KÍNH DÂNG
HỒN THIÊNG SÔNG NÚI
DÒNG GIỐNG RỒNG TIÊN
QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG LẬP QUỐC
ANH THƯ HÀO KIỆT ĐỜI ĐỜI BẢO
QUỐC AN DÂN
Nhớ xưa Quốc Tổ dựng nền
Ngàn năm văn hiến sử thiên anh hùng
Bọc điều trăm họ thai chung
Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam!
PHẠM
TRẦN ANH
DI CHÚC MUÔN ĐỜI
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ
cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Quốc. Chớ
coi thường chuyện vụn vặt xảy ra
trên biên ải mà ta phải nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họ không bao giờ tôn trọng biên giới quy ước. Họ cứ luôn luôn đặt
ra những cái cớ để tranh chấp.
Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần
họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta
dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại,
cũng không được để lọt vào tay kẻ khác...
Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con
cháu muôn đời sau. Quá khứ là gốc rễ của tương lai, rễ càng đâm sâu thì cây mới vững vàng và càng vươn cao”.
VUA TRẦN NHÂN TÔN(1279-1293)
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào có thể
vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không
nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất
của Thái Tổ làm mồi cho gìặc, thì phải tội tru di … ”.
VUA LÊ THÁNH TÔNG
(1460-1497)
DUY NGÃ ĐẠI VIỆT CHI QUỐC
THỰC VI VĂN HIẾN CHI BANG…
NGUYỄN TRÃI
CHỈ
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA TỪ
TRƯỚC
MỚI
CÓ NỀN VĂN HIẾN NGÀN NĂM …
PHẠM TRẦN ANH
Cẩn
dịch
“Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cứ là trai gái già
trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào. Mọi người đều là CON RỒNG CHÁU TIÊN,
từ một bào thai của mẹ Âu nên tất cả đều từ một mẹ sinh ra các ngành các chi mà
thôi.
Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ.
Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật
còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối
tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy.
Ngưỡng mộ và tưởng nhớ Tổ Tiên,
chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn
rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người. Là
con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ Tiên, chứ lẽ nào con
cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?”.
HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
(Nói chuyện
với các bô lão làng Vân Nội)
BÁCH VIỆT TỪ ĐƯỜNG TỘC PHẢ
Chú giải của La Sơn Phu Tử
“Độ
luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của
phương Nam, người quân tử ứng xử như vậy. Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không
chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo hành
động như thế! ”.
KHỔNG PHU TỬ
“Giao
Chỉ là đất văn hiến, núi sông hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất
”.
HÁN HIẾN ĐẾ (189-220)
“ Việt
tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ”.
TƯ MÃ THIÊN
"Người trong nước có
thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước, yêu nhà, mới biết cố
gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã-hội của Tổ tiên
đã xây dựng nên mà để lại cho mình".
TRẦN TRỌNG KIM (Việt Nam Sử
Lược)
“ Một việc phi thường mà
không một sử gia nào có thể giải thích được một cách thỏa đáng, mặc dầu đã
nghiên cứu rất nhiều là tại sao sau hơn 1 ngàn năm bị đô hộ, dân tộc Việt Nam
vẫn không bị đồng hóa và Việt Nam vẫn giành lại nền độc lập dân tộc”.
G. Buttinger
(The smaller Dragon, NewYork, Praeger
1958)
“Người Việt đã bao nhiêu thế kỷ chịu ảnh
hưởng của văn minh Hán Hoa, đã ăn sâu vào cá tính và có thái độ cho rằng mình
thua kém, chỉ thu thập văn minh và văn hóa Trung Quốc mà không tin rằng, văn
hóa Trung Quốc thật sự đã nhận được sự đóng góp đáng kể từ các dân tộc Bách
Việt ở phương Nam. Những nếp sống văn hoá này đem vào Trung Hoa thời Tiền sử
mang yếu tố “Biển” rõ rệt và có thể mô tả bằng một chữ, đó là chữ “VIỆT” mà trước
kia thường gọi sai lầm là Thái cổ
(ProtoThai)”. Tôi xác định chữ Việt nay là quốc hiệu của một nước vùng
Đông Nam châu Á: Nước Việt Nam. Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh
hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ
ngàng, không tin đó là sự thật!”.
J. NEEDHAM
“Ngay từ ngày lập quốc, tất
cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng kết hợp một
cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi
quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh
phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai
trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc
Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường. Việt
Nam đầy rẫy những triết gia hiểu biết theo nghĩa là những con người có chiều
sâu tư tưởng, biết suy nghĩ trăn trở. Càng về đồng quê, thôn cùng xóm vắng thì
càng nhiều, đó là xã hội lý tưởng của Platon mơ ước đã hiện thực ở Việt Nam từ
lâu rồi”.
PAUL MUS
THÁC THUỶ KHAI CƠ ..
TỨ CỐ SƠN HÀ
QUI BẢN TỊCH,
ĐĂNG CAO VỌNG VIỄN,
QUẦN PHONG LA LIỆT
TỰ
NHI TÔN.
Mở
lối đắp nền
Bốn
hướng non sông
về
một mối,
Lên
cao nhìn rộng
Nghìn
trùng sông núi
tựa
đàn con.
CÂU ĐỐI TRONG ĐỀN HÙNG
CÓ TỔ CÓ TÔNG
TỔ TỔ TÔNG TÔNG
TÔNG TỔ CŨ
CÒN NON CÒN NƯỚC
NON NON NƯỚC NƯỚC
NƯỚC NON NHÀ
TẢN ĐÀ
CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN,
CHIM CÓ TỔ, NGƯỜI CÓ NHÀ
CÓ TỔ CÓ TÔNG, CÓ TÔNG CÓ
TỔ …
TỔ TỔ TÔNG TÔNG, TÔNG TÔNG
TỔ TỔ
MỚI LÀ NGƯỜI
CÂY CÓ GỐC …
MỚI NỞ NGÀNH SINH NGỌN
NƯỚC CÓ NGUỒN …
MỚI BIỂN RỘNG SÔNG SÂU
NGƯỜI TA NGUỒN GỐC Ở ĐÂU ?
CÓ TỔ TIÊN TRƯỚC,
RỒI SAU CÓ MÌNH …
VĂN HIẾN THIÊN NIÊN QUỐC,
XA THƯ VẠN LÝ ĐỒ …
HỒNG BÀNG KHAI TỊCH HẬU,
NAM PHỤC NHẤT ĐƯỜNG NGU.
MINH MẠNG
Ngàn năm văn hiến nước ta
Giang sơn Tổ quốc một nhà
Việt Nam.
Khởi từ Tiên Tổ Hồng Bàng,
Thái Bình thịnh trị vẻ vang
giống dòng!
PHẠM TRẦN
ANH cẩn dịch.
No comments:
Post a Comment