Monday, October 31, 2016






TÊN NƯỚC VIỆT NAM CÓ TỰ BAO GIỜ?

Việt Nam Việt Nam nghe tự vào đời
Việt Nam hai câu nói trên vành môi
Việt Nam Nước Tôi…

     Quốc hiệu Việt Nam chính thức có từ năm 1804 thời vua Gia Long nhà Nguyễn. Thực ra tên nước Việt Nam đã có từ lâu.

      Các nhà nghiên cứu xác nhận tên Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên trong quyển sách “VIỆT NAM THẾ CHÍ” của Tiến sĩ Hồ Tôn Thốc dưới triều Trần Nghệ Tông (1370-1372).

     Danh nho Nguyễn Trãi trong tác phẩm “DƯ ĐỊA CHÍ” soạn vào khoảng năm 1428-1430 viết: "Trong sách chương của Thiên Vương có gọi Việt Nam, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình, ngày nay cũng xưng là Việt Nam" và "Vua Ðế Minh trao cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam Vương".

     Thi tập “TRÌNH TIÊN SINH QUỐC NGỮ” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) mở đầu cũng viết:"Việt Nam khởi tổ xây nền".

     Ngoài ra chúng ta cũng tìm thấy hai chữ Việt Nam trong một số văn bia thế kỷ thứ 17, có khắc tên nước là Việt Nam như:

. Văn bia "Hạ Trùm Trưởng Quan Bi Ký" ở Bắc Ninh, tạo dựng năm 1649 mở đầu viết: "Việt Nam Triệu quốc, Kinh Bắc định vương. Yên Phong Mỹ huyện. Mẫu Xá danh hương". 

. Bia "Thế Tồn Bi Ký" tạo vào năm 1670 tại Ðồng Ðăng, Lạng Sơn, mở đầu khắc: "Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc Ải quan. Thạch bích hoàn vụ Uyên quận giới phiên. Ðồng Ðăng Linh ấp...". 

. Bia "Hậu thần bi ký", tạo năm 1690 ở Từ Phong, huyện Quế Võ, Bắc Ninh, mở đầu: "Việt Nam cảnh giớị Bắc nhất vi tiên. Từ Sơn mỹ hi. Hữu thị miếu triều".

    Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1724-1784) trong bộ Bách Khoa Vân Ðài Loại Ngữ, đã dùng hai chữ Việt Nam trong câu: "Nay xét tục ngữ Việt Nam...".

     Tác phẩm “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Siêu cũng viết “Nước Việt Nam là nước ở miền ven biển, là đất của 7 quận đời Hán, 3 quận đời Tần”. Nguyễn Siêu căn cứ vào sách “An Nam Cương vực Bị lục” của Cố Viêm Vũ, Sách này đã bị triều Thanh tịch thu vì không muốn người Hán gốc Việt tưởng nhớ về cội nguồn, về quê cha đất tổ. 

     Năm 1804, vua Gia Long gửi quốc thư gửi cho vua Thanh đề nghị dùng tên nước Nam Việt để làm quốc hiệu như sau:

“Mấy đời trước mở đất Viêm Giao càng ngày càng rộng gồm cả nước Việt Thường và nước Chân Lạp đặt tên nước là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay tôi lấy hết cõi Nam, có toàn cõi đất Việt nên theo hiệu cũ Nam Việt để chính quốc danh”.


     Thế nhưng triều Thanh sợ đặt lại vấn đề lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc nên không chấp nhận tên Nam Việt nên đề nghị tên Việt Nam và chỉ chấp nhận tên Việt Nam. Vô hình trung, triều Thanh của Hán tộc lại lấy tên Việt Nam xưa cũ đã được danh nhân Nguyễn Trãi viết trong “Dư Địa chí” (1428-1430): “Vua Đế Minh trao cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam Vương. Vua đầu tiên Kinh Dương Vương sinh ra có thánh đức của bậc Thánh nhân, được phong sang Việt Nam làm tổ Bách Việt”.  Sách “An Nam Chí” của Lê Tắc cũng xác nhận việc Hán văn Đế triều Hán trả lại đất Lĩnh Nam cho người Việt mà Triệu Vũ Đế phải là người Việt, nước Nam Việt phải là Việt Nam nên chính vua Hán mới trả lại cương giới của Bách Việt cho Triệu vũ Đế.





TÊN NƯỚC VIỆT NAM CÓ TỰ BAO GIỜ?

Việt Nam Việt Nam nghe tự vào đời
Việt Nam hai câu nói trên vành môi
Việt Nam Nước Tôi…

     Quốc hiệu Việt Nam chính thức có từ năm 1804 thời vua Gia Long nhà Nguyễn. Thực ra tên nước Việt Nam đã có từ lâu.

      Các nhà nghiên cứu xác nhận tên Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên trong quyển sách “VIỆT NAM THẾ CHÍ” của Tiến sĩ Hồ Tôn Thốc dưới triều Trần Nghệ Tông (1370-1372).

     Danh nho Nguyễn Trãi trong tác phẩm “DƯ ĐỊA CHÍ” soạn vào khoảng năm 1428-1430 viết: "Trong sách chương của Thiên Vương có gọi Việt Nam, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình, ngày nay cũng xưng là Việt Nam" và "Vua Ðế Minh trao cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam Vương".

     Thi tập “TRÌNH TIÊN SINH QUỐC NGỮ” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) mở đầu cũng viết:"Việt Nam khởi tổ xây nền".

     Ngoài ra chúng ta cũng tìm thấy hai chữ Việt Nam trong một số văn bia thế kỷ thứ 17, có khắc tên nước là Việt Nam như:

. Văn bia "Hạ Trùm Trưởng Quan Bi Ký" ở Bắc Ninh, tạo dựng năm 1649 mở đầu viết: "Việt Nam Triệu quốc, Kinh Bắc định vương. Yên Phong Mỹ huyện. Mẫu Xá danh hương". 

. Bia "Thế Tồn Bi Ký" tạo vào năm 1670 tại Ðồng Ðăng, Lạng Sơn, mở đầu khắc: "Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc Ải quan. Thạch bích hoàn vụ Uyên quận giới phiên. Ðồng Ðăng Linh ấp...". 

. Bia "Hậu thần bi ký", tạo năm 1690 ở Từ Phong, huyện Quế Võ, Bắc Ninh, mở đầu: "Việt Nam cảnh giớị Bắc nhất vi tiên. Từ Sơn mỹ hi. Hữu thị miếu triều".

    Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1724-1784) trong bộ Bách Khoa Vân Ðài Loại Ngữ, đã dùng hai chữ Việt Nam trong câu: "Nay xét tục ngữ Việt Nam...".

     Tác phẩm “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Siêu cũng viết “Nước Việt Nam là nước ở miền ven biển, là đất của 7 quận đời Hán, 3 quận đời Tần”. Nguyễn Siêu căn cứ vào sách “An Nam Cương vực Bị lục” của Cố Viêm Vũ, Sách này đã bị triều Thanh tịch thu vì không muốn người Hán gốc Việt tưởng nhớ về cội nguồn, về quê cha đất tổ. 

     Năm 1804, vua Gia Long gửi quốc thư gửi cho vua Thanh đề nghị dùng tên nước Nam Việt để làm quốc hiệu như sau:

“Mấy đời trước mở đất Viêm Giao càng ngày càng rộng gồm cả nước Việt Thường và nước Chân Lạp đặt tên nước là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay tôi lấy hết cõi Nam, có toàn cõi đất Việt nên theo hiệu cũ Nam Việt để chính quốc danh”.


     Thế nhưng triều Thanh sợ đặt lại vấn đề lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc nên không chấp nhận tên Nam Việt nên đề nghị tên Việt Nam và chỉ chấp nhận tên Việt Nam. Vô hình trung, triều Thanh của Hán tộc lại lấy tên Việt Nam xưa cũ đã được danh nhân Nguyễn Trãi viết trong “Dư Địa chí” (1428-1430): “Vua Đế Minh trao cho Kinh Dương Vương làm Việt Nam Vương. Vua đầu tiên Kinh Dương Vương sinh ra có thánh đức của bậc Thánh nhân, được phong sang Việt Nam làm tổ Bách Việt”.  Sách “An Nam Chí” của Lê Tắc cũng xác nhận việc Hán văn Đế triều Hán trả lại đất Lĩnh Nam cho người Việt mà Triệu Vũ Đế phải là người Việt, nước Nam Việt phải là Việt Nam nên chính vua Hán mới trả lại cương giới của Bách Việt cho Triệu vũ Đế.
Chống Tự Diễn Biến  ?
Đỗ Thái Nhiên
Ngày 9/10/2016, tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN đã khai mạc hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XII bằng một diễn từ nhấn mạnh vào đề tài chỉnh đảng. Ông Trọng phát biểu:
“Tăng cường, chỉnh đốn đảng, ngăn ngừa, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, , đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; và một số vấn đề quan trọng khác”.
Nhận định về mức độ trầm trọng của căn bệnh “tự diễn biến”, ông Trọng nhìn nhận:
 “Tình trang suy thoái , “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn chưa được ngăn chặn. đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường”.
Như vậy, theo Nguyễn Phú Trọng, “tự diễn biến” có nghĩa là: Không do bất cứ xúi dục nào từ bên ngoài, người Cộng Sản đã tự họ từ giả chủ nghĩa Marx Lenine bằng cách “suy thoái về tư tưởng chính trị , đạo đức, lối sống”. Nói cụ thể hơn, ngày nay, CSVN đã:
(1)Triệt để bôi bỏ cuộc đời sống bám vào chế độ tem phiếu để ồ ạt sản sinh ra xã hội tư bản rừng rú. Trong cảnh rừng rú hiểm ác kia, đảng CSVN vỡ vụn thành nhiều nhóm quyền lợi xâu xé lẫn nhau. Trong mỗi nhóm quyền lợi kia, “tình đồng chí” lặng lẽ nhưng gay gắt biến thành “tình đồng bọn”.
(2)Trên địa bàn thống trị, tệ nạn tham nhũng vô tiền khoáng hậu được các “nhóm đồng bọn” cụ thể hóa thông qua chính sách cai trị xã hội theo bốn chuẩn mực:
    a)Nhất hậu duệ: cha con, họ hàng, đồng hương phân bổ cho nhau những vị trị thống trị xã hội.
     b)Nhì quan hệ: do “quan hệ” kiểu “có đi có lại” của giới giang hồ, những đồng bọn chia nhau ghế các loại lãnh đạo chính trị, kinh tế...
     c)Ba tiền tệ: mua quan bán tước là con đường công danh của những ai không là hậu duệ, không có “quan hệ” .
     d)Tư trí tuệ: Trong những xã hội lành mạnh, trình độ học vấn là chuẩn mực quan trọng hàng đầu giúp một người tiến thân trên đời sống. Dưới chế độ tư bản rừng rú trí tuệ chỉ là xa xỉ phẩm tinh thần.
Thông qua bốn chuẩn mực xây dựng hệ thống quan chức kể trên, xã hội Việt Nam thực sự điêu tàn: biển chết, cá chết, sông chết, hồ chết, bầu trời chết, đồng chí giết đồng bọn, đồng bọn giết đồng bào, đồng bào giết lẫn nhau...Nguyễn Phú Trọng chống tự diễn biến bằng cách kéo đảng CSVN, kéo xã hội Việt Nam trở về với đời sống “ổn định” kiểu ngục tù của Cộng Sản cỗ xưa ư? Kinh nghiệm thăng trầm của xã hội đã dạy cho loài người bài học rằng:
Tinh thần và vật chất tác động xoay chiều. Hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc chi phối lẫn nhau.
Hạ tầng cơ sở là vật chất, là đời thực của dân gian, là xã hội tư bản rừng rú. Với hạ tầng cơ sở này thì thượng tầng kiến trúc nào được xem là tương ứng ?
Thượng tầng kiến trúc là tinh thần, là tương quan thống trị - bị trị. Thượng tầng tương ứng với hạ tầng tư bản rừng rú chính là đảng-CSVN-tự-diễn- biến-theo-hướng-rối-loạn-hàng-ngũ.  
Chống tự diễn biến ư ? Nguyễn Phú Trọng và CSVN vận dụng qui luật nào của chủ nghĩa Marx để tái lập trật tự xã hội theo khuôn mẫu: hạ tầng cơ sở kinh tế tem phiếu “sống êm ả” với thượng tầng kiến trúc “CS răng đen mã tấu” ? Câu trả lời là sự im lặng tuyệt đối. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một mộng thoại. Mộng du là đi lang thang trong cơn ngủ mịt mù. Mộng thoại là nói vu vơ giữa giấc ngủ trùng vây trong tăm tối.
Không còn nghi ngờ gì nữa: chống tự diễn biến đúng với ước mong của Nguyễn Phú Trọng vĩnh viễn là một ảo vọng. Vậy thì, tự diễn biến là gi ? Tự diễn biến sẽ đi về đâu?
Vươn mình lên khỏi mặt đất, cây cỏ đâm chồi, nẩy lộc.
Ra khỏi lòng Mẹ, con người dấn thân vào vô số suy nghĩ, vô số hành động. Từ đó, con người trưởng thành…
Sống đồng nghĩa với vận động. Vận động chính là sự phô diễn đời sống trong cõi dương gian. Tuy nhiên vận động không hề là, không thể là một đường thẳng trơn tuột, không biến cố, không trở ngại. Đứng trước mỗi bế tắc của dòng đời, con người cần phô diễn đời sống bằng cách đưa ra những ứng biến hợp lý. Đó là chân ý nghĩa của nhóm chữ “tự diễn biến”.

Một người ăn trúng thực phẩm độc hại, lập tức người nhiễm độc phải nôn mửa để tống xuất chất độc ra khỏi cơ thể. Như vậy là người bị ngộ độc đã tự diễn biến về mặt sinh lý.

Một người  làm việc trong một xí nghiệp bị giới chủ bóc lột tàn tệ. Công nhân này kết hợp công nhân khác để cùng nhau đòi hỏi chủ nhân phải ngưng ngay hành động bóc lột. Như vậy là giới công nhân đã tự diễn biến về mặt tâm lý.

Tự diễn biến và đời người gắn bó với nhau như hai lá phổi tìm tới khí trời. Sống đồng nghĩa với tự diễn biến. Ngôn ngữ Việt Nam diễn tả hoạt động tự diễn biến trong dòng sống bằng hai chữ NHÂN DÂN.
Nhân là con người ổn định, con người tĩnh cả tâm lý lẫn sinh lý. Nhân là  con người thường hằng toàn thiện toàn mỹ.
Dân là con người sống trong thực tiễn xã hội, con người động trên mọi góc độ của đời sống. Dân khi thiện khi ác, khi tin yêu khi ngờ vực, khi chân thành khi dối trá, khi bao dung khi quá khích nghiệt ngã...
Thế nhưng thật là kỳ lạ: Nhân với dân như hình với bóng. Trong cùng hung cực ác, dân vẫn thiết tha nghĩ tới nhân qua những khiển trách gay gắt của lương tâm, của nhân. Tiếng lương tâm là tiếng gọi tha thiết nhất, bền bỉ nhất, gọi rằng dân hãy tìm về nhân, nhân là nguồn hạnh phúc, nguồn ổn định đích thực của dân. Đây là lý do giải thích tại sao trong ngôn ngữ Việt Nam chữ nhân và chữ dân họp lại thành từ ngữ nhân dân. Quá trình sống của mỗi người là quá trình vượt thắng khó khăn để dân tìm về nhân, thể hiên nhân. Mỗi vượt thắng vừa kể chính là một tự diễn biến. Tự diễn biến là nghĩa vụ làm người cao nhất, lớn nhất.
Con đường nào có thể giúp con người thực thi nghĩa vụ tự diễn biến ?
Người cảnh sát có nghĩa vụ điều hành giao thông. Muốn hoàn tất nghĩa vụ này, người cảnh sát phải có quyền phạt những tài xế vi phạm luật lệ giao thông. Ở đâu có nghĩa vụ, ở đó phải có quyền. Nghĩa vụ và quyền như hai mặt không tách rời của một bàn tay.
Nghĩa vụ làm người là nghĩa vụ tự diễn biến để dân tìm về nhân. Vì vậy con người hiển nhiên phải có quyền làm người. Đó là Nhân quyền. Nhân quyền khi đi vào xã hội của từng quốc gia đã biến thành dân quyền. Dân quyền được pháp lý hóa thông qua thể chế dân chủ đa nguyên.
Nói ngắn và gọn:
Nguyễn Phú Trọng không thể chống tự diễn biến bằng cách lôi kéo đảng viên trở về kết hợp với đảng theo đúng trật tự của thời kỳ CS sống dưới chế độ tem phiếu, chế độ bao cấp.
Tình trạng tự diễn biến hiện nay tại Việt Nam chính là tình trạng dân tìm đường về với nhân. Đây là xu thế tất yếu của lịch sử loài người. Từ rất nhiều thập niên qua, duy vật sử quan đã bị ném vào hố rác của những tư tưởng bệnh hoạn. Sử quan ngày nay chính là sử quan dân chủ nhân quyền.
Chẳng những không nên và không thể chống tự diễn biến. Hãy chấp nhận và hổ trợ tự diễn biến bằng những hành động tích cực xây dụng tại Việt Nam môt xã hội dân chủ nhân quyền chính danh. Đó là lòng dân và đó là mệnh lệnh của lịch sử./.

Đỗ Thái Nhiên

Friday, October 28, 2016

ĐỌAN TRƯỜNG BẤT KHUẤT 2

ĐỌAN TRƯỜNG BẤT KHUẤT 2





NGƯỜI NUÔI LÝ TƯỞNG NHÂN SINH
THI SĨ ĐAM MÊ VĂN NGHỆ

. Phạm Trần Anh bút hiệu Phạm Trần Quốc Việt sinh năm 1945 tại làng Cát Hạ, huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Sau hiệp định Genève anh di cư vào Nam năm 1954 và trưởng thành ở Sài Gòn.

. Cựu Học sinh Trường Trung học Nguyễn Trãi và Chu văn An từ 1956-1963.

. Thời sinh viên từng hoạt động trong Ban Đại diện Sinh viên Y Khoa Huế, chủ bút Giai phẩm Xuân Tình Thương của Đại học Y Khoa Huế 1964.
. Trưởng ban Tổ chức Tổng hội sinh viên Huế chống Hiến chương Vũng Tàu 1964 của chính phủ quân phiệt Nguyễn Khánh. Tranh đấu đòi phục hồi quyền Dân chủ bầu Quốc hội Lập hiến.

.  Giáo sư dạy giờ trường Trung học Saint Thomas Sài Gòn.

. Uỷ viên Báo chí Ban Đại diện Sinh viên Quốc Gia Hành Chánh.

. Đoàn trưởng Đoàn sinh viên Phật tử Xã hội 1968.

.Trung tâm trưởng Trung tâm Phan Sào Nam cứu trợ đồng bào nạn nhân Cộng Sản tết Mậu Thân 1968.

. Chủ trương các tờ báo sinh viên Đất Đứng, Ý Thức, Cấp Tiến và Bừng Sáng thập niên 1960.

. Ủy viên Thường vụ Tổng đoàn Thanh niên Võ đạo Việt Nam (Vovinam).

. Tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh Khóa XIV.

. Cựu sinh viên Cao học chính trị xã hội viện Đại học Đà Lạt.

. Ủy viên Kế hoạch Hội Cựu sinh viên QGHC 1969-1971.

. Quản đốc Trung tâm Huấn luyện và Tu nghiệp công chức tỉnh Quảng Nam 1969.

. Tốt nghiệp khoá 4/70 Sĩ qua Trừ bị Thủ Đức. Trưởng ban Biên tập Nguyệt san Bộ Binh và kỷ yếu khoá 4/70.

. Phó Quận trưởng Hành chánh quận Tam Bình Minh Đức, Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long (1970-1973).

. Trưởng ty Hành Chánh kiêm Quản đốc Trung tâm Huấn luyện và Tu nghiệp công chức tỉnh Lâm Đồng.


. Sau ngày mất nước, ở lại Việt Nam thành lập Mặt trận Người Việt Tự do cùng với Thi sĩ Tú Kếu Trần Đức Uyển, nhà văn Trọng Tú. 

. Bị chế độ CSVN bắt ngày 3 tháng 7 năm 1977, toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng buộc tội: “Tên Phạm Trần Anh là tên phản động ngoan cố cực kỳ nguy hiểm, căm thù sâu sắc giai cấp vô sản, có kinh nghiệm chống phá cách mạng, câu kết với các tổ chức phản động trong nước và các thế lực phản động quốc tế nhằm lật đổ chế độ … Tòa kết án Chung thân, cách ly khỏi xã hội”.

. Sau hai mươi năm 1 tháng tù đày, do sự can thiệp của Tổ chức Ân Xá Quốc tế Amnesty và của Thủ Tướng Thụy Điển, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã phải trả tự do ngày 3 tháng 8 năm 1997 sau hơn 20 năm tù đầy trong đó bị cùm chân tay gần chín năm trong xà lim.

      Sau hơn 9 năm cầm giữ trong nước không cho xuất ngoại vì “Nguy hiểm đến an ninh quốc gia”. Do sự can thiệp, ngày 2 tháng 9 năm 2006 mới sang đoàn tụ với gia đình tại Hoa Kỳ. Trong thời gian này, Phạm Trần Anh đã tìm tòi nghiên cứu về cội nguồn dân tộc Việt. Đồng thời anh cũng âm thầm cùng với Thượng Tọa Thích Thiện Minh, TT Thích Không Tánh, cư sĩ Trần Hữu Duyên chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Phật Giáo Hòa Hảo … thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam do Thượng Tọa Thích Thiện Minh làm Hội Trưởng. Sau khi mời các Linh mục Nguyễn văn Lý, Phan văn Lợi, Mục sư Trần Mai, Nguyễn Hồng Quang, Cư sĩ Lê Quang Liêm, Cư sĩ Trần Hữu Duyên CT Ủy Ban Bảo vệ Phật giáo Hòa Hảo, GS Nguyễn Mạnh Bảo Cao Đài làm cố vấn cho Hội, Phạm Trần Anh mới lên đường xuất ngoại sang định cư tại Hoa Kỳ. 

     Trong cương vị Phó Hội Trưởng đặc trách ngoại vụ, Phạm Trần Anh tích cực vận động công luận quốc tế và đồng bào Hải ngoại ủng hộ các chiến sĩ Dân chủ đấu tranh cho tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam.

     Sau ngày cộng sản Việt Nam xâm chiếm miền Nam Việt Nam, anh làm giả lý lịch gia đình “cách mạng” để cùng với thi sĩ Tú Kếu (Trần Đức Uyển) thành lập Mặt trận Người Việt Tự do Diệt cộng Phục quốc, tiếp tục đấu tranh cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam. Tháng 7 năm 1977 anh bị bắt và đưa ra cái gọi là toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng xử với tội danh: Âm mưu Lật đổ chính quyền Cách mạng! Toà án CS đã kết án Chung thân với tội danh: “Phạm Trần Anh là một tên cực kỳ phản động,  ngoan cố, căm thù sâu sắc giai cấp vô sản, có kinh nghiệm chống phá cách mạng, cấu kết với các thế lực phản động trong và ngoài nước để lật đổ chính quyền cách mạng ...”.

      Sau gần chín năm cùm chân trong xà lim và hơn 11 năm lao động khổ sai trong các trại tù khắc nghiệt nhất của chế độ Cộng sản, anh được sự can thiệp của Thủ tướng Thụy Điển cũng như các Hội đoàn tranh đấu cho nhân quyền, Hội Ân xá Quốc tế International Amnesty nên chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải trả tự do cho anh ngày 3 tháng 8 năm 1997 sau hơn 20 năm tù ngục. 

     Trong thời gian tù đầy, anh vẫn kiên cường bất khuất kiên định lập trường quốc gia dân tộc nên đã bị Cộng Sản tra tấn đánh gãy hai hàm răng, mắt bị mờ hậu quả của gần 9 năm cùm chân còng tay trong phòng tối nên phải thay cả hai thủy tinh thể nhân tạo hiện anh đang điều trị bệnh tật hậu quả của thời gian lao lý gần nửa đời người của anh.

      TRƯỚC NGÀY MẤT NƯỚC 30 tháng tư năm 1975, tôi có duyên gặp và quen anh ở Câu Lạc bộ Phấn Thông Vàng ở đường Nguyễn Thông do anh Nguyễn Thùy là chủ nhiệm. Buổi tối hôm đó, trong sinh hoạt hàng tuần vào tối thứ bảy, nhà thơ Phan Lạc Giang Đông giới thiệu tôi trình bày đề tài: “Thi sĩ và cuộc đời”. Tôi còn nhớ như in buổi tối hôm đó có cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhà văn Hoàng Xuân Việt, nhà văn Bùi Nhật Tiến, Hồ Trường An, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, Phương Đài, Hoàng Trúc Ly, Diễm Phúc, Kiêm Thêm, Huy Bằng, Ngọc Tự, Hà Thuỷ, Lê Trường Đại, Tô Duy Khiêm, Tô Nguyệt Điền, Dương Khanh, Định thị Thuỵ Yên, Anh Hải và Phạm Trần Anh cùng các anh chị em sinh viên, các em học sinh các trường Bồ Đề, Nguyễn Trường Tộ, nguyễn Công Trứ đến tham dự đông đủ … 

     Lúc đó tôi biết Phạm Trần Anh qua sự giới thiệu của Trần Ngọc Tự và Phan Lạc Giang Đông nhưng chưa lấy gì làm thân lắm vì anh cũng như các anh Hoàng Tổng, Huy Lực và Nguyễn Trọng Nho tốt nghiệp kỹ sư sau làm dân biểu Hạ viện còn tôi là con người của văn nghệ, diễn ngâm trong chương trình Thi văn Tao Đàn, chủ trương cơ sở xuất bản Nhân Chứng rồi làm Trưởng ban Văn học nghệ thuật Đài Truyền hình Sài Gòn từ 1970-1975. Thế nhưng, tôi mến mộ Phạm Trần Anh vì anh là người đam mê sôi nổi, cởi mở và thẳng thắn rất dễ thân quen nên phải nói rằng Phạm Trần Anh là con người của đám đông của quần chúng. Phạm Trần Anh là người có tâm hồn văn nghệ, đặc biệt trong anh còn ấp ủ một lý tưởng dân tộc, phục vụ nhân sinh: đấu tranh cho dân chủ tự do, một xã hội công bằng nhân ái. 

     Sau hơn hai mươi năm lao lý trở về, nụ cười vẫn nở trên môi con người lúc nào cũng lạc quan yêu đời, Phạm Trần Anh đã lặn lội đi tìm lại những bạn bè thân quen xưa cũ để hàn huyên tâm sự như không có gì xảy ra trong cuộc đời của một con người trải qua hai mươi năm tù. Tôi ngạc nhiên khi thấy anh không nhắc gì về một nửa đời tù của anh. Tôi hỏi, anh cười vui rồi nói: “Chuyện nhỏ mà, mình xem nó như là một giấc ngủ trưa!”.  Anh say sưa kể lại những đoạn đường chiến binh của một chiến sĩ lao tù mà khi nghe xong thì những quần đảo ngục tù ngày xưa tôi đọc với sự sự cảm phục ghê gớm thì bây giờ chẳng nghĩa lý gì với nơi địa ngục trần gian mà bạn tôi và biết bao người yêu nước đã đi qua… 

     Nhắc lại chuyện hôm ra tòa, Anh kể trước khi tuyên án tên chánh án hỏi tôi: Anh có nhận tội không? Phạm Trần Anh đã hiên ngang nói trước tòa án Cộng Sản: “Tôi là người Việt Nam yêu nước chống Cộng sản, tôi không có tội gì cả. Đối với xã hội chủ nghĩa của các anh thì tôi có tội, các anh muốn xử gì thì xử nhưng với đồng bào Việt Nam của tôi, tôi chỉ có tội vì chưa làm được những gì mà đồng bào tôi mong muốn. Đời tôi để lịch sử xử, Xin đồng bào tha lỗi cho tôi ..!”.

     Nói xong anh chào tay đồng bào đang ngồi dưới hội trường Trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Cả hội trường vỗ tay quên cả sợ sệt, mấy bà mẹ Việt Nam khóc thút thít rồi cúi mặt lau nước mắt, một số người cầm lòng không được đứng dậy bước ra ngoài, không khí xôn xao hẳn lên ngoài tiên liệu của cộng sản khiến tên chánh án đập bàn liên hồi. Mấy tên công an đứng cạnh anh hốt hoảng kéo xuống rồi đè ra còng tay lại. Chúng tức giận xiết còng tay khiến tay anh sưng vù, máu bầm lại … 

      Trên đường giải giao về trung tâm Thẩm vấn Đà Lạt, Tú Kếu nhìn anh có vẻ thương hại nói: Bác có chống án không? Anh trả lời: “Không, dứt khoát là không vì mình có công nhận toà án cũng như chế độ nó đâu mà chống với không chống án ...”. Tú Kếu nhe răng ra cười:  “Bác nói phải, chí phải. Tôi tưởng bác bị tử hình thì bác không chống tôi cũng chống để kéo dài thời gian ra may cứu được bác. Còn bây giờ thì không dứt khoát là không”. Anh xúc động vì bạn mình hiểu và thương mình, anh cười nói với anh em: “Chuyện nhỏ mà các bạn, Mình còn là còn tất cả, cứ xem như một giấc ngủ trưa phải không các bạn ?”. Anh em cười vui vẻ và không một ai chống án cả. Lúc công an giải ra xe, Bà con cô bác chạy theo người nắm tay, kẻ ném quà bánh thuốc hút đầy cả xe. Bọn công an xô đuổi cũng không được đành đứng nhìn một cách bất lực. Tên trưởng đoàn bèn vội ra lệnh cho xe chạy, bà con vẫn chạy theo, kẻ chửi người la í ới … Ôi, những hình ảnh thân thương đó làm sao mà mình có thể quên được...”. 

     Viết về Phạm Trần Anh trong các trại tù cộng sản hơn 20 năm “Người tù lương tâm của Việt Nam”, Thượng Tọa Thích Thiện Minh đã kể lại trong Hồi ký “Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày” như sau: “Ông Phạm Trần Anh, một người anh em kết nghĩa hoặc gọi là kết bạn vong niên. Anh tốt nghiệp Ban Đốc sự Học viện Quốc Gia Hành Chánh và Cao học Chính trị xã hội đã từng giữ chức vụ Phó Quận Trưởng, Quản Đốc, Trưởng Ty Hành Chánh tỉnh Lâm Đồng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ông có tấm lòng rộng rãi tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Ông có trình độ nhận thức cao, có đầy đủ chí khí và tinh thần nhiệt huyết, phong cách bình dị, sống gần gũi anh em, rất thông cảm với anh em đồng tù, đặc biệt là đồng bào thiểu số và những người nghèo khổ bệnh tật. Ông thường tới lui an ủi tâm sự với những người có trình độ thấp hoặc khốn khó bơ vơ trong tù. Ông đã từng leo rào vào thăm hỏi, ăn uống với anh em bị bệnh lao ở trại tù Xuân Lộc mà không sợ bị kỷ luật, lây nhiễm gì cả.

     Dù biết rằng trong cuộc đời là ”Nhân vô thập toàn” ắt hẳn không ai hoàn hảo cả, bản thân tôi và ông cũng thế. Tôi luôn luôn nghĩ rằng “Nhân tận kỳ tài”, mỗi người sinh ra trên đời đều có một tài năng riêng nhưng chưa biết đúng chỗ phát huy. Tôi hy vọng mọi việc hanh thông sẽ dành phần cho người tốt như ông. Ông Phạm Trần Anh đối với tôi có 4 điểm, anh vừa là người anh kết nghĩa, vừa là người bạn đồng tù cùng chí hướng, vừa là một Phật tử rất kính trọng thầy tu, lại vừa là mạnh thường quân giúp đỡ tôi rất nhiều trong những tháng năm tù đày nghiệt ngã.

     Trải qua nhiều năm dài, ông luôn luôn giữ trọn tình trọn nghĩa, tôi vô cùng trân trọng. Mặc dầu, ngày được trả tự do anh gặp nhiều nghịch cảnh éo le.  Thời gian tù đày, người vợ vượt biên sang nước khác, nay đã không còn sống với ông nữa. Khi ông trở về hoàn toàn cô quạnh, sự nghiệp trắng tay và phải tự chuẩn bị cho mình một cuộc sống mới, chắc chắn ông phải đương đầu hoặc ẩn nhẫn với một xã hội có nhiều định kiến. Tôi luôn luôn tin tưởng một người có nghị lực và ý chí mạnh mẽ như ông sẽ vượt qua tất cả những khúc khuỷu gập ghềnh của cuộc đời. Trước nhất cần phải giữ “Nhẫn nhục phụ trọng”, chịu đựng cảnh “Nghịch thủy hành châu” để một ngày không xa sẽ tận hưởng “Khúc chung tấu nhã”. Tôi luôn khắc ghi những tình cảm tốt đẹp của ông trong tâm khảm của mình nên ghi tên ông đầu tiên trong những ân công của tôi trong tập hồi ký này …”.

     Phạm Trần Anh kể lại với tôi rằng ngày trở về:  “Tôi mỉm cười như tự nói với lòng mình “Một giấc ngủ trưa thế mà dài cả 20 năm trời ...”.  Tôi còn nhớ hôm anh em văn nghệ sĩ Sài Gòn tham dự buổi tiệc đưa nhà văn Uyên Thao đi Mỹ, nhà thơ Lê thị Kim đến hỏi tôi:“Anh Đức, anh Phạm Trần Anh đâu?”. Tôi chỉ bạn tôi, nhà thơ Lê Thị Kim chạy tới nắm chặt tay Phạm Trần Anh và nói: “Cho Kim được bắt tay người tù bất khuất hai mươi năm ...!”. Câu nói của người đẹp khiến tôi sực nhớ tới  giấc ngủ trưa, vâng một giấc ngủ trưa của Phạm Trần Anh dài hơn 20 năm gần nửa đời người... 

    Sau khi đi tù về anh dành hết thời gian còn lại để hoàn thành công trình biên khảo lịch sử tìm về cội nguồn Việt tộc: Việt Nam, Đất Nước và Con Người gồm:

1. Nguồn Gốc Việt Tộc(1999).
2. Việt Nam Thời Lập Quốc (2000).
3. Việt Nam Thời Vong Quốc (2001).
4. Việt Nam Thời Độc Lập (2002).
5. Quốc Tổ Hùng Vương(2003).
6. Huyền Tích Việt (2004).
7. Sử Thi Đại Việt Nam (2005).
8. Còn Một Chút Gì (Thơ).

     Ngoài công trình nghiên cứu tìm về nguồn cội dân tộc, Anh còn góp mặt trong các Tuyển tập Duyên Thơ (1999), Hương Tình Yêu (2000), Tiếng Thơ (2001), Về Nguồn (2002), Tri Kỷ Hành (2003), Dáng Thơ (2004) Hương Quê (2005).

      Chúng tôi gặp lại nhau sau 28 năm xa cách, hai anh em ngồi nhắc nhớ những kỷ niệm một thời ở câu lạc bộ Phấn Thông Vàng, nhớ tới anh em thân hữu, bạn bè kẻ còn người mất !!! Một nỗi buồn lắng đọng tâm tư, cả hai không hẹn mà cùng buông tiếng thở dài ... Tôi chợt nhớ tới cái anh chàng lãng tử dạo nào ở Sài Gòn với cuộc sống lãng du, một tâm hồn lãng đãng dễ thương làm thơ hay ra phết và cô bé Trinh ngày đó, mỗi lần lên hát cũng lại bổn cũ soạn lại:  “Con đường xưa em đi, người ta mắc dây chì thế là em hết đi …” giờ này chắc cũng làm bà ngoại bà nội rồi còn gì ..!?. 

     Phạm Trần Anh bây giờ đã bỏ Sài Gòn lên Lái Thiêu làm vườn nói là đào ao nuôi cá, vui thú điền viên để thư giãn tinh thần nhưng thực ra là để dồn hết tâm sức vào đam mê mới là tìm về nguồn gốc dân tộc, từ truyền thuyết tới hiện thực lịch sử. Tôi thắc mắc vì cả nhà anh đã ở bên Mỹ mà bây giờ trở về vẫn ở lại đây để cho công an theo dõi khó dễ đủ điều. Anh tâm sự với tôi là anh không thích đi Mỹ dù có điều kiện để đi vì sống ở đâu cũng không bằng ở quê hương mình dẫu cho khó thương, nói theo bài hát của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang. Tôi ngầm hiểu ẩn ý sau câu nói của Phạm Trần, tôi hiểu thương và nể phục quyết định ở lại Việt Nam của bạn tôi. Phạm Trần Anh tâm tình với tôi là: “Bây giờ bà cụ đã hơn tám mươi tuổi rồi và cũng đã lẫn rồi, lúc nhớ lúc quên. Bạn cũng hiểu tính tôi mà, tôi không có ý định rời bỏ quê hương mà không đi thì lỗi đạo làm con mà đi thì bị khó khăn ngãng trở đủ điều. Thôi thì việc đời hơi đâu mà lo, cái gì tới nó sẽ tới thế thôi ...”.

    Thật vậy, theo lời kể lại của Phạm Trần thì trước khi ra tù, một Đại tá cục an ninh của nhà nước cộng sản đến gặp và yêu cầu viết một tờ cam đoan là sau khi được tự do sẽ không chống đối chính quyền CHXHCNVN nữa. Anh không chịu cam kết và chỉ viết: “Kể từ ngày 3 tháng 8 năm 1997, dù muốn dù không tôi cũng là công dân của cái gọi là nhà nước cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nếu tôi làm bất cứ điều gì chống lại chính quyền thì cứ việc truy tố theo pháp luật của nhà nước CHXHCNVN thế thôi”. Sau khi anh không viết, tên đại tá nói: “Tuy ông được tự do nhưng ông nên nhớ là chúng tôi theo sát ông từng giờ từng ngày, đừng có hòng qua mặt chúng tôi. Tôi nói thẳng là tinh mạng của ông nằm trong tay chúng tôi. Ông có đi Mỹ được hay không cũng do chúng tôi quyết định. Tuy ông có hồ sơ đi Mỹ nhưng chúng tôi vẫn có cách để giữ lại nếu chúng tôi thấy ông là đối tượng nguy hiểm bất lợi cho chúng tôi ...”.  

      Khi về lại Sài Gòn theo thủ tục phải trình diện địa phương, công an thành phố cũng bổn cũ lập lại là yêu cầu anh cam kết đủ điều, anh từ chối dứt khoát dù biết rằng sẽ phải đương đầu chấp nhận mọi khó khăn cản trở từ chính quyền cộng sản. Đầu tiên là vấn đề hộ khẩu, anh cũng đi làm nhưng thiếu giấy tờ chứng minh đã từng cư ngụ ở Sài Gòn nên bị từ chối. Anh nói với công an thành phố là: “Tôi đã làm đầy đủ thủ tục qui định, nếu cơ quan công an khó dễ là do chế độ cộng sản chủ trương mà thôi. Từ ngày mai, tôi sẽ không làm bất cứ thủ tục nào nữa. Tôi lên làm vườn trên Lái Thiêu, chỗ đó hẻo lánh các anh tha hồ mà tổ chức gây án hình sự cướp bóc giết người để sát hại tôi”. Tên Trung tá vội thanh minh thanh nga nhưng cũng hàm ý đe dọa “Nhà nước không hề có chủ trương đó, ông cứ yên tâm tôi đảm bảo với ông là không có chuyện đó nếu ông không chống lại nhà nước ...”.

     Anh nói với tôi là anh hiểu rõ là cộng sản lúc này phải dùng đối sách mềm dẻo “Mềm nắn rắn buông” để tránh những phản ứng bất lợi cho họ nên anh cương quyết không nhượng bộ bất cứ yêu sách nào, đề nghị nào. Anh nói thẳng phủ đầu trước những ý đồ của họ để chặn tay bọn cộng sản vốn không từ bỏ bất cứ thủ đoạn hèn hạ nào. Một tuần sau, hội trí thức yêu nước thành phố gửi giấy đề nghị kê khai bằng cấp để mời anh tham gia, anh cũng kê khai nhưng phần nguyện vọng ghi rõ là tình trạng sức khoẻ đau yếu cũng như tri thức đã lâu, thời gian tù tội lâu ngày nên chẳng còn nhớ gì cả nên không thể tham gia bất cứ sinh hoạt nào. Một thời gian sau, công an khu vực đưa giấy tờ đến điền vào giấy tờ xin hộ khẩu rồi đi làm cái gọi là “Chứng minh nhân dân”. Anh nói nếu mình nhượng bộ dù một chút thì dần dần sẽ bị vương mắc áp lực hoài nên tôi cương quyết ngay từ đầu và cũng nhờ vậy mà trong suốt thời gian ở Việt Nam tôi chẳng đi họp hành khu xóm một buổi nào, không đi bầu biếc gì và ngay những ngày mà họ gọi là lễ lớn mà nhà anh cũng không treo cờ quạt gì. Họ biết nhưng cứ lờ như là không có vấn đề gì xảy ra nhưng đó cũng là một trong những lý do họ đã cản trở việc anh xuất ngoại đoàn tụ với gia đình hơn 9 năm trời.

      Anh tâm sự “Mẹ tôi và cả gia đình bên Mỹ thì sợ ở lại sẽ bị Cộng Sản hãm hại nên cứ ép phải ra đi bằng mọi giá. Lại thêm cô vợ sau này cũng muốn thoát khỏi cảnh cộng sản o ép khủng bố, hù doạ đủ điều. Tôi cũng đành chiều ý gia đình làm lại thủ tục xuất cảnh. Khi đến sở xuất nhập cảnh để lấy passport thì họ lại yêu cầu cam kết là khi xuất ngoại không chống phá nhà nước, tôi cũng nói thẳng với họ là “Các anh đã biết là ngay khi còn ở trong tù tôi cũng chẳng cam kết một điều gì và bây giờ tôi cũng chẳng cam kết gì cả. Đi hay không là tùy các anh thế thôi”.  Thấy tôi kiên quyết thì họ cũng phải cấp “hộ chiếu” cho có lệ. Mình cũng tưởng cộng sản hù hè mình vậy thôi mà cuối cùng họ cũng 2 lần cản trở qua việc cấp đi cấp lại giấy chứng nhận lý lịch 2 lần ghi phần tiền án không ghi án tiết chung thân chống cộng. Cô vợ tôi làm đơn khiếu nại mấy năm sau lại ghi là có án chung thân vì tội danh hoạt động lật đổ chế độ Cộng sản Việt Nam. Phía Mỹ thì họ quá biết nhưng lại trả lời ẫm ờ là “Sở Tư pháp Thành phố cấp giấy mâu thuẫn với những điều tôi khai nên phải check lại”. Tôi hiểu là họ muốn gì nên không tính đi nhưng nhà tôi không chịu tiếp tục khiếu nại. Hiệu lực của giấy chứng nhận đã hết lại phải làm lại thì họ lại ghi là tiền án không, khiếu nại lần nữa thì họ lại ghi là có án chung thân. Sự việc cứ quẩn quanh cản trở mãi hơn 9 năm sau thì giấy tờ mới xong. "Cuối cùng là mẹ tôi mất bên Mỹ mà tôi vẫn chưa qua được, đành cam tội bất hiếu vậy thôi”. Tôi cười nói với Phạm Trần Anh là “Tôi coi tử vi thấy cái số của ông là luôn luôn phải xa gia đình và cũng do tính khí trời phú cho ông là không giống ai, ngay từ hồi còn là sinh viên đã xác định lập trường dân tộc nên Mỹ chẳng ưa mà Cộng sản lại càng thù ghét. Chứ nếu là người của Mỹ thì nó bốc lâu rồi mà dễ bảo thì cộng sản nó cũng đẩy đi từ lâu rồi”. Tôi nói tếu một câu: “Ông không nghe nghệ sĩ Ngọc Giàu nói một câu rất ư là cải lương nhưng lại rất đúng là giày dép còn có số huống chi là con người!”.

      Bên trong con người lý tưởng đam mê cách mạng ấy là cả một tâm hồn văn nghệ, lại có tài làm thơ. Thơ tuy ít nhưng nhưng đi vào lòng người với các bài: Tháng bảy mưa Ngâu, Khi anh về, Chiều cuối năm và huyền hoặc đã được các nhạc sĩ Châu Kỳ, Quốc An, Lê Thụ, Lê Hoàng, Kỳ Vân đồng cảm phổ thơ.  Thơ Phạm Trần đặc biệt luôn hướng về Quốc Tổ thấm đậm tự tình dân tộc, thơ đấu tranh và cả thơ tình nữa. Tôi thích bài Đối ẩm và bài “Lời thề sông núi” của Phạm Trần:

Mỗi ngày tù tội một lo âu
Bao năm mất nước bấy năm sầu
Một lòng thề nguyện cùng sông núi,
Yêu nước thương dân tới bạc đầu ...

      Tôi nghĩ đời mình còn chút may mắn là cuối đời vẫn còn những người bạn tốt. Phạm Trần Anh là một trong những người bạn tốt hiếm hoi, hiểu, an ủi và khích lệ tôi trên con đường tiếp tục làm thơ cho đời Khi gặp lại bạn hiền, tôi thức cả đêm dịch lại 2 câu thơ của Bùi Giáng tặng Phạm Trần: 

“Vĩnh dạ tư gia lại hà xứ,
Tàn niên tri nhữ viễn lai tình ...”

Vào đêm xưa gặp nay đâu ..
Cuối năm nghĩ lại, nhớ bao nghĩa tình!

      Phạm Trần lấy làm tâm đắc đọc hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du làm trong tù diễn tả nỗi lòng thù nhà nợ nước, không biết sợ chết là gì:

Tứ hải phong trần gia quốc lệ,
Lục tuần lao ngục tử sinh tâm!

      Phạm Trần nói, ngày xưa Đạt Ma Sư tổ thì ngồi diện bích, ngồi nhìn tường mà tìm ra yếu quyết của võ học, còn mình thì bất đắc dĩ nó cùm chân suốt chín năm trời, ngày hai buổi cứ nhìn trừng trừng vào bức tường, cũng diện bích lòng không biết sống chết là gì nữa …

Quốc phá gia vong, vong quốc hận ...
Cửu niện diện bích, bất tử tâm!

    Tôi thích hai câu thơ Phạm Trần dịch của Nguyễn Du mà bất cứ ai một lần đến Huế sẽ không bao giờ quên được ánh trăng khuya huyền hoặc trên sông Hương: Hương giang nhất phiến nguyệt, Kim cổ hứa đa sầu!

Sông Hương một mảnh trăng trong 
Nhân gian muôn thuở sầu đong vơi đầy!

      Đọc thơ Phạm Trần, những ai có một mối tình lớn của Tản Đà, một chút u hoài sẽ tâm đắc và cảm nhận như chính nỗi lòng của mình. Thật vậy, xin một chút lắng đọng tâm tư để đồng cảm với nỗi lòng của Phạm Trần qua những vần thơ, thơ mà rất thật, thật mà như thơ. Để thay lời kết chương hồi ký viết về Phạm Trần Anh, xin tặng anh bài thơ kỷ niệm sau 23 năm ngày gặp lại:

                   Hai mốt năm qua trọn nghĩa tình,
                   Mặc ba đào sóng gió chông chênh
                   Vẫn vững tay chèo khi nước ngược,
                   Thuyền vẫn đến bờ, lúc gió lên ...

                   Xưa nay đời luận chi thành bại,
                   Ngọn bút vung lên xoá hận thù
                   Hồn rượu núi sông say Tổ quốc,
                   Đối mỹ nhân hề … chí trượng phu!

Sài Gòn Lập Đông Mậu Dần

PHỔ ĐỨC








 QUỐC TỔ

Cúi đầu tưởng nhớ vua Hùng
Hồn thiêng sông núi trùng trùng uy linh
Giang sơn gấm vóc hữu tình
Hùng Vương Quốc tổ văn minh Tiên Rồng …

Mùa Giỗ Tổ 4877


CHUNG THÂN CHỐNG CỘNG


Quyết chẳng chung trời với cộng nô
Cùng nhau xây dựng lại cơ đồ
Đồng tâm quyết chí xoay lịch sử
Tám chục triệu người cất tiếng hô …

Yêu nước đâu nề vòng gian khổ
Thương dân há sợ cảnh cùm gông
Vì dân Cứu nước lời sông núi
Cả nước vùng lên diệt Cộng Nô...


Ngày Cộng Sản xử án chung thân
3-8-1998



TÔI PHẢI SỐNG …

     Buổi lễ Tưởng niệm ba mươi hai năm “NGÀY MẤT NƯỚC” được tổ chức ở tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, tôi đến tham dự và được ban tổ chức mời phát biểu cảm tưởng và thay mặt các Hội đoàn, Đoàn thể đọc Tuyên Cáo. Buổi lễ ngoài trời với đông đảo bà con đồng hương tham dự, mãi đến gần 7 giờ tối, tôi lên tuyên đọc Tuyên Cáo lên án chế độ CS việt gian Hại dân bán nước. Chính vì vậy, tôi không đến kịp để dự “Bữa Cơm Cay Đắng” do Tổng hội cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và thân hữu tổ chức. Mục đích buổi họp mặt này chính là để anh em tâm tình, nhắc lại những buồn vui để chung lòng chung sức tiếp tục công cuộc đấu tranh giải thể chế độ cộng sản mang lại tự do dân chủ hạnh phúc thực sự cho hơn 84 triệu đồng bào Việt Nam. Tôi còn nợ anh em vì đã đến không kịp nên phải viết một bài về chuyện tù, thơ tù để đăng trên tạp san Hoài Bão và báo Thời Luận để tạ lỗi với anh em.  Khi đặt bút viết, ý nghĩ cứ tuôn trào nên mới chọn những bài thơ tù "Đứt Ruột" của những tù nhân bất khuất để gửi đến quí vị...Vâng, tôi xin tản mạn đôi điều tâm tình về những ngày tháng lao tù đày ải trong các trại tù của Cộng sản. Đây không phải là hồi ký nên nhớ đến đâu viết đến đó, không có đầu đuôi gì, xin quí vị thông cảm mà đại xá cho ...

    Khoảng tháng bảy năm 1978, tôi được mở cùm chân còng tay đi “làm việc”[1]với Viện Kiểm sát nhân dân để kết cung ra tòa. Sau một thời gian dài nằm trong ngục tối, bị cùm còng đói ăn khát uống lại nếm đủ mùi vị kỹ thuật khai thác cung cán của những tên cộng sản chuyên chính dày dạn kinh nghiệm tra khảo nên khi vừa bước ra ngoài xà lim, người tôi lảo đảo phải dựa vào tường mấy phút mới đứng vững được. Cô công an dẫn tôi tới một căn phòng, vừa bước vào tôi thấy một người mặt mày nhẵn bóng, bận đồ vest đàng hoàng nhưng lại ngồi chồm hổm trên ghế, để lộ cả đôi bí tất chân cao chân thấp. Thấy tôi bước vào phòng, y vội bỏ chân xuống, đưa mắt nhìn cô thư ký như trách móc sao không gõ cửa báo trước để tôi nhìn thấy cảnh ngồi chồm hổm kiểu ngồi nước lụt này. Bắt đầu “khúc dạo đầu” là màn hỏi thăm sức khoẻ rồi gợi tới tình cảm gia đình, mẹ già vò võ, vợ dại con thơ rất ư là bài bản. Tuy biết là tên cáo già này nhắc tới những tình cảm thân thương ruột làm mình mềm yếu tình cảm để mình “thành khẩn khai báo”, thế mà tôi thấy mình như chựng lại, tự nhiên thấy xót xa rồi lòng mình mềm nhũn... Tên cán bộ ngồi nước lụt này có vẻ đắc ý nên y nói giọng nhân nghĩa nào là “Cán bộ ở đây đối xử với anh có tốt không? Có ai đánh đập anh không? Nghiên cứu hồ sơ tôi thấy anh còn ngoan cố chưa thành khẩn nhận rõ tội lỗi của mình. Nếu anh thành khẩn khai báo, thì khi ra toà tôi sẽ tha tội chết cho, may ra còn có ngày về đoàn tụ với mẹ và vợ con anh …”. Đến đây thì tôi chịu không nổi nữa, tôi cũng muốn kết thúc một lần cho xong nên phản ứng liền: “Anh đừng giả vờ giả nhân giả nghĩa nữa, chính anh ra lệnh đánh tôi chứ ai. Anh không cần nói nhiều nữa, đưa tôi tờ giấy trắng tôi ký tên, khỏi cung với cán gì nữa ...”. Tên viện kiểm sát tức giận đập tay xuống bàn rồi bỏ đi ra khỏi phòng … 

   Khi tên kiểm sát vừa bước ra khỏi phòng, cô bé thư ký bước vội tới nắm lấy vai tôi nói vội: “Tại sao chú lại nói vậy, chú có biết ông này... thằng này nó giết bao nhiêu người rồi không? Chú phải sống ...”. Nói xong như lỡ lời, cô bé trở về chỗ ngồi nhìn tôi bằng đôi mắt ái ngại... Tôi cũng ngạc nhiên trước thái độ của cô thư ký “Cộng Sản” giàu lòng nhân ái này, hình ảnh bộ mặt hốt hoảng của cô bé theo tôi mãi cho đến bây giờ, xin cảm ơn người cán bộ “ba mươi” còn lại chút tình người này... 
ĐÒN THÙ PHỦ ĐẦU

     Tôi bị bịt mắt hai tay còng quặt ra sau lưng rồi hai tên công an đi kè hai bên đẩy tới trước, mình đi theo như một cái xác không hồn. Không biết cuộc đời sẽ đi về đâu, một ý nghĩ chợt loé lên “Đã tới nước này rồi thì kệ nó tới đâu thì tới, chết là cùng chứ gì ...”. Vừa bị đẩy vào phòng thì nghe tiếng quát, giọng Bắc kỳ đặc sệt: “Địt Mẹ mày, giờ này mà còn phản động… để tao xem gan mày to bao nhiêu mà dám chống lại chúng ông, úp mặt vào tường, khẩn trương lên ...”. Bất thình lình một báng súng như trời giáng vào lưng, đau nhói tá hoả tam tinh. Chưa kịp hoàn hồn thì những cú đấm, cái đá dồn dập, tôi lảo đảo té xấp vào tường không biết gì nữa... 

     Đêm xuống cái lạnh buốt giá của hơi sắt cùng với mùi hôi tanh xen lẫn khai khai của nước đái làm tôi tỉnh lại tự lúc nào. Tôi thấy người ê ẩm, hai tay bị còng ra đằng trước, hai chân thò ra ngoài cùm run lên vì lạnh, nhìn mãi cũng không nhận ra nằm ở đâu, định thần nhìn lại mới thấy chung quanh lờ mờ khoảng hơn 2 thước vuông. Tôi chợt nhận ra là mình đang nằm trong cái thùng sắt mà ngày xưa thường gọi là cô nếch là cái thùng đựng hàng mà bây giờ gọi là container loại nhỏ, "tàn dư của đế quốc Mỹ đây mà". Ban đêm thì lạnh cóng, ban ngày thì hơi nóng của cái hộp sắt kín mít như một lò hấp người. 

     Hôm sau chúng giải tôi lên Trại tạm giam Đà Lạt nguyên là trung tâm thẩm vấn của chế độ cũ. Tôi bị đẩy vào một xà lim nhỏ khoảng 2mx1m4 và cao khoảng 2 m. Nằm ngửa chân tay xiềng xích, mắt nhìn thẳng lên cái trần bêtông ở giữa có khoét một lỗ vừa đủ thò ra một cái bóng đèn tròn rọi thẳng vào mắt. Tôi chợt hiểu đây chính là đòn tra tấn nhẹ nhàng cân não làm mắt mình mỏi mệt, cộng với chính sách bao tử cho ăn cầm hơi để cho tù đói ăn khát uống, tinh thần sẽ suy xụp để chúng dễ bề khai thác. Tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng những gì chúng biết thì mình cứ từ từ khai như có vẻ “thành khẩn” khai báo như chữ thường dùng của Việt cộng và một số chi tiết dự phòng khi bị tra tấn thì làm như đau quá chịu không nổi phải khai ra để chúng cho là “thật” nhưng đã được chuẩn bị trước. Quan trọng nhất là đã khai lý lịch rồi, khai điều gì rồi thì phải nhớ nằm lòng, phải tử thủ, khai đi khai lại cũng trước sau như một. Chứ trật hoặc thêm một chi tiết nào là đời khốn nạn liền. Chúng cứ nắm lấy những sơ hở rồi lấy cung liên tục để moi ra cho bằng được. Khi chúng đưa ra những lời khai của người khác là phải phủ nhận và đòi đối chất với người đó ngay để chứng tỏ mình khai thật và cũng là cách để mình hoãn binh chi kế rồi tính sau…

     Tôi mỉm cười nhưng nằm ngửa suốt cả ngày, mệt mỏi rã rời, bụng đói cồn cào... Cái cảm giác khó chịu nhất là mắt hoa lên, dường như tấm đan bêtông trên trần nhà thấp lè tè như đang ụp xuống đè lên người tôi. Cái khó chịu nhức nhối ám ảnh mà bây giờ sau mấy chục năm vẫn còn ám ảnh, không thể nào quên nổi và cũng chẳng có ngôn từ nào có thể diễn tả được. Thế nhưng cũng chính thời gian đó tôi làm được 4 câu thơ đầu tiên trong đời mà tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi lại có thể làm thơ được:

Gươm Đàn, hề nửa gánh,
Sầu cố quốc khôn khuây.
Nam nhi, hề chí khí,
Vuốt mặt, luống đoạn trường...




[1] Làm Việc: Công an dẫn giải đi lấy cung, điều tra, tra khảo, tra tấn thì  cán bộ  trại tù  mở  cửa xà  lim gọi  tên rồi nói  là  đi 'Làm Việc'.