếp cận hoặc tiến vào bãi Scarborough. Để làm việc này, Tòa Trọng tài đã được một chuyên gia độc lập về an toàn hàng hải được chỉ định để hỗ trợ trong việc xem xét các báo cáo bằng văn bản do các sĩ quan tàu Philippines cung cấp và các chứng cứ chuyên gia về an toàn hàng hải do Philippines cung cấp. Tòa Trọng tài xác định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã liên tiếp tiếp cận tàu Philippines với tốc độ cao và cố gắng cắt đầu các tàu này ở khoảng cách gần, tạo ra nguy cơ đâm va cao và nguy hiểm cho tàu và người của Philippines. Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước về Quy định Quốc tế để Ngăn ngừa Va chạm trên Biển 1972 và Điều 94 của Công ước liên quan đến an toàn hàng hải.

d. Làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các Bên

Trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã xem xét liệu các hoạt động cải tạo đất quy mô lớn gần đây và xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại 7 cấu trúc tại Trường Sa từ khi bắt đầu thủ tục trọng tài có làm gia tăng tranh chấp giữa các Bên.

Tòa Trọng tài nhắc lại rằng các bên tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp có nghĩa vụ kiềm chế việc làm trầm trọng thêm hoặc mở rộng một tranh chấp hoặc các tranh chấp về các vấn đề đang được thụ lý.

Tòa Trọng tài thấy rằng Trung Quốc đã (a) xây dựng một đảo nhân tạo lớn tại Vành Khăn, một cấu trúc lúc chìm lúc nổi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (b) gây ra hủy hoại lâu dài, không thể phục hồi đối với hệ sinh thái rặng san hộ và (c) phá hủy lâu dài các chứng cứ về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc này. Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ về kiềm chế làm trầm trọng thêm và kéo dài tranh chấp giữa các Bên trong khi chờ quá trình xét xử.

e. Hành vi tương lai của các Bên

Cuối cùng, Tòa Trọng tài xem xét đề nghị của Philippines về việc đưa ra tuyên bố rằng, từ nay về sau, Trung Quốc cần tuân thủ các quyền và quyền tự do của Philippines và tuân thủ các nghĩa vụ của nước này theo Công ước.

Về vấn đề này, Tòa Trọng tài thấy rằng cả Philippines và Trung Quốc đều đã nhiều lần thừa nhận Công ước và các nghĩa vụ chung về thiện chí trong xác định và điều chỉnh các hành vi của mình. Tòa Trọng tài xét rằng cốt lõi của tranh chấp trong vụ kiện này không nằm ở ý định của Trung Quốc hay Philippines trong việc xâm phạm quyền lợi pháp lý của bên kia, mà chính là do có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông.

Tòa Trọng tài nhắc lại rằng trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc cơ bản là “không thiện chí” không thể tự suy diễn và thấy rằng Điều 11 của Phụ lục VII đã quy định “phán quyết … sẽ được các bên trong tranh chấp tuân thủ”. Vì vậy, Tòa Trọng tài thấy không cần thiết phải đưa ra tuyên bố nào nữa.


(Theo Thế Giới & Việt Nam)