Thursday, April 30, 2015
NGÀY QUỐC NẠN
Thích Thiện Minh
Ngày 30 tháng 4 năm 75: Quốc nạn
Ngày kinh hoàng, thế giới chẳng quan tâm
Ngày quân Cộng chiếm miền Nam
Ngày dân sống cảnh tối tăm đọa đày!
Ngày Cộng sản độc tài thống trị
Ngày dân lành phiền lụy âu lo
Ngày không hạnh phúc ấm no
Ngày không Ðộc lập, Tự do, Nhân quyền!
Ngày dân chúng Vượt biên nước khác
Ngày thi hành luật pháp bất minh
Ngày làm vỡ mộng dân tình
Ngày dân mất hẳn niềm tin già Hồ!
Ngày xây dựng đắp tô thù hận
Ngày bao người lỡ vận quyền cao
Ngày đời lắm cảnh gian lao
Ngày bao tầng lớp đi vào nhà giam!
Ngày Cộng sản ác tâm khủng bố
Ngày trả thù máu đổ phơi thây
Ngày nầy máu nhuộm đó đây ..
Ngày gieo tang tóc đắng cay hận sầu!
Ngày hạnh phúc vì đâu tan vỡ
Ngày trẻ thơ bỏ lỡ học hành
Ngày em xa chị xa anh
Ngày chồng xa vợ, con đành xa cha!
Ngày bỏ cả cửa nhà tráng lệ
Ngày vào vùng kinh tế khai hoang
Ngày thương bao kẻ thác oan
Ngày căm bao kẻ ác gian lộng hành!
Ngày bao kẻ cam đành hưu nghỉ
Ngày lắm tên cố vị tham quyền
Ngày người về chốn điền viên ..
Ngày tên bảo thủ trung kiên độc tài!
Ngày lắm kẻ xích bài tôn giáo
Ngày nhiều tên khát máu hung tàn
Ngày người thì muốn cầu an
Ngày tên vô lại bạc vàng đô la!
Ngày bao kẻ tiêu pha phung phí
Ngày tiêu xài công quỹ lu bù
Ngày tên tham nhũng không tù
Ngày tên hối lộ có dù bao che!
Ngày đảng phái có phe có cánh
Ngày tị hiềm so sánh hơn thua
Ngày rao bằng cấp bán mua
Ngày trung “phản động”, a dua“anh hùng"!
Ngày tham nhũng ung dung thụ hưởng
Ngày vào tù còn sướng hơn quan
Ngày tù xe cộ dọc ngang
Ngày tù ăn uống nhậu hàng rượu tây!
Ngày thực tế phơi bày công chúng
Ngày chánh tà sai đúng phân minh
Ngày ai vì nước quên mình
Ngày quân Cộng sản phản dân quên nguồn!
Ngày ghi chép càng buồn trang sử
Ngày tang sầu chứng cứ còn đây
Ngày này sử khó mờ phai
Ngày vừa quốc nạn, vừa ngày quốc tang!
Ngày tù tội thân tàn ma dại
Ngày người thân chờ đợi nhớ nhung
Ngày gieo giông tố bão bùng
Ngày trời nhỏ lệ khóc chung dân tình!
Ngày bè lũ tập đoàn thống trị
Ngày hiện hình ác quỷ ma vương
Ngày xây hàng loạt khám đường
Ngày tù toàn quốc bốn phương tử hình!
Ngày hàng vạn chiến binh cải tạo
Ngày vô thần vô đạo cuồng ngông
Ngày gây tội lỗi chất chồng
Ngày thâu tài sản sung công bạc tiền!
Ngày Cộng sản tuyên truyền duy vật
Ngày vắng chùa, thánh thất, nhà thờ
Ngày này tôn giáo nguy cơ
Ngày cha, sư sãi, ma sơ tù đày!
Ngày khẩu hiệu chiêu bài yêu nước
Ngày đưa ra sách lược Mác Lê
Ngày này dân chúng chán chê
Ngày nay bạo ác hơn Lê Ngọa triều!
Ngày thống trị lưỡi lê đầu súng
Ngày mị dân lợi dụng phỉnh lừa
Ngày này quyền lực hơn vua
Ngày này dân thiếu quan thừa của riêng!
Ngày phục vụ lợi quyền của Ðảng
Ngày dối lừa Cách mạng vì dân
Ngày toàn một lũ vô nhân
Ngày gieo đất nước muôn phần họa tai!
Ngày dân muốn nhắm ngay đôi mắt
Ngày sợ nhìn sự thật phũ phàng
Ngày dân rên siết than van
Ngày ngươi lạc nẻo thời gian trả lời!
Ngày đi ngược lòng người khát vọng
Ngày bại vong trầm trọng nặng nề
Ngày nguy khủng hoảng mọi bề,
Ngày này cán bộ ủ ê tơ vò!
Ngày trả giá tự do bằng máu
Ngày vi phạm thô bạo nhân quyền
Ngày tham tước đoạt của tiền
Ngày sung tư hữu tài quyền còn chi!
Ngày Hiệp định Paris giẫm đạp
Ngày Quốc tế công pháp xem thường
Ngày gây bất ổn Ðông Dương
Ngày tên đồ tể ngoan cường phản dân!
Ngày xiềng xích cùm gông nô lệ
Ngày độc quyền thể chế thông tin
Ngày phi dân chủ, dân sinh
Ngày vô nhân đạo nảy sinh bạo tàn!
Ngày kinh tởm vô nhân cộng sản
Ngày ngoại lai vong bản tam vô
Ngày theo ma quỉ Liên xô
Ngày dùng tư tưởng “cáo Hồ” mị dân!
Ngày áp đặt tinh thần, vật chất
Ngày tôn thờ Các Mác, Lê Nin
Ngày thần thánh hóa Chí Minh
Ngày dân làm vật tế linh tập đoàn!
Ngày học thuyết bần hàn không tưởng
Ngày kéo dài xu hướng lỗi thời
Ngày từ hoa mỹ đầu môi
Ngày dùng ngụy thuyết người người tai ương!
Ngày giáo dục chủ trương nhồi sọ
Ngày giáo điều cái rọ Vô thần
Ngày dung sách lược bịp dân
Ngày càng cho thấy mất nhân tính người!
Ngày Nhà nước khắp nơi mật vụ
Ngày bắt oan cột đủ tội danh
Ngày càng khủng bố dân lành
Ngày càng chống đối tăng nhanh lắm lần!
Ngày đọa đày tù nhân kinh khiếp
Ngày quyện còng xiềng xích ngày đêm
Ngày tù khám tối xà lim
Ngày tù thả ít bắt thêm chật phòng!
Ngày cai ngục sặc nồng mùi máu
Ngày đánh tù thô bạo dã man
Ngày tù thiếu áo, thiếu ăn
Ngày tù bệnh hoạn chết đầy trại giam!
Ngày chủ nhật thường làm lao động
Ngày khổ sai không chút nghỉ ngơi
Ngày tù vắt cạn mồ hôi
Ngày tù bóc lột thấu thời tận xương!
Ngày bắt lính lên đường nghĩa vụ
Ngày tuyên truyền quyến rũ thiết tha
Ngày đi biên giới phương xa
Ngày này ai oán “tre già khóc măng!
Ngày quân đội chiếm sang Miên quốc
Ngày thây phơi bỏ xác xứ người
Ngày này máu chảy lệ rơi
Ngày này vật giá gấp mười gia tăng!
Ngày ăn độn củ lang, củ chuối
Ngày bao người chết đói thảm thương
Ngày ăn xin khắp nẻo đường
Ngày cô nhi viện đoạn trường bỏ rơi!
Ngày dưỡng lão không người nuôi nấng
Ngày thương binh cam phận tật nguyền
Ngày này bao kẻ bị điên
Ngày này bao kẻ vượt biên chết chìm!
Ngày công lý phải im phải lặng
Ngày luật rừng cộng sản gia tăng
Ngày này duyên nợ bẽ bàng
Ngày bao góa phụ khăn tang khóc chồng!
Ngày kêu gọi núi sông tổ quốc
Ngày đáp lời xã tắc thiêng liêng
Ngày bao tôn giáo lên yên
Ngày sư tạm bế cửa thiền từ đây!
Ngày nội bộ công khai chống đảng
Ngày toàn dân mạnh dạn đấu tranh
Ngày đòi cải tổ thật nhanh
Ngày đòi trả hết quyền hành toàn dân!
Ngày đòi thả tù nhân chính trị
Ngày đòi tha tu sĩ lương tâm
Ngày này quốc tế quan tâm
Ngày này Cộng sản sai lầm lún sâu!
Ngày hải ngoại kiều bào lên tiếng
Ngày toàn dân quyết chiến ba miền
Ngày đòi đa đảng đa nguyên
Ngày đòi dân chủ, nhân quyền, tự do!
TT Thích Thiện Minh, người Tù Lương Tâm của Việt Nam”
(Trích Hồi Ký “HAI MƯƠI SÁU NĂM LƯU ĐÀY”
Ngày người thì muốn cầu an
Ngày thực tế phơi bày công chúng
Ngày dân rên siết than van
Ngày áp đặt tinh thần, vật chất
Ngày tù khám tối xà lim
Ngày chủ nhật thường làm lao động
Ngày tù bóc lột thấu thời tận xương!
Tuesday, April 28, 2015
Dự luật "Ngày hành trình đến tự do" thành luật
Thượng Nghị Sĩ Canada Ngô Thanh Hải
Internet fil:
Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do từ văn phòng Thượng Viện ở Ottawa, Canada, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải cho biết:Dự luật S219 của tôi đã được thông qua tại hạ viện ngày hôm qua, Thứ Tư, vào lúc 7:30 tối. Lúc đó Hạ Viện đã tranh luận sau một tiếng đồng hồ đảng Tự Do và đảng Tân Dân Chủ có một số dân biểu cũng nói lên sự chống đối của họ. Tuy nhiên vì bên đảng Bảo Thủ có đa số thành ra sau đó khi bỏ phiếu thì tất cả mọi đảng phái đều chấp nhận hết.Thanh Trúc: Thưa Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, xin cho biết với các dân biểu chống đối thì lý do họ đưa ra để chống là như thế nào?TNS Ngô Thanh Hải: Đa số nói rằng Đạo Luật ngày 30 tháng Tư này không được chỉnh lắm. Một số dân biểu đề nghị ngày 27 tháng Bảy bởi vì những dân biểu đó đã được đảng cộng sản Việt Nam hoặc tòa đại sứ cộng sản Việt Nam đến lobby họ rồi. Họ mướn người lobby để đánh phá, để dời ngày và làm chậm Đạo Luật của tôi. Khi mà tôi ra điều trần trước ủy ban thì tôi nói ngày 27 tháng Bảy là ngày kêu là tưởng niệm của quân đội cộng sản Việt Nam, một quân đội đã giết chúng tôi, đã tra tấn chúng tôi, đã bỏ tù chúng tôi, đã hành hạ chúng tôi… mà bắt chúng tôi phải tưởng niệm những người đó thì đâu có được, đó là một sự sỉ nhục cho người Canada. Khi nghe tới đó thì họ bắt đầu lui, tuy nhiên sau đó ông Chủ tịch bên Hạ Viện cũng đã bác ý kiến đòi tu chỉnh ngay, thành ra (họ) thua luôn.Thanh Trúc: Xin ông cho biết tiến trình hay thủ tục trở thành Đạo Luật ngày ngày hôm nay vì nghe nói có vị Toàn quyền Canada xuống ký?TNS Ngô Thanh Hải: Đạo Luật của tôi đã thông qua Thượng Viện và thông qua Hạ Viện thì bây giờ ông Thống Đốc Toàn quyền Canada đại diện Nữ hòang sẽ ấn ký. Ấn ký có sắc lịnh thông qua đây là Luật chứ không phải Resolution (Nghị Quyết) hoặc là Proclamation( Tuyên cáo). Đây là Luật cho toàn xứ Canada công nhận ngày 30 tháng Tư của chúng ta. Ông Thống Đốc Toàn quyền David Johnston sẽ đến Thượng Viện và sẽ ấn ký vào 4 giờ chiều hôm nay giờ Canada.Cộng Đồng Người Việt của chúng ta tại Toronto, Montreal, và Ottawa cũng sẽ có mặt tại Thượng Viện để chứng kiến sự kiện lịch sử này đúng 4 giờ chiều nay. Đây là Đạo Luật cho dân Canada biết rằng người Việt tị nạn bỏ xứ ra đi sau 30 tháng Tư 1975 khi cộng sản chiếm miền Nam, đó là ngày chúng ta phải nhớ.Đối với dân Canada, không biết ngày 30 tháng Tư là gì, nhưng sau đó chỉ trong vòng hai năm 1979 đến 1980 họ nhận 60.000 thuyền nhân Việt Nam. Từ 75 cho tới hiện nay thì người Canada gốc Việt ở Canada dân số khoảng 300.000. Đây là một chứng từ lịch sử cho thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba hoặc các thế hệ kế tiếp phải hiểu biết điều đó, biết rằng 30 tháng Tư là ngày chúng ta bỏ nước ra đi.Thanh Trúc: Câu hỏi cuối củng xin được hỏi ông, đối với những người lâu này vẫn muốn ngày 30 tháng Tư là ngày quốc hận chứ không thể là ngày gì khác thì ông có lời nào bày tỏ?TNS Ngô Thanh Hải: Thưa nó như thế này: quốc hận là quốc hận của ngừơi Việt Nam chúng ta, chúng ta hận là đúng, nhưng mà đối với dân Canada họ có gì đâu mà phải hận? Tuy nhiên, nếu coi kỹ trong Đạo Luật ,ngày quốc hận là ngày 30 tháng Tư khi chúng ta bỏ nước ra đi là lý do gì? Chúng ta bỏ nước đi tìm tự do chứ đâu phải là hận cộng sản đâu. Chúng ta chạy là chúng ta bỏ nước ra đi vì vấn đề tự do. Đạo Luật này không xóa bỏ ngày 30 tháng Tư mà chính thức là National Day của Canada đặc biệt công nhận ngày 30 tháng Tư.Trong cái Preambule (Lời dẫn nhập) cũng có nói rằng cộng đồng người Việt Canada vẫn thường dùng ngày 30 tháng Tư là ngày Black April Day. Công việc đó đối với những người đó tôi không muốn trả lời bởi vì họ không đọc kỹ cái đạo luật của tôi, họ cho rằng đạo luật này không có nghĩ tới vấn đề quốc hận. Ai mà không biết ngày quốc hận, tôi cũng cho đó là ngày quốc hận vậy, nhưng ngày 30 tháng Tư chúng ta ra đi là để tìm tự do, bỏ nước bỏ gia đình bỏ nhà cửa để đi tìm tự do, thì ngày 30 tháng Tư là ngày chính. Xong rồi ra ngoài này chúng ta hận cộng sản là chuyện đương nhiên, thành ra ngày hành trình tìm tự do hay ngày quốc hận cũng vẫn được như thường bởi vì trong preambule của tôi vẫn đề ngày 30 tháng Tư là Black April Day mà công đồng ngừơi Việt thường dùng cũng như Ngày Hành Trình Tìm Tự Do.Nói xóa bỏ ngày quốc hận 30 tháng Tư là điều mà Cộng sản Việt Nam vẫn dùng, vẫn đưa ra, để đánh lạc hướng. Họ vận dụng lý do đó để họ lobby các dân biểu các nghị sĩ chống đối Đạo Luật này, tìm cách làm mờ ngày 30 tháng Tư đi mà công nhận ngày khác như ngày 27 tháng Bảy là ngày liệt sĩ của quân đội cộng sản Việt Nam, đó là lý do họ làm. Chúng ta không nên mắc mưu vấn đề đó mà nên nghĩ rằng 30 tháng Tư chúng ta vẫn có là 30 tháng Tư, Đạo Luật này công nhận chính thức của Canada là ngày 30 tháng Tư. Do đó tôi thấy không nên hấp tấp cho rằng Đạo Luật này là xóa bỏ ngày quốc hận.Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải về thời giờ của ông.
Véronique Thùy Hương verothuyhuong@gmail.com
|
to Chó, Chó, Chó, Chó, Giống,
Tập 1 - Phim tài liệu "40 Năm Nhìn Lại"
|
Sunday, April 26, 2015
Tự Do Ôi Tự Do
Hạt Sương Khuya (Danlambao) - Có những nỗi buồn không chờ cũng đến… có những niềm đau không gọi cũng về. Nỗi buồn ấy đã làm bưng mủ trái tim, làm trơ hốc mắt khi nhìn vào tận sâu đáy huyệt mộ quá khứ, nghe nỗi đau chạy dài nơi miền ký ức làm tim thổn thức. Văng vẳng đâu đây tiếng người gọi nhau trong cơn biến loạn, lửa, máu, nước mắt, tiếng gào thét, tiếng chân người bồng bế nhau chạy, thây người ngã xuống… một mảnh bom cắt đứt con đường hy vọng, Mẹ gục ngã, Cha hy sinh ngoài chiến trận, con mồ côi. Có giọt nước mắt nào lăn khẽ trên vết hằn năm tháng của một phận đời. Bức tranh tháng Tư lại về…
30 tháng 4… ngày con sông Bến Hải không còn ngăn cách, ngày có triệu người vui, triệu người buồn. Một sự 'thống nhất' bằng máu của hơn ba triệu nhân mạng, của cả hai miền cho một cuộc chiến xâm lược được khởi đi từ Cộng sản Bắc Việt. Ngày dân Miền Nam khắc sâu bằng máu trong tim với hai chữ QUỐC HẬN, khởi đầu cho những oan khiên qua nhiều chính sách tàn bạo, tạo thêm một hố sâu chia rẽ, hận thù trong lòng dân tộc, mặc dù đã bốn mươi năm trôi qua, cái hệ lụy ấy đã không thể nào hàn gắn lại những vết thương chiến tranh, quá khứ. Bốn mươi năm trôi qua, dù người dân Miền Nam có muốn đặt Tổ Quốc trên mọi nỗi đau mất mát, tạm gác lại trong lòng hai chữ Quốc Hận, thì cả dân tộc Việt Nam này cũng không thể nào chấp nhận cúi đầu làm nô lệ cho bọn mãi quốc cầu vinh, đem gấm vóc sơn hà dâng bán cho Tàu cộng.
Chân Dung Tị Nạn.Chân Dung Tỵ Nạn ( 3mx1m) Tranh sơn dầu
Trước mặt tôi là bức 'Chân Dung Tỵ Nạn' của họa sĩ Trần Thúc Lân. Một bức tranh nói lên cuộc hành trình đi tìm Tự Do của người Việt, một cuộc bỏ phiếu bằng chân lớn nhất trong lịch sử, đã làm rung động trái tim nhân loại trước viễn cảnh của những thân phận tỵ nạn thà chết trên biển đông chứ không chấp nhận sống chung với chế độ cộng sản.
Người thợ vẽ Chiến sĩ tự do.
Tôi có chút duyên hạnh ngộ cùng bác Trần Thúc Lân. Một người rất nổi tiếng với những bức chân dung về Tù Nhân Chính Trị mà chúng ta thường gặp trên các Video Clip hay trong những bài viết... từ Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hồi, đến Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, hay người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, Trương Văn Sương v...v...
Mỗi một chân dung là một nỗi đau trên nét vẽ của người họa sĩ.
Vượt Biển (38cmx55cm)
Khi nói đến Thuyền nhân Việt Nam… là nói đến nỗi kinh hoàng của một giai đoạn lịch sử khốc liệt; nói đến những gương mặt lo lắng trong đêm tối, hồi hộp sợ hãi không biết cuộc ra đi lần này sẽ đưa đến nhà tù hay lối thoát; hay nói đến những con thuyền mong manh nặng trĩu với những phận người không còn gì để mất.
Lênh Đênh (60x60)
Rồi những ngày lênh đênh trên biển cả. Những thân người rũ rượi nằm trong khoan tàu bé nhỏ, chật hẹp đói khát, cùng với cái nóng thiêu đốt khiến môi khô khốc, trí giác tê liệt. Có những người đã không chịu nổi và nhảy xuống biển vì điên loạn. Ôi... những con thuyền mong manh trôi dạt không bến bờ, kẻ khóc, người kêu gào xen lẫn trong tiếng cầu kinh. Lạy Chúa, lạy Mẹ xin cứu chúng con. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn… những âm thanh ấy đang chìm dần trong bóng đêm vô vọng.
Cứu Vớt (1mx50cm)
Thượng đế đã xót thương. Ôi những con tàu định mệnh, những trái tim vĩ đại của nhân loại còn biết đau nỗi đau đồng loại. Thoát rồi một địa ngục trần gian… cánh cửa thiên đàng đang rộng mở, có đôi tay nào đang cứu rỗi những linh hồn trong cơn hấp hối… Tự Do ôi Tự Do… tôi đổi bằng nước mắt, anh đổi bằng máu xương, em đổi bằng thân xác, vì hai chữ Tự Do, ta mang đời lưu vong. (Nam Lộc)
Trại Tỵ Nạn (73cmx50cm)
Mã Lai, Thái Lan, Indonesia, Singapor, Philippin, HongKong. Những vùng đất cưu mang những bước chân tỵ nạn. Dù đã đến được bến bờ bình an, nhưng tâm trạng của thuyền nhân vẫn còn hoang mang, lo lắng trong chuỗi ngày dài chờ đợi. Kẻ vô vọng chờ đợi tin tức người thân, người chờ đợi thủ tục định cư. Ánh mắt trẻ thơ in hằn nỗi đau quá khứ, chất chứa một khát vọng tương lai, dù không tuyệt vọng nhưng tương lai vẫn còn là một vũng tối… nơi cuối đường ấy có hay không một tia sáng hy vọng?
Định Cư (60x60)
Và rồi cái khát vọng Tự Do… như hình bóng của những cánh chim Hải Âu đã trở thành hình bóng chiếc phi cơ đưa người tỵ nạn đến bến bờ Tự Do. Hạnh phúc vỡ òa khi nhìn thấy màu Cờ Vàng phất phới trên đôi tay của những đồng bào ruột thịt, những cái ôm siết chặt, nghẹn ngào trong tiếng nấc của yêu thương. Nỗi nhớ chia lìa nay đã được lấp đầy trong ngày đoàn tụ. Niềm vui và hạnh phúc rạng ngời trên khuôn mặt trẻ thơ, trước một tấm vở mở ra ngàn cơ hội ăn học để thành người. Xin cảm ơn đất nước đã cưu mang những người dân Việt khốn cùng, mở ra cánh cửa tương lai cho thế hệ mai sau. Hình ảnh người Cha chỉ vẽ nửa người như đã để lại nửa đời cho quê hương, cho những người còn ở lại. Nửa còn lại dành cho các con với niềm tin yêu, che chở. Giấc mơ cố hương là niềm hy vọng mà đôi tay người Cha đã đặt trách nhiệm tương lai của đất nước trên đôi vai người con gái nhỏ bé. Trong manh áo ấm giá lạnh quê người, đôi chân trần chạm đất như không tách xa cội nguồn. Nhìn cậu bé ôm lá Cờ vàng trong lòng, tôi nghe hồn nước trào dâng trong từng huyết quản.
Những bức tranh khác biệt về khuôn khổ và rời rạc đã nói lên năm chặng đường cuộc Hành Trình Tự Do của người Việt: 1/Vượt Biển 2/Lênh Đênh 3/Cứu Vớt 4/Trại Tỵ Nạn 5/Định Cư. Ý nghĩa của sự rời rạc nhắc lại những mảnh đời, những gia đình tan nát trong cuộc hành trình đi tìm tự do này. Và bộ tranh khi được ráp lại như biểu tượng cho sự hàn gắn, đoàn tụ của những số phận lưu vong trên khắp năm châu được nối liền bởi một lý tưởng chung, đó là Tự Do mà cánh Hải Âu là tượng hình.
Số phận của bộ tranh Chân Dung Tỵ Nạn này có lẽ cũng 'lận đận' như những bước chân Tự Do. Tôi được Bác cho biết, khởi đầu là do anh Lê Minh bên Úc đặt tranh. Bác Lân là họa sĩ ngụ tại Paris. Nay bộ tranh đã hoàn tất, và tôi rất hân hạnh sẽ là người đại diện Bác đem bộ tranh sang Washington DC để tham dự chương trình Vinh Danh và Tri Ân ở Kennedy Center. Điểm cuối cùng dừng chân của bộ tranh Chân Dung Tỵ Nạn sẽ là Việt Museum tại San Jose, nơi lưu lại những mảnh đời khốn cùng trên hành trình đi tìm tự do. Mời quý vị vào Link dưới đây để biết thêm về Bảo Tàng Người Việt (Viet Museum). (*)
Là một nhân chứng trong cuộc chiến hai mươi năm. Bác Lân hiểu khá rõ về nỗi đau chung của dân tộc, cũng như nỗi đau riêng của những người như Bác đã trải qua hai cuộc di cư, hai lần bỏ xứ ra đi không một lần trở lại. Còn ai hiểu Bác hơn cô con gái của Bác. Chị Lan, người bạn mà tôi đã tình cờ làm quen trong một lần biểu tình ở Paris, kể từ đó đã trở thành thân thiết. Khi người Cha trăn trở trên một bức tranh, người con gái chăm chút đặt bút xuống viết lời cho một bài hát, hai cách thể hiện khác nhau nhưng cùng chung một mục đích, một lý tưởng. Và như thế bài 'Tự Do Ôi Tự Do' đã ra đời như một điệu ru cho những người đã yên nghỉ trong lòng biển cả, và cũng là tiếng gọi đánh thức lương tâm nhân loại. Xin đừng quên những thân xác đã nằm xuống vì hai chữ Tự Do.
Tôi được Lan cho biết anh Phùng Mai từ Quỹ Tù Nhân Lương Tâm bên Úc đã yêu cầu làm một bài thơ tiếng Anh cho một bài hát, và theo những đề nghị sau đó đã làm thêm lời Việt, và sau cùng là lời Pháp cho cùng một điệu nhạc. Tôi rất hân hạnh khi nhận lãnh trình bày tác phẩm này. Là một người luôn đặt mình trong trách nhiệm khi trình bày một ca khúc đấu tranh, tôi không cho phép mình làm việc theo cách 'làm cho có'. Mặc dù đã thâu bài hát này ngay sau khi nhận lời, tôi vẫn không vừa lòng với chính tôi. Dù thời gian và phương tiện eo hẹp, tôi đã cố hết sức mình để có thể hoàn tất cho kịp phổ biến vào dịp tháng Tư này như đã hứa với Bác và Lan. Cảm nhận được sự miệt mài của Bác qua nét cọ, sự chăm chút của Lan qua lời thơ… và tôi đã thả hồn mình theo tiếng hát… !
Tôi từng kính trọng tinh thần phụng sự cho chính nghĩa Quốc gia của Bác Lân qua những bức chân dung của các Tù nhân lương tâm mà Bác đã vẽ bằng nỗi đau của chính mình dành cho những ai đang sống cảnh tù đày trên quê Mẹ. Mỗi một nét vẽ là một lời nguyện cầu cho những thân phận nhỏ bé, đang chịu hàm oan bởi một lũ bạo quyền. Nhiều người đã ra đi trong niềm uất hận, như tù nhân bất khuất Trương Văn Sương, hay tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại, thầy giáo Đinh Đăng Định, v...v... người dù đã đi vào cõi thiên thu, nhưng những bức chân dung Bác vẽ sẽ trở thành những di chúc cho đời sau, nói lên gương hy sinh của những Chiến Sĩ Tự Do này, trước tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Cảm ơn Bác Lân. Nhìn bộ tranh Chân Dung Tị Nạn, tôi thấy chất chứa trong đó có một phần đời tôi đã đi qua, nhớ lại những tháng ngày xưa ấy, nét kinh hoàng như vẫn còn ẩn hiện đâu đây. Xa xa…tiếng vọng về của lời kinh nguyện quyện cùng tiếng sóng biển. Có tiếng oan hồn đang bật khóc giữa canh khuya…
Tháng Tư ra biển, buồn tưởng nhớNhặt lại niềm đau, một thuở xưaHồn ai lãng đãng nơi đầu sóngCó phải người từ, cõi hư vô.
Tháng Tư ra biển, sóng bạc đầuTiếng người gào thét, dưới mộ sâuĐôi tay chới với, theo bọt sóngNíu lấy phận người, bám vào đâu.
Tháng Tư ngồi khóc, nhớ biển xưaChốn ấy bạn tôi, đã bao mùaKhông người sưởi ấm hồn cô quạnhChỉ sóng ru buồn, kiếp bơ vơ.
Tháng Tư khăn trắng chít ngang đầuHướng về biển cả, nỗi lòng đauChắp tay gửi gió, lời kinh khấnChốn ấy bình an, cõi vĩnh hằng.
Sau bốn mươi năm, những bước chân tỵ nạn bơ vơ thuở nào nay đã trải qua thời kỳ khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa và đã hội nhập cùng đời sống mới. Có những người đã nằm xuống chưa một lần trở lại quê xưa. Những đứa trẻ nay đã thành tài và đã yên bề gia thất. Thế hệ sau cũng đã trưởng thành và có những thành tích nổi bật trong đời sống xã hội nơi xứ người. Những thành quả này là do tấm lòng bao dung của đất nước đã dang tay đón nhận những cánh chim Hải âu lạc loài, lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vì khát vọng tự do, dân chủ.
Xin cảm ơn đất nước đã cưu mang những người dân Việt trong suốt 40 năm qua.
Cứ mỗi độ tháng Tư về lòng tôi lại quặn thắt. Nỗi ám ảnh về những ngày cuối cùng của cuộc chiến như những vết dao cứa trên da thịt. Hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu trong những giờ phút cuối cùng, dù sức tàn, lực kiệt… các Anh vẫn cố bám lấy mảnh đất quê hương trong nỗi đau tận cùng… tuyệt vọng. Nước mắt lại rơi khi nghĩ đến những người đã nằm xuống vì bảo vệ tự do cho Miền Nam. Xin thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các anh hùng Vị Quốc Vong Thân.
Paris 40 năm Quốc Hận.
Hạt Sương Khuyadanlambaovn.blogspot.com
NGÀY QUỐC HẬN MUÔN ĐỜI
LÀ QUỐC HẬN !
(gởi những kẻ có ý đồ muốn đổi NGÀY
QUỐC HẬN đau thương trong lịch sử Việt Nam thành ngày tự do hoặc ngày
của thuyền nhân để bịp lừa nhân loại.)
Ngày Quốc Hận phải là ngày Quốc
Hận
Không tự do mà cũng chẳng thuyền nhân !
Tự do gì khi tám chục triệu dân
Bị đàn áp, bị tù đày, bị giết ?!
Bị đảng xem như con giun cái kiến
Bắt Dốt, bắt Mù, bắt Điếc, bắt Câm
Khi đảng lạy Tàu, cắt đất quì dâng
Dân phản đối, đảng vu là phản động ...
Cánh cửa nhà tù thét to, mở rộng
Và người tù không án vẫn chung thân
Ðảng cấm vợ con, cha mẹ, xa gần
Ðến thăm viếng. Tự do à ??? Gian lận !!!
Ngày Quốc Hận thì gọi là Quốc Hận
Sao lại lập lờ ngày của thuyền nhân ?
Ba Mươi Tháng Tư nếu lũ vô thần
Không cướp miền Nam, thuyền
nào vượt biển ???
Cướp miền Nam, đảng gây thêm oan nghiệt
Thu đất, đoạt nhà, vơ vét, quan liêu
Máu thịt dân lành, gia sản tan tiêu
Nên mới có thuyền nhân sau cuộc chiến
Cướp nước rồi, nếu đừng tù, ngưng giết
Ðừng trả thù người tàn ác, bất lương
Bắt tay nhau cùng dựng lại quê hương
Thì đã chẳng có tên "
NGÀY QUỐC HẬN " !
Bất nhân thế, sao hèn, không dám nhận
Là tháng Tư, loài qủi đỏ dã man
Tàn bạo, gian hùng, bức tử miền Nam
Gieo tang tóc, xô dân vào ngục tối ???
Sao muốn đổi tên ? Sợ mà chối tội ?
Hay gian ngoa, điên đảo bịp lừa người ?
Bịp cách nào, tay vẫn máu dân tươi !
Vì tội ác vẫn còn kia, chất ngất ....
Ngày Quốc Hận thì gọi là Quốc Hận
Nghe rõ chưa hỡi kẻ thiếu tim người !
Món bịp bây giờ đã ế, đã ôi ...
NGÀY QUỐC HẬN MUÔN ĐỜI
LÀ QUỐC HẬN !
Ngô Minh Hằng
Subscribe to:
Posts (Atom)