NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Cuộc chiến Việt Nam đã xem như chấm dứt được bốn mươi năm nhưng vẫn còn để lại những “Hội Chứng Việt Nam” trong lòng tất cả con dân nước Việt. Cho đến ngày nay, kể cả những người từng tham dự cuộc chiến, cầm súng chiến đấu vẫn không nhận chân được vấn đề là bản chất của cuộc chiến Việt Nam? Chiến tranh Việt Nam có phải là cuộc chiến để giành độc lập dân tộc như Cộng Sản Việt Nam vẫn rêu rao tuyên truyền? Thật vậy, đồng bào miền Bắc nhất là các đảng viên đoàn viên bị nhồi nhét tuyên truyền “Bác Hồ” là người yêu nước và đảng Cộng sản Việt Nam có công giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp.
Trong khi đó, Đồng bào trong Nam thì chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh ý thức hệ để ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ miền Nam tự do. Đối với đa số quần chúng nhân dân thì hiểu đơn giản là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn. Thật vậy, đối với quần chúng và nhất là giới nghệ sĩ thì đó là một cuộc nội chiến tương tàn “Ba mươi năm nội chiến từng ngày ...” nồi da xáo thịt “Người chết hai lần ... thịt da nát tan!” khiến hơn 4 triệu đồng bào Việt Nam ở miền Bắc đã hi sinh cho một cuộc chiến vô nghĩa. Sở dĩ tập đoàn Việt gian Cộng sản còn tồn tại tới giờ này vì đa số đảng viên CS tuy thất vọng về tập đoàn lãnh đạo Việt gian CS nhưng vẫn còn biện minh, bám víu vào luận điểm cho rằng Hồ Chí Minh và đảng CSVN có công giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Một khi biết rõ sự thật lịch sử thì họ sẽ cùng với toàn dân đứng lên chuyển đổi lịch sử trong nay mai.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã cùng với TT Hoa Kỳ ký kết “Tầm Nhìn Chung Việt-Mỹ”. TBT Đảng CSVN đã tuyên bố “Cuộc chiến Việt Nam được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đối với nhân dân Việt Nam, đó là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Thế nhưng cuộc chiến đó không nhằm chống lại đất nước Hoa Kỳ và càng không phải chống lại nhân dân Hoa Kỳ”. Đây là một sự kiện chuyển biến lịch sử nên lần đầu tiên, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chính thức tổ chức lễ Tưởng Niệm 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh vì lý tưởng Tự do trong cuộc chiến Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư năm 1975 sau khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút về nước theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, là cuộc chiến tốn nhiều giấy mực và không biết bao nhiêu tranh cãi cũng như bất đồng về sự tham chiến của người Mỹ 50 năm trước. Đã có 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ bỏ mình trên chiến trường Việt Nam, hàng trăm ngàn người trở về với thương tích trên thân thể và nỗi đau trong tâm hồn của người lính bị cho là tham dự không chính đáng vào một cuộc chiến ở một đất nước khác ngoài Mỹ quốc.
Thế nhưng, lời tuyên bố của TBT Đảng CSVN mới đây đã phủ nhận toàn bộ cái gọi là “Cuộc Chiến Chống Mỹ Cứu Nước” mà họ tuyên truyền mấy chục năm nay. Lời tuyên bố trên cũng thừa nhận sự sai lầm của đảng CSVN đã hy sinh hơn 4 triệu đồng bào cho một cuộc chiến phi nghĩa, mặt khác nó thừa nhận một sự thật bi thảm phũ phàng mà cố TBT đảng CSVN Lê Duẫn đã thú nhận tập đoàn Việt gian CS là công cụ tay sai khi tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc”.
Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng Bảy 2015, bốn hôm sau Lễ Độc Lập July 4th, quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên tổ chức buổi lễ kỷ niệm chính thức, mời những cựu chiến binh Hoa Kỳ thuộc các binh chủng từng chiến đấu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1960, để nói lên lời cảm ơn đồng thời ghi nhận sự hy sinh cao cả của những lính chiến đó.
Mở đầu buổi lễ, chủ tịch hạ viện John Boehner mời tất cả những cựu chiến binh hiện diện trong khán phòng đứng dậy. Trong tiếng vỗ tay vang dội của gần một ngàn người tham dự, ông John Boehner ngỏ lời tri ân những chiến sĩ mà nay tuổi đã xế chiều. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp, kéo dài và gây nhiều tranh luận nhất, ông nói, những chiến sĩ hải lục không quân cũng như bộ binh Mỹ khi còn là những thanh niên trai tráng đã can đảm nghe theo mệnh lệnh quân ngũ dấn thân vào một cuộc chiến đắt giá trên nhiều nghĩa. Theo ông, đất nước và nhân dân Mỹ phải nhớ ơn một thế hệ trẻ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng tự do mà giá trị của nó luôn được ghi nhận.
(Trích LƯỢC SỬ VIỆT NAM II của Phạm Trần Anh)
No comments:
Post a Comment