TOÀN DÂN DỰNG CỜ DÂN CHỦ "WE ARE ONE"
https://www.youtube.com/watch?v=JsybSVT9ckA
Sunday, November 29, 2015
Saturday, November 28, 2015
Tuyên Ngôn của Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ và Tuyên Bố của Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ
ĐẠI LỄ HIẾN CHƯƠNG 2000 NGÀY 21/11/2015 - YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=O4Dmcx4m11Y
18 hours ago - Uploaded by LUC LUONG QUOC DAN
Friday, November 27, 2015
Đâu là sự thật của thác Bản Giốc ?
Từ những năm đầu thập niên 2000, tác giả đã vào Trung tâm Văn khố Hải ngoại của Pháp tại Aix-en-Provence (CAOM) để nghiên cứu vấn đề biên giới hai nước Việt-Trung. Năm 2003 có bài biên khảo công bố các dữ kiện địa lý, lịch sử và pháp lý liên quan đến chủ quyền thác Bản Giốc. Bài biên khảo này có lẽ vẫn còn đâu đó trong không gian internet. Thời gian tác giả dành cho việc tìm kiếm tài liệu, riêng cho thác Bản Giốc, tính ra gần một năm, với không biết bao nhiêu trang tài liệu, sách và bản đồ phải tham khảo. Nếu đây chỉ là một công tác « thuần túy nghiên cứu khoa học », thì mọi việc sẽ diễn ra hết sức dễ dàng. Người làm nghiên cứu tìm thấy được điều gì thì ghi nhận điều đó, hiểu tới đâu nói tới đó, sau đó tổng hợp lại các dữ kiện và đưa ra kết luận. Nhưng vấn đề tranh chấp biên giới Việt-Trung là một trường hợp hết sức tế nhị và phức tạp. Vấn đề tranh chấp đã tồn đọng từ hàng trăm năm trước, khi VN mới vào vòng lệ thuộc Pháp. Trong khi đó, nhiều tài liệu phát tán từ trong nước tố cáo các lãnh đạo CSVN « bán đất nhượng biển » cho TQ, sau khi hai bên VN-TQ ký kết lại hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999.
Người làm nghiên cứu về biên giới Việt-Trung vô hình chung cùng lúc bị áp lực từ ba phía : 1/ thiên kiến do tình cảm cá nhân, muốn VN được lợi trong việc phân định biên giới, 2/ do lòng yêu chuộng học thuật, muốn thiết lập một sự thật khách quan và khoa học về vấn đề biên giới Việt-Trung và 3/ do sức ép chính trị từ các phía.
Vấn đề rắc rối hơn từ khi tài liệu chính thức từ Chính phủ VN (Bị
Tài liệu này viết như sau :
« Tại khu vực cột mốc 53 (xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc
…
Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỉ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành của Trung Quốc. Thí dụ : họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong. »
Tài liệu « Bị Vong Lục 1979 » của nhà nước VN là một tài liệu được đúc kết từ các dữ kiện lịch sử và pháp lý giữa hai nước Việt-Trung, đưa ra quốc tế nhằm tố cáo phía TQ lấn đất của VN. Tài liệu này có giá trị pháp lý.
Vì có giá trị pháp lý, nó phải « đúng ».
Ngoài giá trị pháp lý do nhà nước CSVN bảo kê, tài liệu này còn có giá trị của « hồn thiêng sông núi ». Nó đã động viên ý chí, thúc đẩy nhiều thế hệ thanh niên VN hy sinh tính mạng để bảo vệ vùng lãnh thổ này.
Vì vậy, người làm nghiên cứu bị dồn vào cái thế chẳng đặng đừng : mọi cách phải chứng minh cho được thác Bản Giốc thuộc VN.
Nguyên văn bài viết năm 2003 (
1/ Chứng minh sông Qui Xuân (Qui Thuận), bằng các tài liệu lịch sử chính thức của TQ, có chảy sang VN.
2/ Chứng minh sông này vẫn có đoạn chảy sang VN, sau khi phân định lại biên giới 1887.
3/ Chứng minh thác Bản Giốc nằm trên đoạn sông thuộc VN bằng văn bản phân định biên giới Pháp-Thanh 1887.
4/ Dẫn tài liệu chứng minh thác Bản Giốc cách đường biên giới 2km.
5/ Dẫn tài liệu tài liệu chứng minh nhà nước thuộc địa Pháp đã quản lý thác Bản Giốc.
Với những tài liệu lịch sử có giá trị pháp lý này, nếu với một đội ngũ thương thuyết tài giỏi, thác Bản Giốc và cồn Pò-Thong sẽ thuộc VN, chứ không phải chia với TQ mà VN chỉ được một phần rất nhỏ như hiện nay.
Trong khi sự thật của thác Bản Giốc, với những tài liệu thu thập được, tác giả không hề có việc « ngộ nhận » nào. Những dữ kiện mà tác giả đã công bố trong bài biên khảo đó, độc giả nào tinh ý đã có thể biết vị trí của thác Bản Giốc ở đâu (trên sông Qui Xuân). Những dòng mở đầu, tác giả đã viết :
« Thác Bản Giốc ở hướng Ðông Bắc phủ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên sông Qui Xuân (hay Qui Thuận, Quây Sơn). Sông Qui Xuân bắt nguồn từ vùng núi phủ Trấn An (hay Thiên Bảo – Vân Nam), chảy vào Việt Nam - theo các biên bản phân giới Pháp Thanh 1894 - tại ải Lung (cột mốc 81), chảy lại sang Trung Quốc ở khoảng cột mốc số 50 đến 52. Từ cột mốc 50 cho đến cột mốc 52, biên giới hai nước Việt-Trung là đường trung tuyến sông Qui Xuân. Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm. Theo tài liệu của Cdt Famin viết năm 1894, thác cao khoảng 40 thước. Theo bản báo cáo của Trung Úy Détrie, ủy viên phân giới 1894 (người phụ trách cắm mốc vùng Bản Giốc), thác cao khoảng 50m. Về vị trí thác Bản Giốc, báo cáo của ông Détrie cho biết thác nằm ở phía « hạ lưu » mốc 53. Điều này cho thấy thác Bản Giốc ở khoảng giữa hai cột mốc 52 và 53. »
Cùng lúc với bản đồ :
Bản đồ SGI (Sở địa dư Dông Dương) khu vực Cao Bằng, tỉ lệ 1/100.000.
Như đã dẫn, từ bản báo cáo của người cắm mốc : “thác Bản Giốc ở khoảng giữa hai cột mốc 52 và 53 » ; nếu mọi người chú ý nhìn bản đồ thì sẽ thấy thác Bản Giốc nằm trên đường biên giới.
Và « plan B » của tác giả trong bài viết, nếu để ý, mọi người sẽ thấy hai điều :
1/ Đường biên giới vẽ trên các bản đồ dành thác Bản Giốc và cồn Pò
2/ Từ sau khi phân định biên giới, thác Bản Giốc được quản lý bởi nhà cầm quyền thuộc địa.
Vấn đề thứ nhất thực hiện dễ dàng vì các bản đồ thuộc SGI, hay các bản đồ liên quan khác, đều vẽ đường biên giới ở phía bên kia, để lại cồn Pò Thong và thác Bản Giốc cho VN.
Vấn đề thứ hai khó khăn hơn. Tác giả phải mất nhiều thời giờ tìm kiếm mới tìm ra được. Đây là một yếu tố quan trọng thuộc về công pháp quốc tế (effectivité). Theo đó, trong một vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền, phía nào chứng minh được mình đã áp dụng một cách liên tục và hòa bình thẩm quyền quốc gia tại vùng lãnh thổ này, vùng lãnh thổ sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Tài liệu cho thấy Pháp đã quản lý, cho quân lính đi tuần thường trực khu vực thác này
Nếu VN có một đội ngũ thương thuyết với TQ hiểu biết vấn đề hơn, VN sẽ dành phần lớn thác Bản Giốc và toàn bộ cồn Pò-Thong. (Nhưng không thể loại bỏ giả thuyết việc nhượng bộ thác Bản Giốc là do các lãnh đạo chóp bu đảng CSVN quyết định.)
Nguyên văn bài viết của tác giả năm 2003 như sau :
Tìm hiểu chủ quyền thác Bản Giốc.
1/ Tài liệu dẫn từ Ðại Thanh Hội Ðiển Ðồ và Ðại Thanh Nhứt Thống Chí :
Tiểu Thiên An có sông Qui Thuận ; sông nầy bắt nguồn ở phía Bắc huyện Qui Thuận, chảy vào huyện nầy ở vùng Tây-Nam, sau đó chảy về hướng Ðông (ÐTHÐÐ, quyển số 125, tờ 4).
Sông Bác Lai Thủy (Poh-lai chouei 駮來水) chảy ở phía Ðông sông Qui Thuận, bắt nguồn trên vùng núi Tây Bắc châu Qui Thuận, chảy theo hướng Tây Nam và chảy vào phía Ðông phủ Thái Bình (sđd, nt).
Sông Long Ðàm Thủy (Long-t’an chouei 龍潭水), chảy cách huyện Qui Thuận 1 dặm về hướng Tây Bắc. Sông này có nguồn từ chân núi, chảy qua vùng Nam châu Qui Thuận, sau đó vào tỉnh Cao Bằng. Sông nầy thuyền bè không lưu thông được (ÐTNTC, quyển số 366, tờ 6). Theo bản đồ của các nhà truyền giáo Jésuites thì Long Ðàm Thủy là một tên khác của sông Qui Thuận Sông nầy cắt xéo ngang phần phía Bắc tỉnh Cao Bằng, chảy vào Việt Nam qua ải Nga Tào (Ngo-tsao 峨漕) và vào lại Trung Hoa qua Ải Canh Biền (Keng-ping 更駢).
Bản đồ Thái bình phủ, Đại Thanh hội điển đồ.
Như thế tài liệu này cho chúng ta một khái niệm về sông Qui Thuận (trong đoạn đi vào lãnh thổ Việt Nam. Sông này chảy vào Việt Nam qua ải Nga Tào và chảy ra qua ải Canh Biền.
2/ Tài liệu biên bản phân định biên giới số 3, ký ngày 29-3-1887.
….
«Từ điểm A của bản đồ thứ 3 đến điểm B của bản đồ thứ 3, gần làng An Nam Luong-Bak-Trai ( ?), đường biên giới theo đường trung tuyến Sông sông Qui Xuân.
Từ điểm B của bản-đồ thứ 3 cho đến điểm C của bản đồ thứ 3, gần làngBảo Khê ê thuộc VN, đường biên-giới vẽ một vòng cung mà phần lồi hướng về phía Ðông, để lại cho Trung Hoa công sự Ban-Thao-Kha ( ?), xuyên qua hẻm núi Ko-Ya-Ai, để lại cho Trung Hoa công sự Ko-Ya-Kha ( ?) và Kaing-Hane-Kha ( ?) v.v.., bên An Nam, đoạn sông Bắc Vong giữa hai điểm B và C, các làng Luong-Bak-Trai ( ?), Loung-Bo-Xa ( ?) và Pham-Khé ( ?) v.v.. »
So sánh với tài liệu ở phần 1, điểm B tương ứng với ải Canh Biền (更 駢) và điểm C tương ứng với ải Nga Tào (峨漕). Xem hình chụp dưới đây, từ điểm A đến điểm B, sông Qui Xuân là đường biên-giới. Từ điểm B đến điểm C, sông Qui Xuân thuộc Việt Nam.
Thác Bản Giốc ở trên đoạn sông AB hay BC ?
Nếu thác ở trên đoạn AB thì thác ở trên đường biên giới. Việc phân chia thác này sẽ chiếu theo nội dung biên-bản : « đường biên giới là trung tuyến » của dòng sông. Thác phải chia làm hai. Những cù lao hay cồn trên sông sẽ thuộc về nước có bờ gần cồn nhất.
Nhưng nếu thác Bản Giốc ở trên đoạn BC thì thác này hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình chụp phía dưới là đồ tuyến biên giới đính kèm biên bản phân định biên giới 1887. Ta thấy đây là bản đồ gốc vì có chữ ký của hai phái đoàn Pháp và Thanh, có chữ ký của ông Dillon, Chủ Tịch Ủy Ban Pháp và các ủy viên Bouinais và bác sĩ Néïs. Bản đồ này là bản đồ số 3.
Bản đồ đính kèm biên bản phân giới 1887
3/ Tài liệu biên bản phân giới ký tại Long Châu ngày 19 tháng 6 năm 1894 giữa Ðại Tá Galliéni và Commandant Famin, đại diện chính-phủ Pháp với ông Thái Hy Bân, Tri Phủ Long Châu, đại diện nhà Thanh.
Hai trang cuối ghi sau: « Các cột mốc biên giới, như vừa thấy, đều mang một con số, từ 1 đến 67 cho đoạn một và từ số 1 cho đến số 140 cho đoạn hai, đã được cắm tại các địa điểm được chỉ định ở trên, với sự hiện diện một ủy viên Pháp và một viên quan Tàu. Không một cột mốc nào được dời đi kể từ bây giờ mà không có sự ưng thuận hỗ tương giữa hai nước. »
Cột mốc số 53, thuộc đoạn thứ hai, được định nghĩa như sau : tên Pan-Ngô (Bách-Nga Khẩu百峨口), cắm tại « bên lề một con đường ở phía Tây-Nam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ », « au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois ».
Cột 51, tên Khau Pang (Canh Bàng Ải 更旁隘), cắm tại : Bên bờ trái sông Qui Xuân (bờ bên TQ, ghi chú của tác giả) ở hạ lưu một cái cái thác và cách 150m. « Sur la berge du Sung Quei Cheun (rive gauche) à 130 pas en aval d’une cascade ».
Cột 52, tên Khau Canh Ai (Khẩu Canh Ải 口更隘), cắm bên bờ sông và cách một trạm canh (ải, tức cửa biên giới tên Khẩu Canh) 5 bước. « Sur la berge et à 5 pas en avant du poste ».
Ta thấy phần mô tả vị trí cột mốc 51 có đề cập đến một cái thác và thác này ở phía hạ lưu cột 51. Thác này nhỏ, chỉ cao khoảng 1m, không phải thác Bản Giốc. Sông Qui Xuân, như mô tả phần trên, có nhiều ghềnh thác, thuyền bè không lưu thông được.
Cột 51 mang tên Canh Bàng Ải 更旁隘. Xem lại phần 2 ở trên, điểm B tương ứng với Canh Biền Ải 更駢隘. Rất có thể Canh Biền Ải chính là Canh Bàng Ải vì trùng hợp ở chữ Canh 更 và cách phát âm của hai chữ Biền và Bàng. Hơn nữa, hai tên chỉ định cho hai nơi rất gần nhau. Nếu giả thuyết này đúng thì đường trung tuyến sông Qui Xuân chỉ là biên giới hai nước từ cột 50 đến cột 51.
Như thế thác Bản Giốc ở phía thượng lưu, nằm trong đoạn BC, nên hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Xem hình chụp 2 trang biên bản phân giới ở dưới có ghi các cột mốc liên quan, một tiếng Hán và một tiếng Pháp.
Về các cột mốc, tùy theo vùng, được làm bằng đá đẻo, bằng xi-măng đúc hay bằng đá tảng tự nhiên có sẵn trên thực địa. Cột mốc vùng Quảng Tây được ghi nhận như hình dưới đây. Ta thấy trên mốc có khắc một số chữ. Hàng dọc bên phải ghi là « Trung Quốc Quảng Tây Giới 中國廣西界 ». Phía phải, ở trên, ghi chữ Pháp « Frontière Sino-Annamite ». Ở giữa ghi số cột mốc và phía phải, hàng dưới, ghi tên cột mốc.
Hình của Dr Péthellaz, đăng trong « Au Tonkin et sur la Frontière du Quang-Si » của Commandant Famin.
Biên bản ghi bằng tiếng Hán. Cột 53 tên Bách Nga Khẩu.
Biên bản tiếng Pháp.
4/ Tài Liệu Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, Par le Commandant Famin, Vice-Président de la Commission d’Abornement des Frontières Sino-Annamites en 1894. Paris, Auguste Challamel, Editeur, Librairie Coloniale, 1895 (Trang 12-13; 142,143).
Trang 12-13: Xác nhận thác Bản Giốc thuộc Việt Nam :
« Trên vùng phía Bắc (vùng II Quân-Sự), sông Qui Thuận chảy qua Trùng Khánh Phủ. Ðây là một phụ lưu của sông Tây Giang (Si-Kiang). Có chiều rộng khoảng 60 thước, chảy vào Tonkin qua cửa Ải Lung và chảy vào lại TQ ở gần công sự (của TQ) tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn và trù mật. Hai cây số trước khi rời khỏi đất Tonkin, sông này chảy xuống một bậc đá và tạo thành một cái thác tuyệt đẹp cao khoảng 40 thước. Từng cột nước khổng-lồ, trước hết rơi xuống vang rền trên một trũng nước, sau đó dội ngược lên thành những chùm tua đầy bọt nước, chảy trên những bậc thềm đá bóng láng. Vào mùa mưa, thác nầy mang một hình thái tuyệt trần, tiếng động của nó âm vang ra thật xa, dội vào vách núi đá nghe như là sấm động, trong lúc những đám mây hơi nước được tạo thành ở các bên bờ tan ra tạo thành một đám mưa lâm râm thật sự. »
5/ Tài liệu: Nhật Ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng Ban đến Ðèo Lương, nhân dịp đảm nhận việc cắm mốc. (28 tháng 6 năm 1894) :
Tài liệu này xác định vị trí của cột mốc 53 và thác Bản Giốc :
« Après la porte de Dốc-Khánh la frontière est tracée à l’intérieur du massif rocheux, laissant au Tonkin de petit cirques peu importants débouchant dans Lung-Piac, près les deux cirques difficilement accessibles de Lung-Deng et Lung-Moi que traversent les chemins conduisant à Thin-Thang par Ai-Thin-Thap (56) et Lung-Moi (55) jusqu’à l’abornement, les habitants de Lung-Deng et Lung-Moi payaient l’impôt aux Chinois. La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante.
…
A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés ».
Bắt đầu từ cái thác nước đẹp, cao 50 thước, ở phía hạ-lưu (aval) của cột mốc số 53, sông Qui Xuân chảy hẹp lại ở giữa những ngọn đồi cao. »
Ta thấy ông Détrie mô tả đường biên giới từ Tây sang Đông trong khi các cột mốc trong vùng này được cắm từ Đông sang Tây. Như biên bản phân giới mô tả, cột mốc 53 được cắm ở bên lề con đường.
Ta thấy ghi chú trong hình dưới, đoàn quân « tirailleurs tonkinois » qua sông (passage du gué) từ phía tả ngạn sang phía hữu ngạn. Đây là một yếu tố quan trọng cho thấy hai bờ con sông đều thuộc Việt Nam (hay do hành chánh thuộc địa Pháp quản lý). Đơn giản vì theo các công ước, quân đội hai bên không được đi qua lãnh thổ nước bạn.
Bên kia thác ta không thấy con đường (đi Hang-Dong-Quan) có cắm mốc số 53 như Trung Úy Détrie mô tả. Hình thái núi non hiểm trở phía bên kia cũng như phía thượng lưu sông cho thấy không thể có con đường qua đây được. Nhưng rất có thể con đường đi dọc theo sông, đoàn quân trong hình theo con đường này, gần đến thác, qua sông. Riêng con đường, vì núi chận, phải đi vòng sau núi. Vì thế cột mốc 53 chỉ có thể ở phía hạ lưu thác Bản Giốc.
Theo các lý luận này thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình trên : đoàn quân qua sông, dưới thác Bản Giốc.
6/ Tài liệu Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord-Est Du Tonkin, (Feuilles de Bảo Lạc, Cao Bằng, Hà Lang, Bắc Kạn, Thất Khê và Long Châu), Réné Bourrret; Hà Nội - Hải Phòng Imprimerie d’Extrême d’Orient – 1922. (trang 32-33-34).
Xác nhận thác Bản Giốc của Việt Nam:
« Sông Qui Xuân theo hướng Ðông-Bắc trong vùng núi nầy, chảy ở giữa hai tường đá rất cao. Bờ tả ngạn, có chung hình thái với Phong Nam, là sự nối dài từ bên TQ. Nhiều bằng chứng đá vôi, được chuốc thành đỉnh nhọn, cao thấp đủ cỡ, rải rác khắp nơi trong thung lũng.
….
Vùng này con sông Qui Xuân chảy qua gần ở Chi-Choi ( ?). Sông này sau khi ra khỏi vùng đá vôi Phong Nam, mở rộng phía hạ lưu thung lũng. Tại đây dân bản xứ lấy nước bằng hệ thống tưới bằng ống tre. Con sông này mở một con đường ngoằn ngoèo ở vùng phía Ðông phủ Trùng-Khánh, chảy xuống hết ghềnh thác nầy qua ghềnh thác khác để đến biên giới đông bắc, kế cận Bản Giốc, trước khi chảy qua vùng đồi Bồng Sơn. Công sự Bản Giốc, hiện nay bỏ trống, cheo leo trên một núi đá cao khoảng 30 thước, nhìn xuống ghềnh thác của con sông và vùng đồng bằng đông đảo dân cư, với những tường cao bao quanh. Ðây là một trong những vùng đẹp nhất của Tonkin, nếu không vì xa xôi và vì khó khăn phương tiện lưu thông, nó rất xứng đáng để du khách đến thăm viếng với những hang động, những cây cầu hình chữ Z bắt lên những tảng đá để băng qua sông, và nhất là cái thác hùng vĩ, gọi là thác bậc thềm Tụ Tổng, được người Châu Âu biết nhiều qua tên Thác Bản Giốc ».
Hình trên : cầu chữ Z bắt qua sông Qui-Xuân, gần thác Bản-Giốc.
Thursday, November 26, 2015
Tạ Ơn
Tạ ơn đời đã cho ta
Tình yêu dịu ngọt
lụa là không quên
Tạ ơn cha mẹ chưa
đền
Tạ ơn em những buồn
phiền em cho…
Tạ ơn đời những âu
lo
Tạ ơn ai đã lo cho
cuộc đời
Tạ ơn ngày tháng
tuyệt vời
Tạ ơn em đã một thời
dấu yêu…
Tạ ơn bóng dáng diễm
kiều
Hồn ta có những buổi
chiều vẩn vơ
Tạ ơn ai đã ơ hờ
Để ta có những vần
thơ tuôn trào…
Tạ ơn cay đắng ngọt
ngào
Tạ ơn gió nhẹ thì
thào mây bay
Tạ ơn cả những cơn say
Cho ta quên hết tháng ngày buồn tênh…
Tạ ơn nỗi nhớ mông mênh
Tạ ơn sóng gió lênh đênh cuộc đời
Tạ ơn Đời, Tạ ơn Người
Tạ ơn tất cả … Đất Trời của Ta…
Mùa Tạ Ơn
2015
Tạ Ơn
Tạ ơn đất nước thứ hai
Đã cưu mang những tháng ngày lưu vong
Bao năm vận nước long đong
Lòng ta vẫn nhớ vẫn mong ngày về …
Dù cho ngày tháng lê thê
Làm sao quên được lời thề nước non
Dù cho sông cạn đá mòn
Hồn thiêng sông núi sắt son lời thề …
Ngày mai ta sẽ trở
về
Để ta sống lại tình
quê ngọt ngào …
Quê hương đẹp tựa
trăng sao
Mùa xuân dân tộc
dâng trào ý thơ …
PHẠM TRẦN ANH
Kính tặng tất cả đồng bào Việt Nam ở Hải ngoại
Wednesday, November 25, 2015
Võ Đình Tuấn - một trong "100 thiên tài đương đại"
TT - Creator Synectics, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu trụ sở tại Anh, vừa công bố danh sách "100 thiên tài đương thời thế giới". Trong danh sách có một nhà khoa học gốc Việt là tiến sĩ Võ Đình Tuấn, xếp hạng 43.
Phóng to |
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hiện ông là viện trưởng Viện Vật lý lượng tử Fitzpatrick của Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ).
Từ đồ chơi tự chế...
Tiến sĩ Võ Đình Tuấn sinh ở Việt Nam. Giống như nhiều nhà bác học nổi tiếng khác, khi còn nhỏ ông tự tạo ra những đồ chơi cho mình. Niềm say mê chế tạo không những là sở thích mà còn như một bản năng, luôn thúc đẩy ông học tập và vươn tới những chân trời khám phá.
Năm 17 tuổi, từ Sài Gòn ông đi Thụy Sĩ du học. Ông tốt nghiệp cử nhân vật lý tại Trường Bách khoa liên bang Lausanne (1971), và bốn năm sau ông được trao bằng tiến sĩ hóa lý sinh (biophysical chemistry) tại Viện Kỹ thuật liên bang Zurich, Thụy Sĩ. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông sang định cư tại Hoa Kỳ.
Trang web của Cơ quan Thương hiệu và phát minh Hoa Kỳ (USPTO, trực thuộc Chính phủ Mỹ) cho biết bằng phát minh đầu tiên của Võ Đình Tuấn trao cho sáng chế "Băng dán cứu sinh" (1987) là một loại băng rất nhỏ và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn vào áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động. Chỉ cần 11 giây người ta đã biết mình bị ngộ độc ở mức độ nào và chữa chạy ngay mà không cần phải đưa vào bệnh viện, rồi phải tốn thì giờ lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm.
Theo trang web của Hội Thanh niên sinh viên VN tại Nhật Bản (http://www.vysa.jp/), trong lĩnh vực y khoa, tiến sĩ Tuấn đã tìm ra sự biến đổi gen trong cơ thể người và nhờ đó phát minh ra những hệ thống chẩn đoán sử dụng việc khám phá các ADN gây bệnh tiểu đường và ung thư. Tất cả hệ thống của ông đều dựa trên phương pháp "Tia sáng đồng hành" (SL: synchronous luminesence) dễ ứng dụng, do các dữ kiện được ghi lại hiển thị và được đọc cùng lúc bằng tia laser và sợi quang. Nhờ vậy mà bệnh tật có thể được điều chỉnh kịp thời mà không cần phải uống thuốc... Phương pháp của ông cũng được các công ty dược và tổ chức môi trường chấp nhận.
Tới giảm nỗi đau con người
Creator Synetics - chuyên tư vấn hỗ trợ cho các công ty, tổ chức liên quan đến phát minh, sáng tạo và các tư tưởng đột phá - đã tính điểm các ứng viên theo năm tiêu chuẩn: tạo ra những thay đổi lớn, được nhiều người biết đến, quyền lực của tri thức, thành tựu và tầm quan trọng về văn hóa. Công ty đã gửi
|
Năm 2003, USPTO đã tôn vinh bốn nhà khoa học Mỹ, gốc Á trong đó có nhà bác học Võ Đình Tuấn. Bản thông cáo chính thức USPTO cho biết: "Các nhà khoa học này đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu của khoa học và y khoa, nhất là những phát minh của họ đã giúp bệnh nhân chống lại nỗi đau tuyệt vọng của con người".
Vào ngày 9-5-2002, nhân kỷ niệm tháng truyền thống của các dân tộc thiểu số châu Á tại Mỹ, bà J. C. Hayward - người phát ngôn của USTPO - cho rằng những phát minh của tiến sĩ Võ Đình Tuấn cùng các nhà khoa học khác đã góp phần làm cho nước Mỹ trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Điều đáng nói là Võ Đình Tuấn đều có tên trong cả hai danh sách được vinh danh năm 2002.
Trong năm 2002, các trường tiểu học và trung học của Mỹ đều chiếu cuốn video về những nhà khoa học, trong đó có tiến sĩ Tuấn, cho các học sinh xem như một chương trình ngoại khóa. Bà Hayward nói: "Chủ yếu để thế hệ trẻ Hoa Kỳ nhớ đến những nhà bác học của các dân tộc và màu da khác nhau đã có những đóng góp to lớn không những cho xứ sở Hoa Kỳ mà còn cho toàn thế giới".
Tiến sĩ Võ Đình Tuấn còn là viện sĩ Viện Hóa học Mỹ và là biên tập viên cũng như cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành. Ông đã đoạt năm giải thưởng nghiên cứu & phát triển (R&D) vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996; tác giả của hơn 300 công trình được in ấn trên các tạp chí khoa học.
Ông cũng nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế khác. Hiện nay, nhà khoa học tài năng này đang nghiên cứu cải tiến những công nghệ mới để sản xuất những thiết bị y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Và những "thiên tài đương đại" khác
Đứng đầu danh sách mà Creator Synetics công bố ngày 29-10 là nhà hóa học Thụy Sĩ Albert Hoffman (đã 101 tuổi, nổi tiếng thế giới như người phát minh ra LCD) và thiên tài máy tính người Anh Tim Berners - Lee (một trong những người sáng tạo ra mạng Internet ). Ba người còn lại trong nhóm năm người đầu tiên là nhà đầu tư George Soros (Mỹ), Matt Groening (nhà làm phim hoạt hình châm biếm, Mỹ) và chính khách, cựu tổng thống Nam PhiNelson Mandela .
Phóng to | |
Một quyển sách về công nghệ nano do tiến sĩ Võ Đình Tuấn biên soạn - Ảnh:http://www.proteomicsresearch.org/ |
Tuesday, November 24, 2015
Đại Lễ Công Bố Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ và Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ (Từ trái qua phải Ô Lạc Việt Phát Ngôn nhân của LLQDDCDC Quốc Ngoại, Sử gia Phạm Trần Anh, TS Nguyễn Bá Long, Nữ sĩ Hồng Khương Phát Ngôn Nhân của PTPNVNHĐCN trong Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ)
Phát Ngôn Nhân LLQDDCDC Lạc Việt đọc Tuyên Ngôn của Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ
Sử Gia Phạm Trần Anh đọc Tuyên Bố của Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ
PHONG TRÀO TOÀN DÂN DỰNG CỜ DÂN CHỦ
TUYÊN BỐ
Nhận định rằng:
1. Kể từ ngày thành lập 3-2-1930, đảng Cộng Sản Việt Nam đã đem chủ thuyết ngoại lai Cộng sản vô thần hoàn toàn xa lạ với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc để nô dịch toàn dân Việt Nam. Cái gọi là Cách Mạng Tháng Tám và Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hỏa trên thực tế chỉ là một cuộc cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim. Nếu không có phong trào Việt Minh Cộng sản cướp chính quyền thì người dân Việt Nam đã được hưởng quyền dân chủ tự do, quyền sở hữu đất đai, quyền tự do lập hội, thành lập đảng phái chính trị, đất nước Việt Nam đã phát triển vượt bực, dân giàu nước mạnh ngay từ 70 năm trước. Đây là ngày "Quốc Hận" lần thứ nhất của toàn dân Việt Nam.
2. Hồ Chí Minh là một cán bộ của Quốc tế Cộng sản đã đổi tên đảng Cộng sản thành Đảng Lao Động, thành lập phong trào Việt Minh che giấu bộ mặt thật Cộng Sản để lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc, biến kháng chiến thành thỏa hiệp với thực dân Pháp ký hiệp định Genève chia đôi đất nước ngày 20 tháng 7 năm 1954. Đây là "Ngày Quốc Hận" thứ hai của toàn dân Việt Nam.
Ngày 20 tháng 12 năm 1960, CSVN lại thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam theo chỉ thị của Mao Trạch Đông để xâm chiếm miền Nam mở đường xuống phương Nam cho Trung Cộng. Tập đoàn Việt gian Cộng Sản một lần nữa lại đưa ra chiêu bài giải phóng miền Nam, lợi dụng xương máu của người dân yêu nước để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản nhuộm đỏ cả dất nước Việt Nam ngày 30-4-1975.
Hàng triệu người Việt Nam vô tội đã hy sinh cho tham vọng bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, hủy diệt sinh lực dân tộc để đế quốc mới Trung Cộng dễ dàng thống trị, sát nhập đất nước Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc. Đây là "Ngày Quốc Hận" thứ ba và Hồ Chí Minh cùng Tập đoàn Việt Gian Cộng Sản chính là tội đồ của Dân Tộc Việt Nam.
3. Sau khi xâm chiếm miền Nam, đảng Cộng Sản Việt gian đã đưa dân tộc Việt vào thế khốn cùng, hàng triệu đồng bào đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do. Bạo quyền Cộng sản tước đoạt quyền dân chủ tự do, tước đoạt quyền sống làm người, tước đoạt tài sản, đất đai của hàng triệu dân oan trong một đất nước Việt Nam độc tài toàn trị, nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới và đang từng bước trở thành một Tân Cương, một Tây Tạng thứ hai trong lịch sử.
Sau gần 2/3 thế kỷ thống trị đất nước, tập đoàn Việt gian Cộng Sản đã đem lại hậu quả nặng nề cho dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện. Bộ mặt thật “Hại dân bán nước” của tập đoàn Việt gian Cộng Sản, những tên Thái Thú thời đại “Xác Việt hồn Tàu” đã phơi bầy khi dâng đất nhường biển cho quan thầy Trung Cộng. Trong lịch sử Việt, gian hùng Hồ Chí Minh, một Lê Chiêu Thống của thời đại và đảng cộng sản việt Nam là kẻ mãi quốc cầu vinh, cam tâm bán nước phản bội công lao của tiền nhân bao đời dựng nước và giữ nước.
Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm của suy vong, chúng ta đã và đang mất nước dần vào tay đế quốc mới Trung Công. Đây là thời kỳ đau thương ô nhục nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Thật bất hạnh cho cả một dân tộc khi một tập đoàn Việt gian bất nhân, hại dân bán nước, bọn Thái thú thời đại “Xác Việt hồn Tàu” đã cam tâm bán nước để duy trì địa vị thống trị tha hồ bóc lột vơ vét tài sản của nhân dân. Chưa bao giờ hiểm họa mất nước, dân tộc tiêu vong lại đè nặng lên con tim khối óc của những người Việt Nam yêu nước như bây giờ.
Trước thảm trạng dở sống dở chết của 90 triệu đồng bào Việt Nam.
Trước nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng, đế quốc mới của thời đại.
Đáp ứng yêu cầu bức thiết của lịch sử, Chúng tôi những người Việt Nam yêu nước, chuộng dân chủ tự do, công bình và tiến bộ xã hội ở trong nước và Hải ngoại, Long trọng tuyên bố trước Quốc dân Việt Nam và trước toàn thế giới:
I. PHONG TRÀO TOÀN DÂN DỰNG CỜ DÂN CHỦ chính thức thành lập đáp ứng lời kêu gọi của Đại Hội Diên Hồng Thời Đại và Hiến Chương 2000 để qui tụ tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, chính kiến trong và ngoài nước cùng đấu tranh cho nền Độc lập thực sự của dân tộc, đấu tranh cho quyền dân chủ tự do thực sự, đấu tranh xây dựng một quốc gia Việt Nam phú cường, Nhân dân Việt Nam sung túc An lạc, Tổ quốc Việt Nam trường tồn, Dân tộc Việt Nam Bất diệt.
II. PHONG TRÀO TOÀN DÂN DỰNG CỜ DÂN CHỦ lấy truyền thống Nhân đạo Việt Nam, đạo làm người Việt Nam làm tư tưởng chủ đạo để tẩy rửa ý hệ Mác Lê, phục hồi giá trị đạo lý dân tộc thời kỳ hậu Cộng sản. Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ xuất phát từ nhân dân, của nhân dân và tranh đấu cho nhân dân Việt Nam.
Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ tha thiết kêu gọi toàn dân Việt Nam đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, địa phương... muôn người như một chúng ta cùng đứng lên đáp lời sông núi, đấu tranh giải thể chế độ bạo tàn, bất nhân hại dân bán nước.
Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ cùng toàn dân Việt Nam quyết tâm giành lại quyền dân chủ tự do, quyền sống làm người và quyền làm chủ đất nước theo đúng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đề cao quyền Dân Tộc Tự Quyết:
- Quốc Gia Việt Nam độc lập, bình đẳng trong cộng đồng thế giới.
- Người dân Việt Nam có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị kinh tế của quốc gia, quyền tự do bầu cử và ứng cử, quyền tự do tham gia chính trị, quyền tự do lựa chọn các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ do chính nhân dân tự chọn lựa qua cuộc bầu cử dân chủ thực sự.
Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ chủ trương: Nâng cao Dân trí, Chấn hưng Dân khí, Cải tiến Dân sinh: Tôn trọng quyền tư hữu, quyền Sở Hữu Đất đai, xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, Tôn trọng Nhân quyền, Thực thi Dân Chủ.
Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ chủ trương một cuộc Trưng Cầu Dân Ý để bầu cử một Quốc Hội Lập Hiến đại diện thực sự của nhân dân để soạn thảo một hiếp pháp mới, quy định một chế độ mới thật sự dân chủ, thật sự tự do trong một nền Dân chủ Pháp Trị đáp ứng nguyện vọng của toàn dân: Tam Quyền Phân Lập, đa nguyên đa đảng để kiến thiết quốc gia, phục Hưng Dân tộc Việt sau đại nạn Cộng sản.
III. PHONG TRÀO DÂN DỰNG CỜ DÂN CHỦ chủ trương đấu tranh ôn hòa bất bạo động nhưng cương quyết bất hợp tác với bạo quyền Cộng sản trên mọi phương diện.
Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ nhiệt liệt ủng hộ Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ. Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ khẩn thiết kêu gọi toàn thể đồng bào, lực lượng thanh niên sinh viên, đồng bào Dân Oan, lực lượng đấu tranh dân chủ, lực lượng Quân đội Nhân dân, lực lượng quân lực Việt Nam Cộng Hòa chúng ta cùng nắm chặt tay nhau, chung sức chung lòng quyết tâm đấu tranh giành lại quyền dân chủ tự do, quyền được sống làm người, quyền được no cơm ấm áo theo đúng tinh thần của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Tổ Quốc Lâm Nguy, Sơn Hà Nguy Biến
Tập đoàn Việt gian Cộng Sản bất nhân hại dân bán nước đang từng bước thực hiện mật ước bán nước Thành Đô 1990 để đến năm 2020, Việt Nam thân yêu của chúng ta sẽ trở thành một bang tự trị của Trung Quốc, Dân tộc Việt Nam tiêu vong và đất nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới!
Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ và Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ sẽ cùng với toàn dân tranh đấu cho đến hơi thở cuối cùng để giải Giải cứu đồng bào Việt Nam khỏi sự thống trị bạo tàn của chế độ Cộng Sản Việt Nam và Giải cứu đất nước khỏi sự xâm lăng bành trướng của đế quốc mới Trung Cộng.
Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ nguyện giương cao ngọn cờ Đại Nghĩa để hoàn thành cuộc cách mạng Dân Tộc Dân Chủ Cứu Dân Cứu Nước.
Đại Nghĩa Tất Thắng Hung Tàn
Chí Nhân Phải Thay Cường Bạo
Hồn Thiêng Sông Núi
Anh Linh của Tiền Nhân, Anh hùng Liệt nữ sẽ phù trì cho dân tộc chúng ta.
Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn
Dân Tộc Việt Nam Bất Diệt
Việt Nam Muôn Năm
Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2015
1. Đại Hội Diên Hồng Thời Đại: Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh.
2. Radio Toàn Dân Cứu Nước: Chiến sĩ Lê Chân.
3. Phong Trào Hiến Chương 2000: TS Nguyễn Bá Long.
4. Phụ Nữ Hành Động Cứu Nước: Nữ sĩ Hồng Khương.
5. Hội Đồng Liên Kết Đấu Tranh: Chiến Hữu Lạc Việt.
6. Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ (Quốc Nội): Chiến Hữu Trịnh Khả.
7. Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ (Quốc Ngoại):
Chiến Hữu Trần Quốc Huy.
8. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Tôn Giáo Việt Nam (Quốc Nội):
LS Nguyễn Bắc Truyển.
9. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Tôn Giáo Việt Nam (Quốc Ngoại):
Chiến Hữu Doãn Hưng Quốc.
10. Phong Trào Dân Oan Việt Nam: Trần Ngọc Anh.
11. Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc: Chiến Hữu Phạm Hưng Quốc.
12. Vietnam Exodus Foundation: KS Lê Châu.
13. Lực Lượng Quân Lực VNCH: Chiến Hữu Sơn Hà. 14. Nhà Việt Nam Foundation: Bà Lê Thị Nga.
15. Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa:
GS Nguyễn Thanh Liêm.
16. Ủy Ban Đặc Nhiệm Chống Cộng Sản và Tay Sai:
Chiến hữu Phan Kỳ Nhơn.
17. Văn Đàn Thời Đại:
18. CLB Thi Văn Tao Đàn Văn Hữu Vũ Lang.
19. Khối 8406 Nam Cali: Chiến Hữu Vũ Hoàng Hải.
20. Lực Lượng Dân Tộc Quật Khởi: Chiến Hữu Vũ Yên Sa.
21. Mặt Trận Toàn Dân Cứu Nước: Chiến Hữu Lê Ngọc.
22. Trí Nhân Media: TS Bùi Anh Thư.
23. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: HT Thích Nhật Ban.
24. Vietlist Văn Hữu Trần Long.
............................................
............................................
Subscribe to:
Posts (Atom)