- 21 tháng 1 2017
Tuesday, January 31, 2017
NGÔ QUYỀNĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN 938
Ngô Quyền sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, có đủ trí dũng của đấng anh hùng. Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ nên được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ giành chức Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ. Hào Trưởng các nơi chống lại hành vi tiếm đoạt này nên Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán. Ngô Quyền nghe tin cha vợ bị sát hại bèn tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết tên phản phúc Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền chuẩn bị việc phòng thủ rồi đích thân đem quân đón đánh quân Nam Hán.
Mùa Đông năm 938, đạo binh thuyền của Hoàng Tháo nối đuôi nhau tiến ào ạt vào cửa sông Bạch Đằng như chỗ không người. Hoàng Tháo đang giương tự đắc, bất ngờ bị tấn công ồ ạt từ 3 phía, quân giặc hốt hoảng náo loạn quay đầu lại chạy ra cửa biển. Thế nhưng chưa kịp ra tới cửa biển thì đâm vào trận địa "bãi cọc ngầm" đã nổi lên đâm thủng thuyền giặc vỡ tan tành, từng chiếc từ từ chìm xuống dòng sông đỏ ngầu vì máu quân giặc. Hàng ngàn xác giặc ngập cả dòng sông trong đó có cả Thái tử Hoàng Tháo của quân Nam Hán.
Nhận được hung tin đạo thủy binh thảm bại tan tành, vua Nam Hán vội cho lệnh rút quân không kịp làm tang lễ cho người con xấu số. Sau chiến thắng Bạch Đằng Giang oanh liệt, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua chính thức mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc, sau gần một ngàn năm sống dưới ách thống trị bạo tàn của Hán Tộc.
http://www.vntv.online/?p=2027
TRƯNG NỮ VƯƠNG
PHỤC QUỐC HÙNG LẠC (39-43)
Từ trước tới nay, sách sử cũ cứ dựa vào Hán sử với luận điệu "Thiên triều" biện minh cho sự đô hộ viết rằng Tô Định là tên thái thú tham lam tàn bạo nên Hai Bà Trưng mới đứng lên chống lại. Đây chính là luận điểm của Hán tộc cho rằng dân Việt vẫn chịu thuộc Hán nhưng chỉ vì thái thú tham lam tàn bạo nên người Việt mới đứng lên chống lại sự đô hộ mà thôi. Vì vậy, sử sách Hán hết lời ca tụng các viên Thái thú như Tích Quang, Nhâm Diên và Giả Tôn.
Hán sử cũng chép là sau khi Hán Vũ Đế xâm chiến Nam Việt năm 111 TDL, Hán triều đã chia thành 9 quận, thế nhưng việc đặt quận huyện chỉ là trên hình thức. Chính sách sử Trung Quốc là Hậu Hán thư chép rằng: “Lúc trước các quan châu mục tự cai quản mãi đến năm 29 mới sai sứ sang cống triều Hán”. Hán sử chép năm 29, Hán triều cử Nhâm Diên sang làm Thái Thú Cửu Chân đến năm 32, Hán triều đã phải bãi chức Thái Thú Cửu Chân của Nhâm Diên. Hai năm sau lại triệu hồi Thái Thú Giao Chỉ là Tích Quang về rồi năm 34 mới cử Tô Định là viên võ quan làm Thái Thú để đem quân đi đánh chiếm lại những vùng đã thuộc quyền tự chủ của dân ta. Giao Chỉ, Cửu Chân của nước ta thời kỳ này còn ở Nam Trung Quốc (Hoa Nam).
Tình hình Hoa Nam là lưu vực phía Nam sông Dương Tử hết sức rối ren nên lúc Hán triều suy yếu, thủ lĩnh các địa phương lãnh đạo quần chúng đứng lên giành lại độc lập tự chủ, mỗi người hùng cứ một nơi. Anh hùng Khôi Hiệu rồi Công Tôn Thuật chiếm cứ Ba Thục, Lý Quảng chiếm giữ Hoãn Thành tỉnh An Huy, Duy Dĩ chiếm Hồ Nam rồi xưng là Sở Lê Vương đã tạo thành một cao trào giải phóng dân tộc. Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh thuộc hàng danh gia vọng tộc nên nuôi dưỡng hoài bão "Nối lại nghiệp xưa vua Hùng".
Trưng Trắc lấy chồng tên là Thi, danh sĩ đất Giao Châu cùng chí hướng, con trai của Lạc tướng Chu Diên là người có chí khí hơn người. Việc liên kết hai dòng họ không qua mắt được quân thù nên khi Tô Định đem quân Hán xâm lược tới phủ trị cho quân đến vây bắt hai vợ chồng Trưng Trắc. Thiên Nam Ngữ Lục chép: “Khi thấy quân Tô Định thế mạnh, Thi khuyên vợ nên đi đường tắt về Hát Môn. Nhân đấy hai chị em kéo về Hát Môn, lập thành lũy chuẩn bị dụng binh. Thế cô nên Thi không chống cự nổi bị Tô Định giết chết, đốt phá dinh thự. Tin dữ truyền đến Hát Môn, chị em Trưng Trắc quyết chí báo thù, truyền hịch đi khắp thiên hạ dấy nghĩa”.
Đầu năm Kỷ Hợi 39 DL, Trưng nữ Vương xuất quân đánh ngay vào Trường Sa, trị sở Đô Úy của Hán triều. Trận chiến do Trưng Nhị cùng các nữ tướng Phật Nguyệt, Trần Thiếu Lan, Trần Năng, Lại Thế Cường đánh thắng quân Hán ở Đô Uý Trị huyện Mê Linh thuộc Trường Sa, giết chết Tô Định, tàn quân Hán tháo chạy về nước. Hán sử chép là Tô Định tháo chạy, còn các quan chức Thứ Sử Thái Thú chỉ giữ được mạng sống của chúng mà thôi. Sách "An Nam Chí Lược" và "Thiên Nam Ngữ Lục" chép Tô Định bị giết chết tại trận. Đây là chiến thắng vang dội mở đầu cho các chiến thắng liên tiếp trên các quận huyện. Trong vòng hơn 1 tháng, nghĩa quân đã chiếm được 65 thành trì trên khắp Hoa Nam. Quân Hán cuốn vó chạy dài, Hán triều thất điên bát đảo. Nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Nữ Vương cảm thông nỗi khốn khó của nhân dân nên ban hành chiếu chỉ miễn thuế cho nhân dân 2 năm liền.
Sách Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên chép: “Trưng Trắc công phá châu quận, hàng phục được các Lạc Tướng, họ đều suy tôn Trắc làm vua”. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi chép Bà Trưng lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Hùng Lạc nên Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca viết: “Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta...”. Quân dân Việt đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ xưa của Nam Việt, Hán Đế phải cử Mã Viện là một danh tướng của triều Hán làm Phục Ba Tướng quân là chức cũ của Lộ Bác Đức thời Hán Vũ Đế đánh Nam Việt. Điều này có nghĩa là nhân dân Nam Việt đã làm chủ lãnh thổ nên phải cử Mã Viện tiến đánh Nam Việt như thời Hán Vũ Đế vậy.
Địa danh Phan Hồ còn gọi là Tây Hồ ở vùng Ô Diên tỉnh Hồ Nam thuộc Giang Nam tức phía Nam sông Dương Tử là vùng núi có hình con chim Điêu, chim Ó sau đổi thành Chu Diên quê hương của Thi, chính là vùng Hai Bà đã đóng quân chống quân Hán xâm lược. Phan Hồ còn gọi là hồ Tây hay hồ Dâm Đàm là một trong 5 hồ rộng lớn ở Giang Nam, sóng nước mênh mông nên còn gọi là hồ Lãng Bạc. Mùa hè năm 43, Mã Viện hành quân đến Lãng Bạc mà theo Thủy Kinh Chú thì: “Ở phía Bắc huyện Phong Khê có con sông chảy về phía Đông qua Lãng Bạc. Mã Viện cho đó là đất cao bèn từ Tây Lý đem quân đến đóng ở đấy. Sông ấy lại chảy về phía Đông qua phía Nam thành cũ huyện Long Uyên...”.
Sử gia Đào Duy Anh cũng như các nhà sử học Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhất loạt gán ghép một cách vô lý đó là con sông Thiếp. Tây Lý là Tây Vu vì chữ Vu bị chép lầm thành chữ Lý để cho rằng Lãng Bạc là vùng đồi núi huyện Tiên Du ở Bắc Ninh bây giờ. Thủy Kinh chú còn viết rằng con sông này còn gọi là sông Nam, thực ra đó chính là sông Việt (Việt giang). Để người dân Việt quên đi tên sông Việt, Hán tộc đã đổi tên là Tây giang gồm 2 nhánh Tả giang và Hữu giang bắt nguồn từ Uất Lâm phía Bắc Quảng Tây chảy xuống Đông Nam ra thành cũ huyện Long Uyên ở Quảng Đông Trung Quốc.
Sách Lĩnh Nam Trích Quái chép: “Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên Nhị người ở huyện Mê Linh đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu.”. Sách "Cựu Đường Thư" của Lưu Hú chép: “Phong Châu ở Tây Bắc An Nam, Sở trị là Gia Ninh. Đời Hán, huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ là đất của Văn Lang Di xưa”. Sách "Cựu Đường Thư" đã ghi rõ là Phong Châu ở hướng Tây Bắc An Nam chứ không phải ở vùng Tây Bắc của nước An Nam. Sách "Thông Điển" của Đỗ Hựu đời Đường chép: “Phong Châu là đất Văn Lang xưa, có con sông tên là Văn Lang”. Thủy Kinh chú dẫn "Lâm Ấp Ký" chép: “Phía Nam Chu Ngô có giống người gọi là Văn Lang. Họ không biết xây nhà mà ở trên cây (ở nhà sàn), ăn cá và thịt sống, buôn bán các chất thơm. Phía Nam huyện đó có con sông nhỏ tên là Văn Lang Cứu”.
Đến đời Thái Khang triều Tùy mới đổi Giao Chỉ thành Giao Châu. Phong Châu trước là quận Tân Xương, sau đổi là Hưng Châu. Đời Khai Hoàng đổi lại là Phong Châu, đến năm Đại Nghiệp thứ 3 gồm Phong Châu vào Giao Châu gọi là quận Giao Chỉ. Như vậy Phong Châu này là Phong Châu Hạ mà đời Tùy là huyện Gia Ninh. Mãi đến năm Vũ Đức thứ tư đời Đường năm 621 mới chính thức lập Phong Châu gồm 6 huyện.
Theo Thông Sử Dân Gian được chép trong "Thiên Nam Ngữ Lục" thì Hai Bà Trưng rút xuống vùng Vân Nam, lập căn cứ ở nước Nam Chiếu, về sau Hai Bà bệnh mà chết. Khi Mã Viện tiến đánh Vân Nam thì các Lạc Hầu Lạc Tướng dẫn dân quân và gia đình con cháu lui xuống phương Nam tiếp tục mở đất từ Tứ Xuyên xuống Vân Nam, Việt Tây tức Quảng Tây bây giờ thành lập các quốc gia Đại Lý, Nam Chiếu, một số khác xuống phương Nam dọc theo dãy Trường Sơn thành lập các vương quốc Champa và Phù Nam sau này. Cũng theo Thông sử dân gian thì sau khi quốc gia Nam Việt mất vào tay Hán tộc, con cháu họ Triệu và quân dân Nam Việt xưng là dân nước Nam Chiếu. Chi Âu Việt gọi vua là "Chiếu" nên Nam Chiếu là dân nước Nam thực hiện chiếu chỉ của vua Nam chống Hán tộc. Trong một trận thủy chiến họ đã giết được viên Thú Lệnh của Hán triều rồi theo đường biển từ La Phù, Hợp Phố, ra Chu Nhai và Đam Nhĩ (đảo Hải Nam) rồi về tới Đồ Sơn và một số vượt biển xuống phương Nam định cư ở Nam Dương (Indonesia).
Hán sử chép là sau khi đánh chiếm Nam Việt, Hán triều chia đảo Hải Nam ra làm 2 quận Chu Nhai và Đam Nhĩ. Theo các công trình nghiên cứu thì dân địa phương trên đảo là người Việt cổ chi tộc Lê nên gọi là Lạc Lê, ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng. Chính vì thế mà quân dân Nam Việt dễ dàng hội nhập vì cùng một nguồn cội. Họ cùng nhau tiếp tục kháng chiến chống quân Hán xâm lược nên năm 81 TDL, Hán triều phải bỏ Đam Nhĩ rồi đến năm 46 TDL, Hán triều lại phải bỏ Chu Nhai vì chịu thiệt hại nặng nề.
Ngày nay, 4 triệu người Minangkabau trên đảo Sumatra Indonesia tự nhận là hậu duệ của Hai Bà Trưng. Người Minangkabau còn lưu giữ bản sắc văn hóa Việt cổ với trống đồng Đông Sơn. Bảo tàng Quốc gia Indonesia giữa thủ đô Jakarta hiện trưng bày bốn chiếc trống đồng Đông Sơn mà họ gọi là gendang với các hình mặt trời và hình người chèo thuyền, chim Lạc giống hệt như ở trống ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Sau gần 2 ngàn năm, họ vẫn theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ thời xa xưa. Người con gái Minangkabau vẫn giữ quyền thừa kế trong thị tộc và được gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi rất giống tên gọi của hai Bà Trưng: Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Sử sách chép rằng nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nhất tề hưởng ứng Hai Bà Trưng nên chỉ trong 1 tháng Hai Bà đã đánh chiếm 65 thành trì dễ như trở bàn tay. Căn cứ vào "Quận Quốc Chí" của "Hậu Hán Thư" thì Nam Hải có 7 thành, Thương Ngô 11 thành, Uất Lâm 11 thành, Hợp Phố 5 thành, Giao Chỉ 12 thành, Cửu Chân 5 thành, Nhật Nam 5 thành, như vậy là 53 thành. Nếu cộng với 12 thành ở Dương Châu và Kinh châu mới đủ 65 thành đúng với con số thành mà Hai Bà Trưng đã chiếm được. Điều này chứng tỏ cuộc chiến đã diễn ra trong cả nước Văn Lang xưa của Việt tộc bao gồm các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Kinh Châu và Dương Châu. Sự kiện này đã được xác nhận qua thực tế lịch sử là nhân dân Hoa Nam cho đến nay vẫn tôn thờ sùng kính Hai Bà Trưng mà họ gọi một cách thân thương là vua Bà. Sự tôn sùng thờ kính vua Bà đã trở thành một tôn giáo dân gian gọi là đạo "Thờ Vua Bà". Nhân dân khắp các tỉnh Hoa Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam có trên một trăm đền thờ, miếu thờ vua Bà và những nữ tướng của Hai Bà. "Địa Phương Chí" của sở du lịch Trường Sa viết:“Miếu thờ Liệt nữ Trần Thiếu Lan ở đầu sông Tương.”. Như vậy, trận đánh đầu tiên của Trưng Nhị cùng các tướng Phật Nguyệt, Trần Năng, Trần Thiếu Lan, Lại thế Cường đánh Trường Sa vào đầu năm Kỷ Hợi tức năm 39. Trong trận đánh này, Nữ tướng Trần Thiếu Lan đã hi sinh được quân dân mai táng ở ghềnh sông Thẩm Giang. Thẩm Giang là một đoạn sông ngắn ở phía Bắc tiếp nối với hồ Động Đình.
Sự kiện này cũng được ghi trong "Quốc Phổ" thời Nguyễn chép rằng các sứ thần nước ta từ các triều Lý, Trần, Lê... khi đi ngang qua đây đều sắm lễ vật đến cung miếu thờ vị liệt nữ anh hùng dân tộc Trần Thiếu Lan. Trong đền có đôi câu đối:
Tích trù Động Đình uy trấn Hán, Phương lưu thanh sử lực phù Trưng Động Đình chiến sử danh trấn Hán, Sử xanh ghi mãi sức phù Trưng...
Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sĩ thì khi Mã Viện huy động đại quân tiến đánh quân ta, Hai Bà giao cho 3 vị tướng họ Đào là Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống và Đào Tam Lang có nhiệm vụ trấn giữ Tượng quận là vùng đất ở giữa Vân Nam và Quảng Tây. Quân số ít oi, ba vị tướng họ Đào đã tử thủ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nhân dân địa phương trân trọng lập đền thờ bên trong có đôi câu đối: Tượng quận giương uy nhiêu tướng lược, Bồ Lăng tuẫn tiết tận thần trung...
Sau khi bị Hán tộc xâm lược đẩy lùi dân tộc ta về phương Nam, tiền nhân ta đã mang theo tên Mê Linh, Tây hồ xa xưa để đặt tên cho vùng đất mới ở làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú. Thế mà các nhà viết sử của nước ta cứ chép là Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh Bắc Việt Nam và cứ sao y bản chánh Hán sử chép rằng Bồ Lăng nay là bến Bồ Đề ở ngoại ô thành Thăng Long. Họ cứ nhắm mắt tin vào cái gọi là "Chính sử" mà quên đi một điều là các sử gia Hán đã cố tình bóp méo sự thật, lấy tên cũ đặt cho vùng đất mới để xoá nhoà dấu vết của địa danh xưa cũ thời Văn Lang còn trải rộng khắp Hoa Nam. Trong khi đó "Việt Chí" và "Thiên Nam Ngữ Lục" là thiên trường ca lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến đời hậu Trần gồm 8.136 câu viết theo thể lục bát chép rằng:“Hai Bà Trưng sau khi đánh chiếm được 65 thành thì bị đại quân của Mã Viện tiến đánh. Hai Bà chống cự không nổi phải rút lui dần.”.
Hai Bà không bị Mã Viện chém đầu mang về Lạc Dương như Hậu Hán Thư chép và Hai Bà cũng không nhảy xuống tuẫn tiết trên dòng sông Hát mà Hai Bà vẫn tiếp tục chiến đấu như trong "Mã Viện Truyện" chép lại. Tương truyền Hai Bà xây thành giống tổ kén nên gọi là Kiển thành ở vùng Tư Minh, Vân Nam Trung Quốc bây giờ. Sự kiện này đã được Lệ Đạo Nguyên xác nhận trong tác phẩm Thuỷ Kinh Chú là đến năm 42, Mã Viện tâu trình kế hoạch tiến quân đánh Hai Bà ở Vân Nam như sau: “Năm Kiến Vũ thứ 19 tức năm 42, Phục Ba tướng quân là Mã Viện tâu lên vua rằng: Đi từ Mê Linh ra Bôn Cổ huyện Thuý tỉnh Vân Nam để đánh Ích Châu, thần sẽ đem hơn vạn người Lạc Việt, trong đó có hơn 3 nghìn người từng theo Viện chiến đấu có mang tên tẩm thuốc độc, bắn một lần mấy phát, tên bắn như mưa trúng ai nấy chết...”.
Sách Thủy Kinh Chú chép về địa danh Mê Linh rõ hơn: “Huyện Tiến Tang là Đô uý trị ở miền Nam quận Tường Kha. Trên sông có cửa quan nên gọi là cửa Tiến Tang. Mã Viện xưa nói rằng theo đường sông Mê Linh ra vương quốc Tiến Tang, đến huyện Bí (Bôn) Cổ thuộc Ích Châu, chuyên chở thuận lợi nên đường binh xa chuyên chở là do đó...”. Như vậy rõ ràng là sông Mê Linh nằm ở cửa Tiến Tang miền Nam huyện Tường Kha ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam Trung Quốc chứ không phải ở Bắc Việt Nam như các sử gia vẫn chép từ trước đến giờ. Theo Lĩnh Nam Trích Quái, Triệu Vũ Đế của Nam Việt cũng là người Chân Định, Trường Sa Hồ Nam Trung Quốc. Đất Mê Linh lúc trước gọi là My Linh thuộc nước Sở, về sau là vùng Trường sa, Phan Hồ tỉnh Hồ Nam, nơi mà Hán Vũ Đế đặt Đô Uý Trị ở đó năm Nguyên Đĩnh thứ 6 tức năm 111 TDL sau khi đánh thắng Nam Việt.
Trưng Trắc là con Lạc tướng đất Mê Linh thuộc danh gia vọng tộc nên đã kết duyên với Thi là danh sĩ đất Giao Châu, con của Lạc tướng Chu Diên để chung lo đại cuộc như hịch xuất quân của vua Bà “Một xin rửa sạch thù nhà, hai xin nối lại nghiệp xưa vua Hùng... ..”. Sách Lĩnh Nam Trích Quái chép: “Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên Nhị, người ở huyện Mê Linh đất Phong Châu, con gái quan Hùng Tướng đất Giao Châu”. Thủy Kinh Chú quyển XXXVII Diệp Du Thủy của Lệ Đạo Nguyên chép: “…Con Lạc tướng huyện Chu Diên - tên là Thi, đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh - tên Trưng Trắc, làm vợ. Trắc là người can đảm, phụ trợ Thi làm giặc, đánh phá các Châu, Quận, uy phục các Lạc tướng, để tất cả đều để cho Trắc làm vua, Đô ở huyện Mê Linh, được dân ở 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân nộp 2 năm thuế hộ. Sau đó Hán triều sai Phục Ba tướng quân Mã Viện đưa quân đánh dẹp, Trắc, Thi chạy vào vùng hang động Kim Khê, 3 năm (sau) mới trừ được”. Mê Linh ở đây là tên vùng đất và tên con sông ở Trường Sa, miền Nam Tiến Tang, quận Tường Kha tỉnh Hồ Nam Trung Quốc bây giờ. Đất Phong Châu ở đây mà sách sử cũ gọi là Phong Châu Thượng ở giữa Quý Châu và Vân Nam, còn Phong Châu Hạ ở Phú Thọ Bắc Việt Nam là tên sau này do Triều Đường đô hộ nước ta mới đặt tên năm 621 DL.
Sách "Đại Việt Sử Ký" của Lê văn Hưu viết: “Trưng Trắc Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương giống như trở bàn tay, đủ thấy là tình thế nước Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp Bá Vương”. Lê Tung trong tác phẩm "Thông Giám Tổng Luận" ghi rõ hơn về dòng dõi Hai bà Trưng: “Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tiếng là dũng lược, căm hận về chính lệnh hà khắc bạo ngược của Tô Định, hăng hái đem người các bộ, nổi quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh ngọai, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong giới nữ lưu”. Sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" viết về Hai Bà như sau: “Vua tiến đến đâu, gió lướt đến đấy… Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và Mán đều theo. Lược định được 65 thành ở Lĩnh Nam. Ngài tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh”. Danh nho Nguyễn Trãi trong "Dư Địa Chí" đã viết Trưng Nữ Vương lên ngôi, đóng đô ở Mê Linh và đặt tên nước là Hùng Lạc. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi chép: “Kinh Dương Vương dựng nước gọi là Xích Quỷ, Hùng Vương gọi nuớc là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, Triệu (Đà) gọi nước là Nam Việt, đóng đô ở Phan Ngu (Phiên Ngung), Trưng (Vương) lại gọi là Hùng Lạc đóng đô ở Mê Linh”.
Hàng năm toàn dân Việt vẫn tổ chức Đại lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng với tất cả sự thành kính xen lẫn niềm tự hào về hai Bà, bậc nữ lưu Việt tộc đã lưu lại trang sử oanh liệt hào hùng đã mở ra một mùa Xuân Dân tộc. Với lòng yêu nước thương nòi và tấm lòng trung trinh tiết liệt thanh cao vời vợi của người phụ nữ Việt Nam, Hai Bà đã biểu trưng cho khí phách anh hùng của bậc nữ lưu. Giá trị tinh thần này không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn là di sản văn hoá của cả nhân loại nữa.
Monday, January 30, 2017
HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM
Kính thưa toàn thể đồng bào,
Trước giờ phút thiêng liêng Giao Thừa chuyển sang năm mới, chúng tôi toàn thể Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam kính xin Hồn thiêng sông núi, anh linh Tiền nhân, anh hùng hào kiệt, anh thư liệt nữ phù trợ cho dân tộc và đất nước Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, một Việt Nam mới không còn bóng dáng của Cộng sản vô thần bất nhân hại dân bán nước.
Sau gần 42 năm kể từ ngày xâm chiếm miền nam và thống trị toàn dân tộc, tập đoàn Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước Việt Nam vào danh sách một trong những nước nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới. Một xã hội đồi trụy sa đọa, đạp lên nhau mà sống; một nền giáo dục sản sinh những cỗ máy vô tri vô giác, những con người vô hồn vô cảm, mất hết tính nhân bản; một nền kinh tế khủng hoảng với tài chánh kiệt quệ, nợ công ngập đầu, dẫn tới tình trạng phá sản bất cứ lúc nào.
Nhân dân phải đổ mồ hôi sôi nước mắt làm lụng vất vả mới đủ sống cầm hơi cho qua ngày… Thế mà, mỗi người từ đứa bé mới chào đời đến cụ già sắp quá vãng chẳng được hưởng lợi lộc từ những công trình xây dựng vô ích, lại phải gánh chịu trả nợ bình quân mỗi người 36 triệu đồng cho khoản nợ công mà bọn quan quyền Cộng sản đã gây ra do làm ăn cẩu thả, phá hoại phung phí hoặc chia chác bỏ vào túi tham không đáy của chúng…
Đồng bào miền Trung liên tiếp chịu cảnh lũ lụt cơ hàn, màn trời chiếu đất, tương lai mờ mịt, khốn khổ vì thiên tai thì ít mà hứng chịu nhân họa do những kẻ tham lam ngu dốt thì nhiều. Chính bạo quyền Cộng sản đã rước Formosa vào gây ra thảm họa môi trường, ác tâm ích kỷ phá rừng bán gỗ, xả lũ cứu đập, liên tiếp gây ra biết bao thảm họa khiến cho mội trường ô nhiễm độc hại, biển chết cá chết, ngư dân miền Trung mất kế sinh nhai khiến cho cuộc sống vốn đã nghèo đói quanh năm của người dân miền Trung trở nên khổ cực bi thảm hơn. Thảm họa Formosa tác hại lâu dài đến đời sống và sức khỏe của người dân miền trung nói riêng và toàn thể đất nước Việt Nam nói chung…
Kính thưa Toàn thể đồng bào,
Một năm cũ qua đi, một năm mới lại đến nhưng chưa có một dấu hiệu gì của dân chủ tự do và tiến bộ xã hội. Toàn dân Việt vẫn còn sống quằn quại trong ngục tù cộng sản, mọi quyền tự do căn bản bị tước bỏ, mọi tài nguyên đất nước bị tước đoạt, người dân vô tội bị nhà cầm quyền cướp bóc tài sản, sách nhiễu hăm dọa, đánh đập bắt bớ, bỏ tù giết chết bất cứ lúc nào… Toàn thể Đồng bào trong nước vẫn luôn sống trong lo âu vì hiểm họa Bắc thuộc, nguy cơ mất nước cận kề do ý đồ thâm hiểm của Tàu cộng và Việt cộng.
Tất cả đã khiến cho toàn dân thấy cần phải đoàn kết nắm tay nhau chung sức chung lòng cứu nguy Tổ quốc. Phong trào quốc dân đòi lại nhân quyền, phong trào nông dân đòi lại đất đai, phong trào ngư dân đòi lại biển cả, phong trào tín đồ đòi lại quyền sống đạo, phong trào yêu nước đòi lại quyền tự quyết dân tộc…. ngày một dâng cao, chứng tỏ ý chí quyết tâm của toàn dân muốn chuyển đổi lịch sử.
Ý chí hành động ấy của Đồng bào trong nước và hải ngoại đã thể hiện qua việc thành lập Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam vốn đã chính thức ra mắt nhân ngày Giỗ Tỗ Hùng Vương 10-3 năm Bính Thân 2016. Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam nay đã có những hoạt động bên cạnh Liên Hiệp Quốc và chính giới Hoa Kỳ lẫn nhiều chính phủ khác để nỗ lực vận động quốc tế ủng hộ và thúc đẩy tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam ngày nay đã nhận thức rõ bộ mặt thật của tập đoàn Việt gian Cộng sản: nội thù phá hoại Tổ quốc, nguyên nhân chính yếu của sự lụn bại Đất nước, biến Việt Nam thành một khu tự trị của đế quốc mới Trung Cộng. Toàn dân Việt Nam, qua các phong trào dân chủ nhân quyền nói trên, đang ngày càng đẩy bạo quyền vào thế suy xụp rệu rã do tranh giành nội bộ, khủng hoảng kinh tế, kiệt quệ tài chánh, bùng vỡ nợ công, bạo quyền áp bức tạo ra bất công xã hội, dân tình bất mãn…
Bên cạnh đó, chủ trương cứng rắn quyết liệt của tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump về biển Đông sẽ tạo điều kiện để toàn quân toàn dân đứng lên chuyển đổi lịch sử trong nay mai. Do đó, năm Đinh Dậu 2017 sẽ là năm của hy vọng, năm thắng lợi của toàn dân Việt Nam.
Với niềm tin tất thắng của đại nghĩa dân tộc, trước thềm xuân Đinh Dậu, Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải ngoại Việt Nam kính chúc toàn thể đồng bào một năm mới an khang thịnh vượng, quyết tâm hành động để thắng lợi cuối cùng sẽ đến với toàn dân Việt Nam của chúng ta.
Nguyện cầu Hồn thiêng sông núi phù trì cho Tổ quốc, Dân tộc và Đất nước Việt Nam của chúng ta.
Việt Nam ngày mồng 1 tháng Giêng năm Đinh Dậu 2017
HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM
Nhân dịp Đầu Xuân, chúng ta cùng nhau ôn lại những Chiến Công Oanh liệt của Tiền Nhân Việt đã mở ra Những Mùa Xuân Cho Dân Tộc Việt. Chúng tôi xin trích trong Việt Nam Nước Tôi của Phạm Trần Anh.
NHỮNG CHIẾN CÔNG OANH LIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT
TRIỆU VŨ ĐẾ QUỐC GIA NAM VIỆT (207-111 TDL)
Cuối đời Tần, Tình hình Trung quốc rối loạn. Ở phương Bắc Lưu Bang (Hán tộc) và Hạng Võ (Sở Việt) cùng đánh Tần rồi chiến tranh giành ngôi bá chủ. Nhân thời cơ này, năm 207 TDL Triệu Đà chiếm các quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận thuộc vùng Lĩnh Nam ở phiá Nam dãy núi Ngũ Lĩnh rồi lên ngôi xưng Đế hiệu là Triệu Vũ Đế, đặt tên nước là Nam Việt. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép về Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt như sau: “Họ Triệu nhân lúc triều Tần suy lọan, giết Trưởng Lại nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế hiệu, sánh ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc anh hùng”.
Năm 206 TDL, Lưu Bang thắng Hạng Võ lên ngôi vua hiệu là Hán Cao Tổ thành lập triều Hán ở phương Bắc. Hán Cao Tổ cử Lục Giả sang Nam Việt dâng ấn tín có dây Tua đỏ và phong Triệu Đà làm Nam Việt Vương. Sử Tàu chép rằng “Khi Lục Giả vào yết kiến, Triệu Vũ Vương vẫn ngồi xếp vòng tròn chứ không đứng dậy quỳ lạy tiếp chiếu của thiên tử như một nước chư hầu”. Sứ Hán phải hạ mình dùng lời lẽ thuyết phục, lấy tình cảm gia đình áp lực để Triệu Vũ Vương chấp nhận giao hảo với Hán. Triệu Vũ Vương sợ người thân bị giết nên đứng dậy tiếp sứ nhưng không chịu quỳ lạy và cười ha hả nói: “Tiếc rằng ta không khởi nghiệp ở nước Tàu chứ không ta chẳng thua kém gì Hán đế cả, Sứ Hán nín lặng tiu nghĩu”.
Trong lịch sử xâm lược bành trướng của Hán tộc, lần đầu tiên Hán cao Tổ phải cử sứ giả sang phong vương và xin giao hảo để 2 nước thông sứ với nhau. Sở dĩ, Lưu Bang phải cử Lục Giả sang Nam Việt vì Lưu Bang mới lên ngôi chưa ổn định đuợc tình hình nên sợ Triệu Vũ Đế đem quân đánh chiếm lại những phần đất của Bách Việt xưa nên buộc phải hoà hoãn. Hơn ai hết, Lưu Bang hiểu rõ tương quan lực lượng lúc đó nên phải mềm mỏng để Triệu Vũ Đế chấp nhận thụ phong dù chỉ là hình thức.
Năm 183 TDL, Triệu Vũ Đế đem quân đánh Trường Sa, chiêu dụ vỗ về Âu Lạc, Mân Việt về theo Nam Việt. Triệu Vũ Đế mở rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây rộng hơn muôn dặm, xưng Đế hiệu với nghi vệ của bậc Hoàng đế ngang hàng với Hán đế ở phương Bắc. Sau khi đem quân đánh Trường Sa, thanh thế Triệu Vũ Đế lẫy lừng khắp trung nguyên, đi đâu cũng dùng xe ngựa theo nghi vệ của bậc Hoàng Đế. Các chi tộc khác như Mân Việt, Âu Việt đều về theo Triệu Vũ Đế.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “Nhà vua nhân đó lấy uy lực binh bị và tiền của chiêu dụ vỗ về Mân Việt và Tây Âu, hai nước đều phục tùng và lệ thuộc theo. Triệu Vũ Đế mở rộng lãnh thổ từ Đông sang Tây được hơn muôn dặm, lên ngôi Hoàng Đế ngang hàng với Hán Đế, đi xe mui vàng, cắm cờ với nghi thức của một Hoàng Đế”. Trước uy thế của Triệu Vũ Đế và quốc gia Nam Việt, năm 181 TDL Hán văn Đế phải cử sứ giả mang thư với lời lẽ hạ mình khiêm nhượng sang Nam Việt điều đình thương lượng xin giao trả phần đất phía Nam rặng Ngũ Lĩnh để đổi lấy hòa bình và thông thương giữa hai nước.
Từ trước tới nay tất cả sách sử Việt đều chép nguyên văn Hán sử tên 15 bộ của nước Văn Lang ngoại trừ sách Lĩnh Nam Trích quái chép rõ là bộ Chân Định ở Trường Sa, Hồ Nam là 1 trong 15 bộ của nước ta. Hán sử không ghi bộ Chân Định để đời sau hiểu Triệu Đà là người ở Chân Định bên Tàu. Gia đình của Triệu Đà phần lớn còn ở Trường Sa Hồ Nam bị quân Hán chiếm giữ nên bị Triều Hán dùng làm áp lực để buộc Triệu Đà phải thần phục. Sách Việt sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ dẫn ngoại sử chép lại là vợ của Triệu Đà, mẹ của Trọng Thủy tên là Trình Thị, người làng Đường Xâm quận Giao Chỉ nay là làng Đường Xâm, huyện Chân Định nơi có miếu thờ Triệu Đà, Trình Thị cũng được thờ ở miếu Triệu Đà.
Đặc biệt, Âu Đại Nhậm trong bộ “Bách Việt Tiên Hiền Chí” đã xác định họ Triệu là dòng họ Việt Nam: “Từ Tần, Hán trở về sau Việt có Họ Sô với Vô Chư là hậu duệ của Việt Vương Câu Tiễn lập ra Âu Việt, Họ Diêu với Đông Hải Vương Dao là hậu duệ của Việt Vương Câu Tiễn lập ra Âu Việt, họ Triệu với Triệu Đà hùng cứ nước Nam Việt xưng đế một thời và Triệu Quang Phục đều là những bậc anh hùng, sự nghiệp lừng lẫy, kẻ tả hữu là những người Việt tài ba xuất chúng không ít”. Sự thật lịch sử đã sáng tỏ Triệu Vũ Đế là người anh hùng của Việt tộc đã có công khai mở quốc gia Việt Nam của chúng ta ngay từ năm 207 TDL ở vùng Lĩnh Nam. Vùng đất này đã bị sát nhâp vào lãnh thổ Trung Quốc sau khi bị Hán tộc xâm lươc năm 111TDL nên lãnh thổ bị thu hẹp dần chỉ còn lại phần đất Việt Nam hiện tại.
Ý đồ thâm độc của cái gọi là “Đại Hán bành trướng” thể hiện trước sau như một xuyên suốt dòng lịch sử. Tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử, khi tương quan lực lượng giữa Hán Việt mạnh yếu khác nhau, khi nước ta ổn định, Hán tộc suy yếu thì chủ trương hoà hoãn yêu cầu nước ta chấp nhận thông hiếu và cống nạp lấy lệ dù chỉ trên hình thức là được. Hán Cao Tổ đã phải cử Lục Giả sang Nam Việt phong vương cho Triệu Đà để xin thiết lập quan hệ ngoại giao, cho sứ giả hai nước qua lại với nhau. Khi Hán tộc mạnh thì sớm muộn trước sau gì chúng cũng xâm lược đánh chiếm nước ta để bành trướng thế lực xuống cả vùng Đông Nam Á. Ngược lại trong suốt ngàn năm độ hộ, khi Hán tộc suy yếu thì dân tộc ta lại vùng lên đánh đuổi quân giặc ra khỏi lãnh thổ giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc.
Lịch sử đã chứng minh là khi Triệu Vũ Đế thành lập một quốc gia Nam Việt hùng cường thì Hán Văn Đế phải hạ mình, dùng lời lẽ hết sức là khiêm tốn giao trả hoàn toàn lãnh thổ nước Văn Lang xa xưa của Việt Tộc để xin "hai nước được thông hiếu như xưa". Thậm chí, Hán Văn Đế phải cách chức tướng quân Bác Dương Hầu theo yêu cầu của Triệu Vũ Đế và phải đặt chức quan Thủ Ấp trông coi tu chỉnh mộ phần Tổ tiên cha mẹ Triệu Vũ Đế, hàng năm cúng tế bốn mùa và thưởng hậu cho các anh em của Triệu Vũ Đế còn ở trong lãnh thổ Hán. Mãi tới năm 111 TDL thì Hán Vũ Đế mới thôn tính được quốc gia Nam Việt, mở đầu cho thời kỳ Hán tộc thống trị nước ta...
Tuesday, January 24, 2017
Tuấn Khanh – Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?
BY UYÊN NGUYÊN on THÁNG MỘT 24, 2016 • ( 19 )
Đầu năm 2016 này, tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ công bố cho biết họ đóng cửa đến 154 điểm buôn bán trên toàn nước Mỹ. Nếu tính luôn từ năm 2010 đến này, đã có 269 cửa hàng Walmart đóng cửa trong tổng số 11.000 cửa hàng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Con số nhìn vào thì không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế đánh giá đó là bước khởi đầu sự sa sút quan trọng của tập đoàn Walmart.
Việc đóng cửa hàng loạt của tập đoàn Walmart có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những lý do luôn được người dân Mỹ quan tâm, đó là làn sóng chỉ trích các hệ thống bán lẻ của Walmart đã tận dụng nguồn hàng giá rẻ làm từ Trung Quốc, gây thương tổn cho nền kinh tế nước nhà, cũng như gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng trăm ngàn người lao động Mỹ.
Việc nhập siêu hàng từ Trung Quốc trong chiến lược tạo giá cạnh tranh tuyệt đối của Walmart thoạt đầu có vẻ như được người tiêu dùng ủng hộ, thế nhưng dần dần người ta nhận ra rằng, việc bán hàng giá rẻ đó cũng là một cách hủy diệt quốc gia.
Amy Traub, nhà phân tích chính sách kinh tế hàng đầu của Mỹ, đã từng tố cáo việc ích kỷ tạo lợi nhuận của các công ty thích nhập hàng rẻ từ Trung Quốc đang tàn phá ngành công nghiệp Mỹ. Riêng với Walmart, bà Amy từng nêu bảng phân tích 10 điểm vô cùng nguy hại. Trong đó, đáng lo ngại nhất là im lặng đẩy mạnh nạn thất nghiệp ở nước Mỹ, lên đến 400,000 người (số liệu 2015), đổi bằng con số 20.000 công nhân Trung Quốc bị bóc lột bằng giá lao động rẻ mạt. Không chỉ riêng Ưalmart, mà tất cả các công ty, hãng xưởng đang có khuynh hướng đặt mua hàng giá rẻ từ Trung Quốc đều phải đối diện với lời chỉ trích nặng nề rằng đã đã khiến một lớp công nhân Mỹ chỉ có thể sống bằng lương tối thiểu, đói nghèo, và các nhà máy nội địa phải đóng cửa.
Trong những ngày ở Mỹ vào năm ngoái, tôi chứng kiến những nhóm xã hội dân sự đấu tranh quyết liệt cho quyền lợi lao động và kinh tế của nước Mỹ. Các nhân viên của các hệ thống bán hàng này được lệnh đi tìm và gỡ bỏ các miếng dán trên các kệ hàng, do các nhà hoạt động xã hội chia nhau đi gắn vào, hoặc đứng trước cửa các cửa hàng đó, với nội dung rất mạnh mẽ “Hãy tẩy chay Walmart”, “Đây không phải là nơi có hàng được sản xuất từ nước Mỹ”, “Hàng Trung Quốc từ Walmart đang hủy diệt nước Mỹ”… Trong làn sóng ấy, các món hàng được sản xuất từ Mỹ, lúc này được in nhãn “made in USA” thật to và kiêu hãnh trên sản phẩm, được mọi người chọn mua như một cách chống lại sự xâm lăng hàng hóa từ Trung Quốc hoặc như mọt động thái ái quốc. Rõ ràng là ở một nơi có ý thức, ngay cả việc được hưởng thụ hàng hoá giá rẻ, người ta cũng phải giật mình và hỏi rằng “rồi công nhân mình sẽ sống ra sao?”.
Người của mình rồi sẽ sống ra sao? Đó là câu hỏi như đang bị lãng quên.
Những mùa hoa trái, nuôi giữ của Việt Nam hàng năm cứ luôn bị hụt hẩng do thương lái Trung Quốc hứa hẹn rồi biến mất trong một chuỗi kế hoạch độc ác. Nông dân ngồi khóc ròng trên vệ đường, người trồng trọt đổ bỏ và cho heo, bò ăn để đỡ xót của vẫn diễn ra hàng năm. Vẫn chưa thấy một quan chức nào đủ dũng khí đập bàn và quát lên rằng “rồi nông dân mình sẽ sống ra sao?”.
Sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bởi lòng tham và dốt nát về nội lực quốc gia đang giết mòn đất nước. Cứ nhìn vào số nhập siêu của Việt Nam đối với hàng Trung Quốc mà kinh sợ: Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – tiến sĩ Lê Quốc Phương cho hay con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỉ USD vào năm 2014, tức tăng 144 lần. Năm 2015, con số còn cao hơn nữa.
Hiện tại ở Việt Nam, các công ty lớn, vỗ ngực tự xưng là thành đạt là “made in Việt” như Tôn Hoa Sen, Number One (Tân Hiệp Phát)… rồi mới đây là Trà Ô long Tea + Plus của Pepsi cũng đều lệ thuộc nặng nề vào nguồn hàng của Trung Quốc. Tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết trong 94 ngành nghề của Việt Nam, đã có tới 40 ngành chết dính với nguồn từ Trung Quốc. Đó là chưa nói đến độ kém chất lượng của thương phẩm, các sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang bủa vây người Việt như một cuộc hủy diệt im lặng, cũng không thấy ai có đủ một trái tim Việt Nam thương giống nòi mà kêu gọi “rồi người Việt mình sẽ sống ra sao?”.
Nhưng bên cạnh đó, mọi người dân Việt Nam cũng cần phải tự hỏi: Hàng Trung Quốc dễ dàng nhập vậy, đem lại nhiều vấn nạn như vậy, mà nhiều năm, sao lắm cơ quan hải quan, kiểm tra tốn kém tiền thuế dân, vẫn “ra vẻ” bất lực. Hơn 300 tấn hoa quả độc hại của Trung Quốc mà từ năm 2014, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản của Việt Nam gửi công văn sang Bắc Kinh, đòi Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc trả lời vì sao cố ý nhập vào Việt Nam, đến 2016 vẫn không thấy hồi âm. Vì sao? Vì cơ quan đồng cấp của Bắc Kinh coi thường Việt Nam, hay vì có quá nhiều uẩn khúc ở cửa khẩu khiến mọi thứ phải im lặng? Loại im lặng mà tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu của trường Đại học Việt Đức từng nói rằng loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có giá 1 đồng, nhưng nhờ đút lót 3 đồng nên cái gì cũng trôi.
Cái gì cũng trôi, số phận con người, nội lực của một quốc gia cũng trôi đi.
Đã từng có các bài báo, các lời kêu gọi người Việt hãy mua hàng giúp nhau, cứu nhau và những lúc xốn xang, khốn khó. Giữa những lúc thương lái Trung Quốc cười gằn và biến mất, để lại một thị trường của những nong dân Việt nghèo và cả tin đầy những hoảng loạn. Nhưng người Việt tự mình khong thể gồng gánh nhau, níu nhau sống mà thiếu một chính sách quyết liệt với anh “bạn vàng”, mà vốn lâu nay các quan chức có trách nhiệm vẫn vẫn hô hoán với màu sắc sân khấu.
Tết Bính Thân này, hàng trung Quốc lại ngập các cửa khẩu Việt Nam. Những tiếng lo lắng lại bật lên ở nhiều nơi. Những trái dưa hấu, những quà bánh, những cành hoa đẫm mồ hôi người nông dân nghèo Việt Nam lại phải gồng gánh trận đấu không cân sức: hàng giá rẻ và sự tiếp tay của trục ác hám lợi, quên cả đất nước mình. Những mùa Tết mà nông dân buồn thiu chở đầy thuyền hoa Tết ế ẩm trở lại quê, những hàng trái cây bán thảo bán đổ để lấy chút tiền vốn… có thể sẽ tái hiện lại ở năm nay. Thật xót xa. Tôi bỗng lại nhớ những tấm băng-rôn mà những người lao động Mỹ căng trên các ngã đường vào Walmart: “Bring our America Back” (Hãy trả lại nước Mỹ của chúng tôi). Mùa xuân này, tôi cũng muốn giăng một biểu ngữ như vậy, “Hãy trả lại một Việt Nam!”, một Việt Nam của tôi!
- Nhạc sĩ Tuấn Khanh, ảnh: Nguyên Nguyên
Saturday, January 21, 2017
Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?
Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội vừa khánh thành tượng ông Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của ngành công an Liên Xô.
Theo báo Việt Nam, buổi lễ có sự tham gia của các quan chức ngành công an Việt Nam và ông Vadim Bublikov, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và đại diện Trung tâm Văn hóa Nga tại Hà Nội.
Một bài trên báo Việt Nam viết:
"Ngày 20/01/2017, Học viện CSND đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Tượng nhà cách mạng Ph. D. Dgiec-zen-xki, người sáng lập cơ quan Công an Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới với câu nói nổi tiếng: "Người cán bộ Công an phải có cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch."
Cách mạng và phản cách mạng
Theo Bách khoa Toàn thư Anh (Britannica) Felix Dzerzhinsky sinh năm 1877 tại Kaunas (Kovno, Lithuania, khi đó thuộc Đế chế Nga) trong gia đình quý tộc nghèo người Ba Lan.
Cũng tại đây ông gia nhập Đảng Xã hội Dân chủ năm 1895 và bị cảnh sát Nga hoàng bắt vì hoạt động lật đổ.
Ông bị đầy đi Siberia nhưng bỏ trốn và tham gia Cách mạng Nga 1905.
Trở thành lãnh tụ của Đảng Xã hội Dân chủ Ba Lan-Lithuania và thuyết phục được đảng này hợp nhất với đảng cùng tên ở Nga.
Trong thời gian nổ ra Cách mạng Nga tháng 2/1917, ông vẫn đang bị cầm tù nhưng sau được thả và đóng vai trò trọng yếu trong Cách mạng tháng Mười.
Ngày 20/12/1917 ông được Lenin bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Uỷ ban chống phản cách mạng và phá hoại trên toàn Nga. Cái tên hiền lành này được rút gọn là Cheka, và chính là bộ máy công an của Liên Xô thời kỳ đầu.
Cheka đã giúp Lenin giữ gìn nền độc tài bằng các cuộc xử tử tùy thích bất cứ ai chính quyền Xô Viết coi là kẻ thù, theo Britannica.
Dzerzhinsky cũng là người đầu tiên lập ra các trại tập trung ở Nga, và có tiếng là "một lãnh đạo cộng sản không khoan nhượng, không tham nhũng và cuồng tín".
Theo Stephen Dalziel, phóng viên chuyên về Nga của BBC News , trong giai đoạn ngay sau khi Lenin lên nắm quyền ở Nga, "ít nhất nửa triệu người đã bị xử tử".
Britannica viết rằng trong cuộc chiến Liên Xô đánh Ba Lan năm 1919-20, ông Dzerzhinsky được giao nhiệm vụ lập ra Ủy ban Cách mạng Ba Lan để về lập chính quyền Bolshevik nếu Hồng quân thắng lợi.
Nhưng sau thất bại của họ, kế hoạch đó không thành và Dzerzhinsky rời ngành an ninh sang nắm vị trí Chính ủy Giao thông năm 1921.
Sang năm 1922, trong nỗ lực hạn chế quyền hành của Cheka mà lúc đỉnh cao có trên 250 nghìn quân, chính quyền Liên Xô trao lại ngành an ninh cho Cục Chính trị Quốc gia GPU.
Sau khi Lenin qua đời, Dzerzhinsky ủng hộ Stalin nhiệt thành và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Tối cao Liên Xô.
Ông bị đột quỵ và chết khi đang dự họp Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1926.
Ba Lan đánh giá khác Nga
Tại Ba Lan thời phụ thuộc vào Liên Xô (1945-1989), tên của Dzerzhinsky được đặt cho nhiều đường phố.
Nhưng sau 1990, các tên phố và tượng đài Dzerzhinsky bị bỏ.
Ngày nay, quan điểm khá phổ biến tại Ba Lan coi ông Dzerzhinsky là kẻ phản lại quyền lợi dân tộc Ba Lan và là 'Đồ tể Đỏ'.
Ngoài chuyện đem quân Liên Xô đánh Ba Lan năm 1920, Dzerzhinsky được cho là đóng vai trò chính trong các vụ tàn sát người Nga bị quy kết là 'phản cách mạng'.
Theo một bài trên trang của Đài Tiếng nói Ba Lan về lịch sử:
"Tháng 10/1918, những công nhân tại Moscow đình công và bị vây bắt, quy kết là phản cách mạng và xử bắn bằng súng máy. Tại Petrograd, nhiều người bị lĩnh án tử hình, tay họ bị trói cùng nhau, và đến đêm bị đẩy lên các xà lan gỗ, đem ra ném xuống Vịnh Phần Lan. Người ký các lệnh đó chính là Felix Dzerzhinsky."
Nhưng cũng có sự tìm tòi giải thích vì sao người Ba Lan này lại trở thành nhân vật duy nhất có vị trí cao trong hệ thống Xô Viết và có hành động như vậy.
Giáo sư Pawel Wieczorkiewicz trong loạt bài 'Các nhân vật của Thế kỷ 20' giải thích Dzerzhinsky luôn "phục tùng hoàn toàn Lenin" trong các chiến dịch khủng bố và sẵn sàng làm tất cả để chế độ Xô Viết không mất quyền.
Làn sóng trấn áp được Dzerzhinsky đẩy lên cao độ năm 1918 sau vụ Lenin bị ám sát không chết.
Mặt khác, trong một bài trên trang tin Wiadomosci (10/11/2012), bà Marta Tychmanowicz tìm lại các sử liệu mới nhất nói ông Dzerzhinsky đã cưới vợ ở nhà thờ trong một buổi lễ của Công giáo La Mã.
Bài báo 'Cuộc đời hai mặt của Felix tay đẫm máu - người Ba Lan nhưng là cha đẻ của chủ nghĩa khủng bố Xô Viết' cho rằng ông Felix Dzierzinsky và bà Zofia Muszkat đã quỳ xuống trước cha đạo nhận lời ban phước trong nhà thờ Thánh Mikolaj ở Krakow ngày 10/11/1910.
Các tài liệu mới nhất về cuộc đời ông Dzerzhinski do Giáo sư sử học Michal Glowinski mô tả đây là một người xuất thân từ gia đình quý tộc sa sút vùng biên địa (Ba Lan - Lithuania) và có đời nhiều thất bại.
"Ông ta không học hành đến nơi đến chốn, bằng tú tài cũng không có, và bỏ học để trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp."
Năm 1920 sau khi đã là thành viên Đảng Xã hội Chủ nghĩa Ba Lan, ông bỏ sang theo Liên Xô và gia nhập Hồng quân.
Ông Dzerzhinsky cuối cùng "đã trở thành người lãnh đạo tàn bạo của tổ chức đứng đằng sau làn sóng khủng bố Bolshevik", theo giáo sư Glowinski.
Còn bà Zofia, sinh ra tại Warsaw và có bằng đại học âm nhạc, đã sang Liên Xô sống cùng ông Dzerzhinsky cho đến khi qua đời năm 1968 và chỉ quay về thăm Ba Lan một vài lần.
Tượng 11 tấn của ông Dzerdzinsky từng đứng trước Bộ Công an Liên Xô nhưng sau bị kéo đi và đưa vào một công viên năm 1991.
Tuy thế, nước Nga hiện nay không chia sẻ quan điểm lên án ông Dzerzhinsky như tại Ba Lan, quê hương của ông.
Hồi giữa năm 2015, một số nhóm cộng sản ở Nga lên tiếng đòi đưa bức tượng trở lại lên bệ, theo phóng viên BBC Sarah Rainsford từ Moscow.
Bức tượng Dzerzhinsky tại Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội có cơ hội trở thành tượng mới nhất của ông được dựng trên thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ.
Monday, January 16, 2017
Friday, January 13, 2017
Thursday, January 12, 2017
Tuesday, January 10, 2017
Donald Trump – Con chim báo bão
Nguyễn-Xuân Nghĩa
January 2, 2017
Thế giới vừa trải qua một năm 2016 đầy bất ngờ thì nên tự chuẩn bị cho một năm 2017 còn nhiều biến động hơn nữa, với trung tâm sẽ là Hoa Kỳ, siêu cường có nền kinh tế và hệ thống quân sự vẫn còn ảnh hưởng toàn cầu.
Chúng ta thường nói đến sự đổi thay qua ẩn dụ “biển dâu,” biển xanh bỗng lại biến thành nương dâu. Những biến động ấy thật ra âm ỉ đã lâu, nhưng ít được thấy, cho tới khi gây ra những thay đổi mà chúng ta gọi là “bỗng,” vì bị bất ngờ. Nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ cũng chẳng thoát quy luật đó từ thời lập quốc: trung bình thì cứ hai thế hệ, chừng 50 năm, lại có một đợt thay đổi sau nhiều chuyển động ngầm ở dưới đáy có thể kéo dài cả chục năm. Nhìn về quá khứ, nếu không từ 70 năm trước vào năm 1947 quá xa xôi của thời Chiến tranh lạnh thì cũng từ mươi năm trước khi khủng hoảng tài chánh và nạn tổng suy trầm 2008-2009 dẫn tới bốn hậu quả lớn. Thứ nhất, khối hậu công nghiệp Âu-Mỹ-Nhật đều tăng trưởng thấp hơn. Tại các nước Tây phương là sự bùng phát của chủ nghĩa quốc gia nhân danh quyền dân để phủ nhận sự thống trị của các cơ chế quốc tế và đả phá vai trò quá lớn của quan hệ hay hiệp ước thương mại, trong đó có TTIP dang dở giữa Hoa Kỳ và Âu Châu, có Hiệp Ước TPP đã ký kết mà bị Hoa Kỳ gác lại, hay cả hiệp ước NAFTA đã thi hành từ 1994. Thứ ba là tình trạng bất ổn suy sụp của các nước lệ thuộc vào giao thương quốc tế như Đức, Nam Hàn, Trung Cộng, vì ngoại thương sút giảm và các nước chưa thể xuất cảng lên cung trăng để kích thích sản xuất. Sau cùng các nước bơm tiền và phá giá để cạnh tranh còn kịch liệt hơn và thực tế mở ra một trận chiến mậu dịch bằng ngoại tệ trước khi người ta nói đến chủ trương bảo hộ mậu dịch.
Bàng bạc bên dưới, chuyển động ngầm và mãnh liệt là “chủ nghĩa quốc gia” tái xuất hiện tại nhiều nơi và đe dọa trật tự toàn cầu đã thành hình từ 70 năm trước. Năm 2017 càng thấy ra điều ấy nên ta cần tự chuẩn bị cho nhiều biến động lớn hơn.
Nói đến viễn ảnh 2017, chúng ta phải khởi sự từ Hoa Kỳ vì quốc gia này có hệ thống kinh tế và bộ máy quân sự giàu mạnh nhất, với ảnh hưởng toàn cầu và cũng vừa qua một cuộc cách mạng xã hột có nội dung phát huy chủ nghĩa quốc gia mà ông Donald Trump sớm hiểu ra và trở thành biểu tượng cho nên thắng cử và nay đang giải thích nội dung của chủ nghĩa ái quốc về an ninh lẫn kinh tế.
Sự bất mãn của nhiều người manh nha đã lâu, từ Âu sang Mỹ, mà giới học giả và truyền thông không thấy ra. Vì vậy, các chính đảng cổ điển đều thất cử, các xu hướng cực đoan ở ngoài lề thắng lớn tại nhiều nơi mà vẫn bị coi thường. Thời sự 2017 sẽ là khủng hoảng của truyền thông vì tưởng mình biết hết mà chỉ là con vẹt nhắc lại mấy chân lý giả tạo của giới thượng lưu chính trị và không theo kịp sự chuyển động hay nổi giận của xã hội.
Tại Hoa Kỳ, sự nổi giận manh nha từ cuộc bầu cử năm 2010 khi phe bảo thủ giúp đảng Cộng Hòa chiếm lại Hạ viện mà các bậc trưởng thượng của đảng chẳng nhìn ra nên thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Sau đấy, đảng vẫn không hiểu ra sự phẫn nộ của thành phần cử tri nòng cốt. Qua năm 2014, Cộng Hòa thắng lớn tại Quốc hội nhờ phe bảo thủ mà các bậc trưởng thượng vẫn chưa hiểu nên đòi chặn làn sóng đã đưa một tay ngang là Donald Trump lên đỉnh. Mà chặn không nổi.
Bên Dân Chủ còn tệ hơn vì gây sự phẫn nộ mà bất cần khi duy trì chính sách kinh tế bao cấp và vận động thiểu số làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của thành phần ưu tú có nếp sống sa hoa phóng đãng mà bất chấp sự lầm than kinh tế xã hội ở dưới. Bà Hillary Clinton thất cử vì đã gian lại kiêu, đảng Dân Chủ bị nặng hơn mà chưa biết. Lý do không biết là vì cái tài hùng biện của Tổng Thống Barack Obama và vì ảo giác là lần đầu tiên Hoa Kỳ có một tổng thống da đen có vẻ cấp tiến.
Thực tế thì trong ba cuộc bầu cử không có ông Obama, là 2010, 2014 và 2016, đảng Dân Chủ đại bại tại cả Hạ Viện, Thượng Viện, cấp Thống Đốc. Năm 2010 thì giữ đa số tại 60 trong 99 quốc hội tiểu bang, nay chỉ còn 30! Sống tại California trong túi đảng Dân Chủ và cứ nghe truyền thông thì ta khó thấy ra chuyển động ấy của Hoa Kỳ!
Nhìn vào tương lai thì ông Donald Trump chỉ là triệu chứng, chứ không là động lực cách mạng nhằm phát huy và bảo vệ quyền lợi an ninh của nước Mỹ và quyền lợi kinh tế dân Mỹ. Sau khi đắc cử, ông Trump làm hai việc đáng chú ý là chọn ban tham mưu và thăm các tiểu bang đã giúp ông thắng cử. Người ta tưởng ông ta ham đi đây đó để nói cho vui, chẳng khác Obama! Thật ra ông đi từng nơi là để củng cố hậu thuẫn của quần chúng cho những gì sẽ làm. Quần chúng đó sẽ giúp ông tranh đấu với Quốc Hội, Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. Ông Trump hiểu rằng tổng thống Mỹ không có toàn quyền mà phải chia quyền với lập pháp và ông trực tiếp nói với người dân, qua đầu truyền thông và các chính khách.
Khi lập ban tham mưu, ông Trump tìm ba thành phần là chiến tướng có trí tuệ, doanh gia có thành tích và người có kinh nghiệm từ đời sống thật, hơn là các học giả hay chính khách. Người ta đả kích lối chọn lựa đó mà không thấy Hoa Kỳ có vấn đề cần giải quyết chứ không thể tiếp tục theo lối cũ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà giới đả kích là chính khách, học giả và truyền thông!
Còn đảng Dân Chủ thì vẫn cố xoay ngược kết quả bầu cử với sự yểm trợ công khai của Tổng thống sắp mãn nhiệm vì ông Obama cần bảo vệ di sản “cải tạo” của mình…
Tổng Thống Donald Trump được quần chúng đưa lên để thay đổi hiện trạng và ông vẫn nói đến những thay đổi tốt đẹp hơn cho Hoa Kỳ. Trong lịch sử cận đại của Mỹ, có hai tổng thống gặp hoàn cảnh tương tự là Franklin Roosevelt bên Dân Chủ và Ronald Reagan bên Cộng Hòa khi kinh tế suy thoái và quốc gia bị bên ngoài thách đố. Thời Roosevelt là biến động từ Âu sang Á dẫn tới đại chiến; thời Reagan là sự sa sút tinh thần của Hoa Kỳ sau thảm bại Việt Nam và trước đà bành trướng của Liên Xô.
Bài toán của ông Trump khó hơn vì chẳng được đa số như hai vị kia, lại còn gặp sự hoài nghi bên Cộng Hòa và sự chống phá cay cú của đảng Dân Chủ chưa kịp lột xác. Ngược lại, từ bên ngoài, các đồng minh lẫn đối thủ thì đều rõ đây không là đoạn kết mà chỉ là bước đầu của trận đấu mới, trong đó ai cũng muốn chiếm thượng phong vì vậy, 100 ngày đầu sẽ quyết định về Chính quyền Trump.
Ông mà đem lại niềm tin thì giới dân cử Hạ Viện sẽ ủng hộ, nếu không, vì sợ bị thất cử vào năm 2018, họ sẽ chống.
Sau khi ông Trump thắng cử, thị trường cổ phiếu vọt tăng giá lên mức kỷ lục khiến người ta lạc quan nói đến một kỷ nguyên mới. Thật ra, trong lãnh vực kinh tế tài chánh, thị trường chứng khoán có hai loại là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Thị trưởng cổ phiếu là phản ứng tâm lý trước các biến chuyển kinh tế, còn thị trường trái phiếu mới là linh hồn của sự chuyển động tài sản. Thị trường hối đoái hay mua bán ngoại tệ chỉ là biến thái từ thị trường trái phiếu vì đồng bạc lên hay xuống giá so với ngoại tệ khác là do khác biệt lãi suất nên ảnh hưởng đến phân lời. (Truyền thông của ta nên dịch đúng interest là lãi suất và yield là phân lời!)
Nói về trái phiếu, là tờ giấy nợ, thì mối nguy số một của Hoa Kỳ là gánh nợ.
Tổng Thống Donald Trump thừa hưởng di sản Obama là gánh nợ liên bang gần $20 ngàn tỷ sau tám năm tăng chi. Ông còn một di sản khủng khiếp hơn, là gánh nợ của quỹ An Sinh Xã Hội và Trợ Cấp Y Tế tích lũy từ lâu và sẽ sụp đổ vì tuổi thọ tăng, dân số lão hóa, người hưởng tiền An Sinh và cần dịch vụ y tế chiếm tỉ lệ cao hơn thành phần lao động góp tiền cho hai quỹ này. Chưa kể là lớp người Hậu Chiến, sinh sau Thế Chiến, từ 1946 tới 1964, sẽ ồ ạt về hưu và cần tiền hưu liễm.
Vì vậy, chính sách kinh tế nhằm nâng sản lượng và tạo ra việc làm sẽ bị kẹt nếu lại giải quyết bằng tăng chi khi bội chi ngân sách lên tới ngàn tỷ và sẽ lên tới 2,000 tỷ một năm, bên trong có cả tiền lời của khối nợ 20 ngàn tỷ từ nay sẽ thành đắt hơn, khi lãi suất và phân lời cùng tăng.
Qua các chi tiết được trình bày, ông Trump cố kích thích sản xuất bằng kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở ruỗng nát của Hoa Kỳ, nhưng không tài trợ bằng tăng chi ngân sách như các chính quyền trước vì lại chất thêm núi nợ đã quá cao. Ông khuyến khích tư doanh tham gia việc xây dựng và phát triển đó qua biện pháp giảm thuế. Ngoài ra, ông đòi làm cuộc cách mạng luật lệ để thay đổi môi trường kinh doanh cho tiểu doanh thương được làm ăn tự do hơn chứ không chết cứng trong hệ thống kiểm soát nhiêu kê có tới 10 vạn trang của chính quyền.
Tinh thần kinh tế nổi bật của Trump là cải tiến niềm tin và năng suất thay vì cải tạo xã hội theo ý thức hệ của Obama. Nếu thành công, ông ta làm tiếp cuộc cách mạng chính trị là giới hạn khả năng tăng chi của Quốc Hội để dần dần quân bình lại nền tài chánh công quyền. Nếu ông thất bại, vị tổng thống kế nhiệm phải thực hiện việc này từ năm 2020 trở về sau. Năm 2017 vì vậy mới chỉ là màn đầu của nhiều thay đổi lớn bên trong nước Mỹ khi Donald Trump xuất hiện như con chim báo bão. Với bên ngoài? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong một kỳ khác.
Chúc mừng năm mới, với dây lưng an toàn!
Subscribe to:
Posts (Atom)