Chính
quyền gấp rút đưa blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, xuất cảnh để
cách ly với giới hoạt động trong nước, theo ý kiến một nhà quan sát.
Nhận
định trên được nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc
lập Việt Nam, đưa ra trong buổi phỏng vấn với BBC ngày 22/10.
Ông
Dũng cũng cho rằng việc ông Hải được trả tự do mở ra hy vọng cho nhiều
tù nhân chính trị khác đang còn bị giam giữ tại Việt Nam.
BBC: Ông có bất ngờ trước tin ông Nguyễn Văn Hải được trả tự do không, thưa ông?
Nhà báo Phạm Chí Dũng:
Thực ra thì tôi không bất ngờ. Từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và
sau tháng 7 năm 2014 thì mọi chuyện đã xoay chuyển khá nhiều.
Sau
chuyến thăm Hà Nội của thượng nghị sỹ John McCain và Chủ tịch Hội đồng
liên quân Hoa Kỳ Dempsey thì mọi chuyện đã không còn trong bóng tối nữa.
Từ tháng 8 tôi đã nghe tin Nguyễn Văn Hải được đặc xá và vấn đề chỉ là thời gian thôi.
Vấn
đề bất ngờ ở đây là cách người ta đối xử với ông Hải như ông Cù Huy Hà
Vũ, từ nhà giam đưa ra thẳng sân bay mà không được gặp người nhà, cách
đối xử như vậy không tốt một chút nào.
BBC: Theo ông thì vì sao chính quyền Việt Nam lại phải gấp rút đưa ông Hải và ông Vũ ra sân bay sau khi trả tự do cho họ như vậy?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Người ta lo ngại dự luận và ảnh hưởng của những người như vậy đối với giới dân chủ, giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Thực
ra mọi chuyện sẽ không đến mức phải quá lo lắng đối với nhà nước Việt
Nam vì hiện nay thực lực của giới dân chủ và những người mang trường
phái thoát Trung, mang quan điểm bất đồng với nhà nước chưa phát tán quá
mạnh.
Nhưng với một nhà nước thiếu tính chính danh, thiếu thực
lực thì họ luôn sợ cái mà họ cho là thế lực thù địch từ trong ra ngoài,
vì vậy cách tốt nhất của họ là tống ra nước ngoài không để khuếch trương
lực lượng.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Tôi nghĩ ra nước ngoài là cách tốt nhất để họ gây ảnh hưởng.
Ở Việt Nam để làm việc này rất khó khăn.
Tôi nghĩ ông Vũ và ông Hải đi Mỹ hoặc Canada thì họ vẫn có thể xây dựng
ảnh hưởng truyền thông để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh trong nước.
BBC:
Bên cạnh những người được trả tự do gần đây thì cũng đã có thêm những
nhân vật khác bị bắt giữ như bà Bùi Thị Minh Hằng hay như ông Nguyễn Hữu
Vinh. Phải chăng chính sách ngoại giao nhân quyền của Hoa Kỳ cần có sự
điều chỉnh để phù hợp hơn với hành động từ phía Hà Nội?
Nhà báo Phạm Chí Dũng:
Một số viên chức chính trị Mỹ cũng có hỏi tôi câu này. Về mặt khách
quan thì mọi chuyện đang chậm rãi và có lẽ là không thể nhanh hơn được
vì tất cả tùy thuộc vào Hà Nội.
Hoa Kỳ thực ra đã chìa tay ra cho
Hà Nội từ tháng 6 năm 2014 khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng
tiếc là Hà Nội đã hành xử quá chậm và cuối cùng là họ chậm trễ luôn cả
TPP. Mà khi đã chậm trong quá khứ thì khó mà nhanh trong tương lai.
Giữa
tháng 11 thì Hoa Kỳ sẽ trải qua bầu cử giữa nhiệm kỳ và chỉ sau đó quốc
hội mới bắt đầu lắng nghe, xem xét những trình bày của chính phủ về
việc đàm phán TPP và liệu có thể kết thúc một cách cơ bản đàm phán về
TPP trong năm nay hay không.
Quả bóng hiện nay không trong chân chính phủ mà là trong chân quốc hội Hoa Kỳ.
Vấn
đề thứ hai là về phía người Mỹ thì có lẽ họ đã rút kinh nghiệm phải nói
là chua chát giai đoạn từ năm 2007-2008, khi Việt Nam tham gia Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và được dỡ bỏ khỏi danh sách cấm vận của các
nước quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự do tôn giáo.
Nhưng sau khi vào được WTO rồi thì họ quay trở lại đàn áp giới bất đồng chính kiến và hoạt động dân chủ.
Thế
nên tôi nghĩ là Hoa Kỳ sẽ không ưu tiên đẩy mạnh những biện pháp mà họ
cho là để hàn gắn mối quan hệ Việt - Mỹ mà họ sẽ lặng lẽ, chậm rãi và
theo nguyên tắc thì Hà Nội mở tới đâu, Hoa Kỳ mới mở tới đó.
BBC:
Vậy có phải ông đang cho rằng do nhu cầu từ phía Hà Nội muốn Hoa Kỳ
tiếp tục nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí và thúc đẩy tiến trình đàm phán
TPP, sẽ có nhiều tù nhân chính trị tiếp tục được trả tự do trong thời
gian tới?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chắc chắn là như vậy.
Hiện
nay nếu nói là về lợi thế so sánh thì nhà nước Việt Nam có gì? Họ không
còn thứ tài nguyên gì đáng kể ngoài cái gọi là tài nguyên nhân quyền.
Còn vài trăm con người còn nằm trong chốn tù đày, đó là món lợi đặc sản và có thể đem ra trao đổi với nước ngoài.
Muốn nhận được TPP hoặc vũ khí sát thương thì nhà nước chỉ còn cách đem các tù nhân đó ra trao đổi.
Tương
tự như trường hợp của Miến Điện cách đây 3 năm. Đến cuối năm 2012, hàng
loạt tù nhân Miến Điện, kể cả những người có mức án lên tới 105 năm
cũng được ra tù.
Ông Hải, tù nhân chính trị quan trọng nhất tại Việt Nam, mà còn được ra tù thì tất cả những tù nhân khác đều có hy vọng cả.
No comments:
Post a Comment