Tổng thống Miến Điện: Giai đoạn cải cách kinh tế bắt đầu
Công trường xây dựng cảng mới tại Sittwe do tập đòan Ấn Độ Essar Group đầu tư (Ảnh chụp ngày 19/5/2012).
REUTERS/Damir Sagolj
Hãng thông tấn AFP đưa tin, ngày hôm nay 19/06/2012, tổng thống Miến Điện Thein Sein tuyên bố, sau giai đoạn cải cách chính trị và hòa giải dân tộc năm vừa qua, chính phủ Miến Điện bước vào giai đoạn hai của cuộc cải cách, với trọng tâm là phát triển kinh tế.
Trong một diễn văn trên truyền hình, tổng thống Thein Sein khẳng định sẽ nỗ lực để đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Miến Điện lên 7,7%/năm trong vòng 5 năm tới, với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Tổng thống Miến Điện nhấn mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ quan tâm đến Miến Điện, nếu như « họ được pháp luật bảo vệ ». Ông Thein Sein cũng cho biết, bộ luật đầu tư nước ngoài sẽ « sớm » được thông qua, nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. Phiên họp tới của Quốc hội Miến Điện sẽ khai mạc ngày 04/07.
Tổng thống Thein Sein tuyên bố sẽ thành lập một « ủy ban tư nhân hóa » để kích thích các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Miến Điện, vốn cho đến giờ là độc quyền của các doanh nghiệp lớn của nhà nước, đặc biệt là các ngành viễn thông, năng lượng, giáo dục và y tế. Trong hiện tại, cỗ máy kinh tế của Miến Điện chủ yếu nằm trong tay những người thân cận với giới quân sự và quan chức, di sản của thời kỳ quân đội nắm quyền điều hành đất nước.
Xin nhắc lại là, tổng thống Miến Điện, vốn là thủ tướng trong chính quyền quân sự, đã làm thế giới phải ngạc nhiên, khi tiến hành một loạt các cải cách chính trị, ngay sau khi lên đứng đầu chính phủ dân sự tháng 3/2011. Hàng trăm tù chính trị đã được trả tự do và đối lập được tham gia hoạt động chính trị. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi bị cầm tù nhiều năm, nay trở thành dân biểu và đang có chuyến công du Châu Âu.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, còn phải nhiều năm gian khó nữa, thì tiềm năng kinh tế rất lớn của Miến Điện mới có thể được khai thác. Lý do là : Khuôn khổ pháp lý của Miến Điện rất lỗi thời, các cơ sở hạ tầng thì yếu kém, bộ máy tư pháp thì phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực chính trị.
Trong số các cải cách trong lĩnh vực kinh tế mới được chính quyền Miến Điện tiến hành, đáng lưu ý có việc thả nổi kyat, đồng tiền của Miến Điện, vào tháng Tư vừa rồi. Cải cách này được giới phân tích đáng giá cao, cho phép chấm dứt sự tồn tại song song nhiều tỷ giá hối đoái, bị coi như là một trở lực đối với sự phát triển kinh tế.
Tổng thống Miến Điện nhấn mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ quan tâm đến Miến Điện, nếu như « họ được pháp luật bảo vệ ». Ông Thein Sein cũng cho biết, bộ luật đầu tư nước ngoài sẽ « sớm » được thông qua, nhưng không đưa ra thời gian cụ thể. Phiên họp tới của Quốc hội Miến Điện sẽ khai mạc ngày 04/07.
Tổng thống Thein Sein tuyên bố sẽ thành lập một « ủy ban tư nhân hóa » để kích thích các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Miến Điện, vốn cho đến giờ là độc quyền của các doanh nghiệp lớn của nhà nước, đặc biệt là các ngành viễn thông, năng lượng, giáo dục và y tế. Trong hiện tại, cỗ máy kinh tế của Miến Điện chủ yếu nằm trong tay những người thân cận với giới quân sự và quan chức, di sản của thời kỳ quân đội nắm quyền điều hành đất nước.
Xin nhắc lại là, tổng thống Miến Điện, vốn là thủ tướng trong chính quyền quân sự, đã làm thế giới phải ngạc nhiên, khi tiến hành một loạt các cải cách chính trị, ngay sau khi lên đứng đầu chính phủ dân sự tháng 3/2011. Hàng trăm tù chính trị đã được trả tự do và đối lập được tham gia hoạt động chính trị. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi bị cầm tù nhiều năm, nay trở thành dân biểu và đang có chuyến công du Châu Âu.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, còn phải nhiều năm gian khó nữa, thì tiềm năng kinh tế rất lớn của Miến Điện mới có thể được khai thác. Lý do là : Khuôn khổ pháp lý của Miến Điện rất lỗi thời, các cơ sở hạ tầng thì yếu kém, bộ máy tư pháp thì phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực chính trị.
Trong số các cải cách trong lĩnh vực kinh tế mới được chính quyền Miến Điện tiến hành, đáng lưu ý có việc thả nổi kyat, đồng tiền của Miến Điện, vào tháng Tư vừa rồi. Cải cách này được giới phân tích đáng giá cao, cho phép chấm dứt sự tồn tại song song nhiều tỷ giá hối đoái, bị coi như là một trở lực đối với sự phát triển kinh tế.
No comments:
Post a Comment