Monday, August 17, 2015

TRUNG CỘNG TRÊN ĐÀ SỤP ĐỔ
(The Coming Collapse of China - Gordon G. Chang)

Trong lúc, Trung Cộng tăng cường ngân sách quân sự, tổ chức diễu võ dương oai trên Biển Đông, xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, áp đặt cái gọi là "đuờng luỡi bò" trong khu vực các nuớc ASEAN... thì tại lục địa Trung Hoa tình hình xã hội bất an, tình chính trị hỗn loạn đang manh nha và đã hiện ra một cách mờ ảo trên toàn quốc.

Cali Today News –

Trong tuần qua, Trung Cộng đã liên tiếp hạ giá đồng Nhân dân tệ từ 2%. Kể từ ngày thứ Hai, 10-8-2015, đồng Yuan mất giá 3,5% tại nội địa Trung Cộng trong suốt những ngày vừa qua, và khoảng 4,8% trên các thị trường thế giới. Vào trưa thứ Tư, 12-8-2015, hối xuất khoảng 6,44 nhân dân tệ đổi một đô-la Mỹ, đây là giá thấp nhất tính từ mùa hè 2011.

Với chính sách tiền tệ này, trước hết, Trung Cộng ìm cách để sáp nhập tiền Trung Cộng vào hệ thống ngoại tệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF-FMI) hiện chỉ chấp nhận bốn loại đó là Dollar, Euro, Livre Sterling và Yen.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vừa mới đưa ra những điều kiện và sẽ công bố vào tháng 11 tới rằng: tiền Trung cộng phải đuợc định giá theo những dao động của thị trường và phải "có thể dùng một cách tự do". Tiếp theo những loan báo của Ngân Hàng trung ương Bắc Kinh, IMF đã chào đón "một giai đoạn tích cực" về sự phá giá, tuy nhiên vẫn khẳng định rằng các biện pháp này sẽ không "có ảnh hưởng trực tiếp" đến quyết định của IMF về ngoại tệ.

Nguyên nhân chính của việc hạ giá hoặc thả nổi đồng Yuan đó là để xâm nhập hàng hoá Trung Cộng vào thị trường thế giới. Hạ giá đồng Yuan, hàng Trung cộng sẽ rẻ hơn nữa, nên có thê tăng sự cạnh tranh trong xuất cảng.

Trung Cộng phải hạ giá đồng Yuan vì sự tăng trưởng kinh tế nuớc này đang bị chậm lại. Các số liệu thống kê cho thấy lãnh vực xuất cảng của Trung Cộng đang sút kém có thể đưa đến một trì trệ rồi suy thoái cho quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai này trên thế giới.

Rất ít người có thể tưởng rằng Trung Cộng đang trên đả suy thoái. Lý do là trong một giai đoạn rất ngắn, Trung Cộng đã có những buớc tiến đáng kể về tăng trưởng và đã trở thành một quốc gia kỹ nghệ hùng mạnh liệt hạng của thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên, quốc gia cộng sản với hơn 4 tỷ dân này đã có mức tăng trưởng kinh tế rất ngoạn mục, đạt 9.5 phần trăm mỗi năm. Trung cộng đã mở rộng đầu tư kinh tế khắp nơi trên thế giới và sự đi lên nhanh chóng của nuớc này trên sức mạnh toàn cầu đã làm cho các nuớc phương Tây quan ngại, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Sự tăng gia thèm muốn của Trung Cộng đối với các tài nguyên không-tái tạo được và những nỗ lực nhằm hoàn thành tham vọng bá chủ toàn cầu đã gia tăng sự lo âu và bất an của Trung cộng về một suy thoái gần kề.
Những thành công mới nhất của Trung Cộng về nhiều mặt và sự buớc lên sân khấu toàn cầu một cách khoa trương đã khiến cho nhiều sử gia và học giả nghiên cứu về các tương quan quốc tế (international relations), như Martin Jacques và Niall Ferguson cho rằng chắc chắn Trung Cộng sẽ đương nhiên trở thành một bá chủ, lãnh đạo toàn cầu.

Nhưng Gordon G. Chang cho rằng thật ngây thơ khi nghĩ rằng sẽ có một cái gì đó gọi là bá chủ toàn cầu! Bởi vì, không có một quốc gia hoặc cường quốc nào có thể hoàn toàn thống trị thế giới ngày nay. Tuy nhiên, một quốc gia nào đó sẽ có thể trở thành bá chủ toàn cầu thông qua sự bá chủ khu vực địa lý.

Lịch sử đã chứng minh rằng khi một cường quốc mới nổi lên thì sự bất trắc và xung đột sẽ đuổi theo, bởi vì sự vuơn lên của tay chơi mới này sẽ thách thức với nguyên trạng, làm xáo trộn hiện trạng thế giới.

Hoa Kỳ được xem như là một siêu cường quốc của thế giới, không phải vì Mỹ thống trị trọn vẹn thế giới, mà là bởi Hoa Kỳ đã chi phối toàn thể Tây bán cầu. Như hiện nay, Hoa Kỳ không có một đối thủ cạnh tranh nào trong khu vực về chính trị, quân sự và kinh tế.

Do đó, trái với các tri thức và hiểu biết quy uớc, Gordon G. Chang lập luận rằng Trung cộng sẽ không chiếm đuợc ưu thế trong thế kỷ thứ 21 này! Trung cộng cũng không thể nào trở thành một bá chủ về chính trị, quân sự và lãnh đạo kinh tế của khu vực Đông Á.

Gordon G. Chang nhận định rằng, sau sự trì trệ về phát triển và tăng trưởng kinh tế hiện tại, Trung cộng sẽ bắt đầu buớc vào suy thoái và sự kiện này là một tác nhân khá lớn trong việc làm suy yếu vai trò của Trung Cộng trên sân khấu toàn cầu.

Bằng chứng là vào trung tuần tháng 8-2015 (từ 10-8 đến 13-8-2015) Ngân Hàng Trung Ương Trung Cộng đã buộc phải hạ giá đồng Yuan hơn 4% để cứu nền kinh tế đang xấu đi.

Lịch sử Trung Hoa đã chứng minh rằng quốc gia to lớn này chỉ có thể là một bá chủ trong khu vực khi nội bộ đất nuớc họ có sự ổn định. Do đó, khi nội tình bất ổn, quốc gia này sẽ không có đủ tư thế để bành trướng sức mạnh ra ngoại quốc một cách hữu hiệu...Một trong những vấn đề chính yếu mà hiện nay Trung Cộng đang phải đối đầu, đối mặt đó là tinh thần quốc gia của dân tộc Tân Cương (Uyghur), Tây Tạng và có thể cả Việt Nam cộng sản nữa. Tại Tân Cương phong trào đòi độc lập đang dâng cao, mấy tháng qua Trung Cộng đã phải ra tay đàn áp, bắt bớ gây làn sóng phẫn nộ khắp nơi. Nạn tham nhũng trong các giới chức cao cấp của chính quyền và đảng cộng sản đang làm cho Tập Cẩm Bình điên đầu, vì chiến dịch diệt trừ tham nhũng trong giới tướng lãnh và công an chắc chắn sẽ tạo nên những kẻ nôi thù khó đội trời chung!

Khả năng duy trì sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng hiện cũng là một vấn đề hệ trọng, bởi vì nếu chính quyền Trung Cộng bỉ thất bại trong công tác này thì sẽ thật vô cùng lớn lao.

Trong lúc, Trung Cộng tăng cường ngân sách quân sự, tổ chức diễu võ dương oai trên Biển Đông, xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, áp đặt cái gọi là "đuờng luỡi bò" trong khu vực các nuớc ASEAN... thì tại lục địa Trung Hoa tình hình xã hội bất an, tình chính trị hỗn loạn đang manh nha và đã hiện ra một cách mờ ảo trên toàn quốc.

Chỉ có một cuộc khủng hoảng nhỏ về chính trị cũng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng.

Trong một bài bình luận với ý kiến cá nhân của tờ National Interest, Jonathan Levine đã nêu lên một đề tài nghiêm trọng: "Why Reform Eludes China"(Tại sao Sự Cải Cách Vuợt quá Trung Hoa) và Levine đã trả lời rằng: "Sự quan trọng của những thể chế trưởng thành trong việc bảo đảm sự vững chắc của tăng trưỏng kinh tế hiện nay tại Trung Cộng không thấy được rõ ràng ở nơi đâu cả, nơi đây sự thất bại đáng ngờ của họ đang đưa ra một thách thức lớn nhất cho Đảng Cộng sản cầm quyền."

Thật ra, thì Trung Cộng chỉ là một cường quốc mong manh bởi vì nó có những thử thách mà các lãnh tụ cộng sản không thể vượt qua. Không giống như các nền dân chủ Tây phương, sự lo âu sẽ không thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới khiến cho các lãnh tụ Trung cộng thao thức suốt đêm, họ lo âu về sự bất ổn xã hội có tiềm năng làm sụp đổ chế độ cộng sản.

Ngoài ra, nuớc Trung Hoa nằm trên một lục địa với nhiều quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn và Việt Nam. Những quốc gia này đã sẵn có mối hận thù lịch sử, mất tin tưởng và đang có nghi ngờ đối với Trung Hoa. Do đó, khi Trung Cộng muốn trở thành một cuờng quốc thống trị, các quốc gia này sẽ liên kết với nhau để phản ứng lại với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Cộng trong nội địa của họ.

Theo John Mearscheimer trong the Tragedy of Great Power Politics, thì không có quốc gia nào có thể khẳng định địa vị một đại cuờng trên thế giới, trừ phi nuớc đó đã thống trị đuợc lục địa riêng của nó trước tiên.
Lý thuyết của Mearscheimer về các tương quan quốc tế đặt căn bản trên những nỗi sợ hãi cố hữu, nội tại về sự sống còn. Nỗi sợ hải về sống còn này đã trổi dậy trong hệ thống quốc tế hỗn loạn, vô chính phủ.
Theo Mearscheimer, "Sự sống còn đã mục đích quan trọng nhất của một quốc gia, bởi vì một quốc gia không thể theo đuổi bất cứ mục đích nào khác nếu nó không tồn tại." ("Survival is a state's most important goal, because a state cannot pursue any other goals if it does not survive").

Mục đích tối hậu của mọi cuờng quốc đó là tối đa hoá "cổ phần" của nó trong khối quyền lực thế giới và cuối cùng là lãnh đạo cái hệ thống đó.

Tuy nhiên, theo Mearscheimer, "Các cường quốc thường hành xử một cách hiếu chiến không phải là vì họ muốn làm như thế hoặc bởi vì họ đang mang trong lòng một khuynh hướng thống trị, nhưng là vì họ phải tìm kiếm thêm quyền lực, thêm sức mạnh nếu họ muốn gia tăng tối đa lợi thế tồn tại của họ."

Chỉ có một cách duy nhất để bảo đảm chắc chắn sự sống còn của mình đó là bằng hành động bành trướng và thu gom quyền lực.

Vậy thì: Trung Cộng có thể nào trở thành bá chủ trong khu vực Đông Nam Á trong khi đang phải đối diện với những vấn đề chính yếu này?

Thật sẽ vô cùng gay go và cần nhiều nỗ lực để chính quyền Trung Cộng có thể duy trì sự phát triển kinh tế của họ và bành trướng sức mạnh của họ khắp khu vực một cách có hiệu quả. Trung cộng hiện đang bị quấy nhiễu bởi những vấn nạn khổng lồ từ tham vọng đóng vai cường quốc khu vực đến giai cấp trung lưu đang trổi dậy và đòi quyền tham gia vào chính trị.

Giải quyềt những vấn đề này sẽ là một thử thách chính yếu đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa...cho nên, không có lý do nào để lo ngại rằng Trung Cộng sẽ thống trị thế giới trong nay mai!

Qua những nghiên cứu và khảo sát gần đây, viễn tượng hoàn thành sự lãnh đạo toàn cầu của Trung cộng không thuận lợi như một số người đã tưởng.

NGUYỄN CHÂU 

(theo tài liệu trên Washington University Political Review và The Coming Collapse of China của Gordon G. Chang - 2003)
Vinh Diep's photo.



No comments:

Post a Comment