Văn chương về nỗi đau con người giành Nobel 2015Bà Svetlana Alexievich đoạt giải Nobel Văn Chương 2015 https://nhacsituankhanh.wordpress.com/ Bà Svetlana Alexievich đoạt giải Nobel Văn Chương 2015 (AP Photo/Sergei Grits) Trong bối cảnh Nga đang căng thẳng với Mỹ, cùng
nhiều nước Châu
Âu, không ít người tin rằng việc trao giải Nobel Văn
Chương 2015 cho bà Svetlana Alexievich là có động cơ chính trị. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người được biết về bà
Svetlana Alexievich, đã hiểu rằng cuối
cùng
là Nobel cũng đã chọn đúng
được một con người đã âm
thầm cống hiến cho các số phận và biên niên sử về đổ nát và cai trị trên thế giới này.
Và có lẽ để tránh gây ra những tranh cãi không cần thiết, tên của bà Svetlana Alexievich chỉ bất ngờ được xướng lên vào giờ chót, vượt qua các tên tuổi được đề cử năm nay là Haruki
Murakami (Nhật), Ngugi Wa Thiong’o (Kenya), Jon
Fosse (Na Uy), Joyce Carol Oates (Mỹ). Trong số những cái
tên đề cử của Nobel Văn chương 2015, tỉ lệ
cá cược phần thắng giành cho bà Svetlana Alexievich là
rất ít ỏi. Thậm chí, bà Alexievich chỉ nhận được tin mình đoạt giải Nobel trước bản tin chính
thức loan ra, cách
đó 15 phút.
Đoạt giải Nobel Văn chương, nhưng nhiều tờ báo vẫn quen gọi bà Svetlana Alexievich là nhà báo,
bởi việc bà đã
bỏ ra nhiều năm để đi, tìm
hiểu và ghi chép về những số phận con người trải qua chiến tranh và sự cai trị chế độ Sô Viết cũ. Khi có người hỏi rằng bà có phải chỉ đang làm công việc chép lại lịch sử như một nhà báo hay không, bà Svetlana
Alexievich dã lập tức trả lời rằng “tôi
ghi lại lịch sử, nhưng bằng cảm xúc với những con người đã sống sót qua lịch sử”.
Số phận của bà Alexievich chứng kiến nhiều nghịch cảnh. Bà
người Belarus, nhưng sinh ra tại Ukraine
vào
năm 1948. (mẹ bà là người Ukraine.) Khi cha của bà đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự của mình, gia đình chuyển lại cho Belarus, nơi Alexievich học báo
chí tại Đại học Minks. Nhưng nhờ vậy mà bà
lại có cơ
hội nhìn
và cảm nhận được toàn bộ về chiến tranh, xung đột, thảm kịch ở Liên
Xô cũ, cũng như các nước chịu ách
thống trị của cộng sản Nga. Giới nghiên cứu và sinh viên vẫn luôn coi các tác phẩm của bà Alexievich là nguồn cảm hứng quanh các đề tài Chiến tranh thế
giới II, Chiến tranh XôViết-Afghanistan
và
các thảm họa Chernobyl.
Công việc của bà Alexievich được giới thiệu ở giải Nobel như một điều mới mẻ. Chưa bao
giờ Nobel Văn chương lại nhìn thấy công việc của một nhà văn nào như bà. Bà không
sáng tác, bà vẽ lại thế giới, làm đầy lại những phần bị mất hoặc sẽ lãng
quên cùng nỗi đau và tội ác. Trong thông cáo của mình, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nói về nhà văn 67 tuổi này “Giải thưởng xin dành cho cho các tác phẩm đầy âm điệu của bà, một tượng đài ẩn nhẫn và quả cảm trong thời đại chúng
ta”.
Thư ký thường trực mới của Viện Hàn lâm Thụy Điển, Sara Danius nói rằng 40 năm nghiên cứu con người của Liên Xô, mà nhà báo Belarus
Svetlana Alexievich làm nên là “một cái
gì đó vĩnh cửu, một cái
nhìn thoáng qua để thấu đạt cõi đời đời.”
Nhà bình luận văn học Sarah Begley viết trên tờ Time rằng bà Alexievich là một bậc thầy về lịch sử truyền miệng. Khi phỏng vấn những
người lính, phụ nữ và
người dân về những cuộc đời của họ, bà Alexievich
đã viết lại một cách
tài tình, khiến cho câu
chuyện của họ sống động trong một hình
thức văn chương quyến rũ nhất.
“Tôi đã tìm kiếm một thể loại mà sẽ là thích hợp nhất để
chuyển tải được cái nhìn của tôi về thế giới, để truyền đạt được cách
tai tôi nghe, mắt tôi thấy về cuộc sống này”, bà Alexievich viết trên website của mình như vậy, “Tôi đã cố gắng tìm kiếm và cuối cùng chọn một thể loại là để con người cất lên tiếng nói của chính họ.”
Alexievich trở thành người phụ nữ thứ 14 giành được giải Nobel về văn học, nhà
báo đầu tiên và những nhà văn đầu tiên của dòng văn chương phi hư cấu, trong nửa thế kỷ qua. Lúc
này bà Alexievich đang viết diễn từ của
mình,
để đọc tại lễ trao giải Nobel vào
10 tháng 12 tới đây trong sự lo ngại của chính quyền Belarus và Nga, bởi bà là người luôn viết và nói về những thứ mà cả hai chính quyền này đều muốn dân chúng phải lãng quên.
Bà Alexievich cũng là một trong những trí thức đấu tranh ôn hoà, chán ghét độc tài và cộng sản. Khi báo chí Nga bình luận, tỏ vẻ muốn “giành” giải Nobel của bà cho dòng văn học Nga, bà Alexievich đã tuyên bố với báo giới rằng “Tôi mang trong mình một phần đời của Belarus, một phần của văn hoá Nga
và còn lại thuộc về thế giới. Tôi
yêu điều tốt đẹp, sự nhân
ái của đời sống Nga, gồm cả văn chương,
ballet, âm nhạc… Nhưng tôi
không thể yêu nổi phần của Satlin, Beria, Putin và
Shoigu” (chú thích: Sergei Shoigu là Bộ trưởng Quốc phòng Nga hiện nay). Vì
không chấp nhận được xu hướng độc tài ở Belarus, bà Alexievich rời đi và định cư ở Tây Âu từ nhiều năm
nay, viết sách bằng tiếng
Nga. Alexievich đã dành nhiều năm sống
bên
ngoài Belarus, sau khi chỉ trích
rằng Tổng thống Alexander Lukashenko
cũng đang học đòi phong cách độc tài
không khác gì Putin.
Cuộc đời của bà Svetlana Alexievich cũng cô đơn
như những nhân vật trong tác phẩm của bà. Trong khi cả thế giới lên tin tức về một người mang văn hoá Nga, văn
hoá Belarus vừa đoạt giải Nobel Văn chương, nhưng
tất cả giới quan chức của Belarus và Nga đều im lặng như tờ, không
khác gì Trung Quốc nghe tin Đức Đạt
Lai Lạt Ma được trao giải Nobel Hoà Bình.
Khi được hỏi về điều này,
bà Svetlana Alexievich nói “chính quyền Belarus lâu nay đã coi như tôi không tồn tại, họ đã không cho phát hành sách của tôi, và tôi cũng không được quyền nói trước công chúng ở bất cứ đâu”.
Trước bà Svetlana Alexievich, nữ văn sĩ người Đức Herta Muller, cũng là
người ẩn nhẫn và
kiên định với văn chương và
thái độ tố cáo tội ác của cộng sản, cũng đã nhận giải Nobel vào năm 2009.
Kể từ tháng 1, nàm 2006, khi Hội đồng nghi viện của Uỷ Hội Châu
Âu (gồm 46 quốc gia) thông
qua nghị quyết 1481 tại Strasbourg (Pháp),
khẳng định chủ nghĩa cộng sản chính
là tội ác
chống lại con người, dường như, văn chương phản ánh
nỗi đau con người dưới các
loại chế độ cộng sản luôn
được trân trọng vinh danh. Đây là chi tiết mà nhiều báo tiếng Việt trong nước vẫn không
muốn nhắc đến.
No comments:
Post a Comment