Tuesday, May 10, 2016


Mỹ lại “tát” Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh bất lực la làng

VietTimes -- Ngày 10/5, Mỹ lại điều chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập do Trung Quốc mới bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa. Động thái này chẳng khác nào một cái tát đối với Bắc Kinh vì nước này cũng đang tập trận rầm rộ trên Biển Đông.
Thục Ninh - /
Khu trục hạm USS William P. Lawrence đã vào hoạt động gần Đá Chữ Thập hiện do Trung Quốc kiểm soát. Khu trục hạm USS William P. Lawrence đã vào hoạt động gần Đá Chữ Thập hiện do Trung Quốc kiểm soát.
Theo phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Mỹ Bill Urban, khu trục hạm USS William P. Lawrence đã tiến vào hoạt động gần Đá Chữ Thập hiện do Bắc Kinh kiểm soát. Theo ông Urban, đây là một chiến dịch tuần tra nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và để «thách thức các đòi hỏi chủ quyền quá đáng ở Biển Đông».
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đang thăm Việt Nam cũng khẳng định  tự do hàng hải là quan trọng cho các nước nhỏ hơn, vì theo ông «nếu hải quân của một siêu cường (ám chỉ Mỹ) không thể đi lại ở những nơi mà luật quốc tế cho phép, thì hải quân của các nước nhỏ sẽ ra sao?»
Ngay sau đó, Trung Quốc ngày 10/5 đã ra tuyên bố phản đối hành động nói trên của Mỹ. Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cáo buộc động thái của Mỹ sẽ “không mang lại điều tốt đẹp” và Trung Quốc sẽ tăng cường các cuộc tuần tra ở Biển Đông. “Trung Quốc sẽ tăng cường năng lực quốc phòng và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”, Dương lớn tiếng.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tố cáo chiến hạm Mỹ đã "xâm nhập trái phép" vào vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa, khoe cơ bắp và đe dọa đến cái gọi là “an ninh và chủ quyền” của Trung Quốc.
Đây là hoạt động tuần tra vì quyền tự do hàng hải thứ ba của Mỹ tại Biển Đông trong thời gian 7 tháng gần đây gần các thực thể do Trung Quốc kiểm soát. Trước chiếc USS William P. Lawrence, khu trục hạm USS Lassen đã thực hiện nhiệm vụ gần Đá Xu Bi vào tháng 10/2015, sau đó khu trục hạm USS Curtis Wilbur tuần tra tự do hàng hải sát quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1/2016.
Đá Chữ Thập hiện có một đường băng dài 3km do Trung Quốc vừa xây dựng và Washington lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng những cơ sở hạ tầng trên đảo này để áp đảo các nước tranh chấp khác.
Theo ông Ian Storey, chuyên gia về Đông Nam Á tại Singapore, đảo này là một điểm nhạy cảm, vì được cho sẽ là đầu mối của các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông, hiện cũng đã có cảng nước sâu.
National Interest ngày 10/5 cho rằng sở dĩ Mỹ chọn Đá Chữ Thập làm mục tiêu cho đợt tuần tra thực thi tự do hàng hải lần thứ ba trên Biển Đông là bởi đây là một trong những tổ hợp xây dựng lớn nhất của Trung Quốc, với đường băng đủ dài hiện có thể vận hành và tiếp nhận bất cứ loại máy bay chiến đấu hay vận tải cỡ lớn nào của Trung Quốc. Đây cũng là nhận định của nhà bình luận quân sự Trung Quốc Ni Lexiong trên South China Morning Post.
Bất chấp chủ tịch Tập Cận Bình hứa tại Washington sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa, Trung Quốc thực tế đang ráo riết quân sự hóa các đảo xây dựng trái phép tại khu vực này. Không những thế, phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long vừa có chuyến thị sát tới đảo nhân tạo này và mới tuần trước Bắc Kinh còn điều tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Lôn Sơn Type 071 tới Đá Chữ Thập cùng một nhóm văn công hòng “xác quyết chủ quyền” và thách thức dư luận khu vực và thế giới.
Đáng nói là Mỹ tuần tra ngay trong thời điểm Trung Quốc đang tiến hành đợt tập trận rầm rộ, triển khai các chiến hạm tiến tiến nhất của hải quân nước này và huy động lực lượng cả ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Báo chí Trung Quốc khoe khoang đợt tuần tra và diễn tập tại Trường Sa là kiểm nghiệm khả năng phản ứng xử lý của binh lính đồn trú tại các đảo đá, nâng cao năng lực tác chiến phòng ngự của hải quân và khả năng bảo vệ các đảo đá của binh lính đồn trú trái phép. Đợt tập trận diễn ra trong lúc Bắc Kinh đang cố vận động ủng hộ trước khi Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về “đường lưỡi bò” ngang ngược của nước này.
Đá Chữ Thập sau khi được cải tạo thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất Trường Sa với một đường băng dài 3km
Nhóm tàu này đã tổ chức diễn tập xua đuổi, tấn công và bắt giữ tàu nước khác. Nội dung tập trận còn bao gồm phá vòng vây của quân địch và hoạt động trinh sát kết hợp lực lượng tàu ngầm. Tư lệnh hạm đội Nam Hải Zhou Xuming tuyên bố cuộc tập trận chứng minh khả năng của hải quân Trung Quốc “thậm chí dù các đảo ở xa đại lục, các binh sĩ trên đảo kiên quyết và có tinh thần cao để đánh thắng một cuộc chiến và trải qua huấn luyện khắc nghiệt”.
Trong bối cảnh đó, cuộc tuần tra của Mỹ không khác gì một cái tát đối với Trung Quốc. Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt tức tối tuyên bố Trung Quốc sẽ tiến hành nhiều đợt tuần tra thường kỳ hơn xung quanh các đảo nhân tạo. Lý còn cáo buộc Mỹ muốn châm ngòi khuấy động và làm gương cho các đồng minh thực hiện tuần tra Biển Đông.

No comments:

Post a Comment