Huỳnh Tâm (Danlambao) - "...Rất
tiếc có một số trí thức của đảng cộng sản vẫn âm u trí tuệ, không thấy
được sự giả trá của Hồ Chí Minh để rồi viết lên lời ca tụng lộ liễu,
không khác nào những mũi tên tẩm thuốc cực độc ám sát cả dân tộc Việt
Nam, như những bài của Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Đăng Lâm..."
Chúng tôi khám phá cả hai (2) tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" (狱中日记) hay
"Nhật ký trong tù" nguyên bản và sao lục, viết từ ngày 29 tháng 8 năm
1932 đến ngày 10 tháng 9 năm 1933. Khẳng định rằng, hai tập thơ này hoàn
toàn không phải thủ bút của Hồ Chí Minh, bởi chúng tôi có nguyên bản
tập thơ, cùng những bản công văn, báo cáo viết từ năm 1940 đến tháng 6
năm 1968, và thư pháp, nay công bố tư liệu cả một đời người của Hồ Chí
Minh. Toàn bộ nội dung bí mật, bao quát những diễn biến điệp vụ, sẽ được
tuần tự diễn giải trong mọi chi tiết, ngoài ra còn có những mật danh sử
dụng vào việc công văn, báo cáo cho tình báo Hoa Nam, chưa hề tiết lộ
như trong bài viết: "Hai trăm mười tám (218) bí danh, biệt danh, bút
danh của Hồ Chí Minh". [1]
Bạn đọc chắc chắn nhận diện được Hồ Chí Minh là ai, tổ chức bí mật nào
đứng sau lưng tạo dựng tên tuổi Hồ Chí Minh, sau khi có mặt tại Việt Nam
với tư cách gì, tiếp nhận mệnh lệnh từ đâu, công văn, báo cáo gửi cho
đầu não cấp lãnh đạo nào của họ Hồ, và Hồ thực hiện những gì thành công
hay chưa kết quả, từ khi Hồ Chí Minh xuất hiện cho đến lúc chết, thể xác
được bao bọc bởi lớp vỏ nào tinh vi nhất. Tất cả những hoạt động của Hồ
Chí Minh đều nằm trong kế hoạch bí mật đã bao trùm lên đất nước Việt
Nam cho đến ngày nay (2014).
Kính mời bạn đọc dùng kính lúp soi rọi, theo dõi tiến trình xây dựng
nhân vật Hồ Chí Minh, khám phá muôn ngàn bí mật đã đem đến hệ lụy đối
với dân tộc Việt Nam qua 2 tập thơ của họ Hồ. Trước hết, bạn đọc lưu ý
nguyên bản và bản sao lục của tập thơ 1 và tập 2 không cùng nội dung,
còn một điểm khác "động trời" hơn nữa là 2 tập thơ với 2 thủ bút khác
nhau. Cuối cùng mời bạn đọc, cầm chìa khóa mở tung cánh cửa thực hư, đi
tìm sự thực tung tích đời người qua kho tàng công văn, báo cáo thủ bút
của Hồ Chí Minh và toàn bộ thư pháp. Chúng tôi nhất định tuần tự loan
tải tư liệu bí mật thành nhiều ký trong loạt bài này. Và đôi lời đa tạ
những bạn thân, chấp nhận tiếp cận tài liệu và dịch thuật hầu cống hiến
bạn đọc.
*
Năm 1945. Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và
Mao Trạch Đông bí mật cụng ly tại Trung Nam Hải, trước khi đưa quân vào
Việt Nam đồng chúc mừng chiến thắng. Nguồn: Tư liệu Hoa Nam.
Diễn giải nội dung của 2 tập thơ "Nhật ký trong tù" (狱中日记), theo nguyên
bản và sao lục ở dưới, làm tiêu chuẩn khám phá 2 thủ bút không đích thực
của Hồ Chí Minh, cùng so sánh từng nét thủ bút của hai (2) kẻ vô danh,
và thủ bút công văn, báo cáo chính thức của Hồ Chí Minh đang lưu trữ tại
Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), Cục tình báo Hoa Nam (中国情报胸卡) cùng
những thư pháp của Hồ lưu trữ tại Viện bảo tàng Cách mạngHà Nội, và
Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hy vọng bạn đọc rút ra được một chứng nghiệm lịch sử, cho thấy nhiều vấn
đề cần luận giải, ngõ hầu soi sáng nhận thức được Hồ Chí Minh là ai, đã
bao lâu nay, tung hoành, khuynh đảo đưa đất nước Việt Nam trở về thời
đồ đá, mà vẫn che kín được thân phận nấp trong một công cụ bí mật tuyệt
hảo của Hoa Nam. Tuy thế, nhưng mọi sự vật đã có xuất hiện thì cũng có
phơi bày sự thật, mọi bức màn phủ kín của Hồ Chí Minh cũng không ngoại
lệ, bởi thời gian là một định luật chứng nghiệm thực giả. Và khi phát
hiện con người giả, chính đảng viên phải bỡ ngỡ không thể chấp nhận vì
họ Hồ đã tự phơi bày sự thực và hiện nguyên hình một gã cướp nước, dù
tình báo Hoa Nam đã phủ lên thân xác Hồ Chi Minh bằng nhiều ngôn từ cung
kính, tuyên truyền hướng dẫn dư luận phải gọi Hồ Chi Minh với danh xưng
là "Cha già dân tộc". Hoa Nam còn dựng đứng và thần thánh hóa Hồ Chí
Minh, đưa họ Hồ vào lòng dân tộc Việt Nam, tạo ra một huyền thoại dị
hợm, buộc dân tộc Việt Nam công nhận từ cổ kim không có nhân vật thứ
hai, kể cả Vua Hùng cũng không được vinh dự thần thánh này!
Hãy nấu chảy một sao lục tập thơ. "Nhật ký trong tù", thủ bút không để lại tên tuổi.
Phiên bản, sao lục tập thơ "Nhật ký
trong tù" vô chủ, viết từ ngày 29/8/1932 đến ngày 10/8/1933, hiện lưu
trong tủ Hoa Nam. Khi sang đến tay "Bác" tập thơ khai man trẻ lại 10
tuổi (29-8-1942 đến 10-9-1943). Ban dịch thuật và sao lục ngụy tạo những
năm không tương xứng với ngày Hồ Chí Minh lao lý trong nhà giam Trung
Quốc. Nguồn: Tư liệu Hoa Nam.
Hoa Nam sao lục tập thơ "Nhật ký trong tù" lập thành một phiên
bản mới, bởi đây là nét chữ của một tay mơ, không giỏi chữ Hán. Bút pháp
của Hồ Chí Minh khác xa, có kiến thức hơn, mang phong thái của một
người Hán trung lưu. Nay được lãnh đạo Hoa Nam giao công tác nhận đại
một tập thơ bá vơ làm của mình và ngay bản thân Hồ Chí Minh cũng chưa
bao giờ thấy nguyên bản "Nhật ký trong tù". Từ đó cho đến nay (2014)
nhân dân Việt Nam chỉ thấy được tập thơ giả tạo này, chưa ai thấy nguyên
bản, và do đó đã trở thành huyền thoại. Đảng và nhà nước Việt Nam cho
trưng bày tại Viện bảo tàng Cách mạng Hà Nội, và Viện bảo tàng Hồ Chí
Minh.
Hoa Nam sao lục lại tập thơ vô chủ trên, chứng tỏ Hoa Nam muốn giới
thiệu tập thơ, thuật viết chữ Hán non tay, người ta có thể đoán được
tuổi và người. Bút pháp cho thấy nhân vật này độ ngoài 50 tuổi, chưa mài
ghế nhà trường, vì một khi viết, chữ Hán phải nằm trong ô kẽ của trang
giấy, thẳng hàng không được viết cẩu thả, nói đến thơ ca càng khó hơn,
khi viết, chữ không được to hay nhỏ phải đều nhau, và buộc nghiêm chỉnh
thẳng hàng theo ô kẻ. Ở đây kẻ viết láu tháu, có tính buông trôi và bi
quan. Còn một điều khác lạ nữa là tập thơ không ghi tên tuổi tác giả,
điều này cho thấy chính tác giả vô danh của tập thơ này đã không tự tin
về mình, có ít nhiều biểu lộ nội dung tập thơ quá tầm thường, cho nên
không nhất thiết đề tên tuổi trên đầu tập thơ, tuy ít học nhưng ý thức
được giá trị sống.
Theo hồ sơ mật của Hoa Nam mã số (pfzwhn32tt4875): "...Lúc bấy giờ người
cộng sản cần cướp chính quyền bất chấp hậu quả, đào tạo một lãnh tụ cho
Đông Dương quá khó, chi bằng thủ thuật tráo trở, vốn đã có biệt tài
xoay xở, bấm độn tìm người cần kíp. Hoa Nam vận dụng mọi ma kế, bất chấp
thủ đoạn để đạt đến mục đích riêng, chạy theo thời gian trong lúc khẩn
cấp đang cần thành lập mật khu "Pác Bó" không thể đưa một người Hán vào
biên giới Trung-Việt, dù Hồ Chí Minh đã có thừa bản lĩnh nhưng không thể
đưa đến mật khu vào lúc này! Hoa Nam đã chọn lựa nhiều nhân vật cũng
không phù hợp. Cuối cùng lấy quyết định chọn Hồ Chí Minh giả danh tộc
Việt, vì Hoa Nam tìm mãi cũng không ra một người Việt có xu hướng chính
trị Vô Sản. Trước đó, họ tuyển chọn được Nguyễn Ái Quốc, nhưng không may
anh ta lại là người của KGB, và là tên gián điệp nhị trùng, làm tình
báo cho Pháp với trách nhiệm tiếp cận, xâm nhập vào những nhóm người
Việt sống tại Paris và tỉnh Marseille miền Nam nước Pháp, cuộc đời ngắn
ngủi anh ta bị Moskva thủ tiêu. Người thứ hai được tuyển chọn là Nguyễn
Tất Thành, sau đó ở tù Hương Cảng cũng không qua khỏi tử hình, vì tội
làm điệp viên KGB. Năm đó Tất Thành hưởng dương đúng 40 tuổi
(1892-1932).
Mưu đồ của Hoa Nam được xem đến đây tuyệt lộ, chọn người đã có chủ, thế
nhưng nhu cầu làm sống lại Nguyễn Tất Thành mới quan trọng, muốn nối lại
một nhịp cầu cách mạng cướp giựt, thay da đổi thịt, tô vẽ tiểu sử một
nhận vật ở trong tầm tay của Hoa Nam, tuy nhiên bản năng sinh tồn phải
vượt trội của một người gián điệp cần phải có, đi đôi với khả năng bẩm
sinh thực tài trí, đối với Hoa Nam rất cần đến loại người này nhưng khó
tìm.
Một lần nữa tình báo Hoa Nam thất vọng. Lúc này Lưu Thiếu Kỳ vừa kiêm
nhiệm lãnh đạo Cục Hoa Nam, muốn chứng tỏ với Mao Trạch Đông về khả năng
tình báo của ông. Lưu Thiếu Kỳ đưa ra nhiều giải pháp và Mao chấp nhận
"Áo Đen Đông Dương", đề nghị tất cả thành viên thuộc cấp lãnh đạo Hoa
Nam tìm kế hoạch khả thi nhất, thực hiện công tác đảo lộn Đông Dương.
Tuần lễ sau, những lãnh đạo Hoa Nam cho biết, hiện có lưu một thư mục
báo chí xuất bản vô chủ, trong đó có tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký"
(狱中日记).
Lưu Thiếu Kỳ lấy quyết định sao lục tập thơ "Nhật ký trong tù" của vô
danh nào đó ở Trung Hoa. Từ lâu Hoa Nam đã tậu được tập thơ này, nay đem
ra thực hiện việc lớn, cho nên lãnh đạo Hoa Nam giễu cợt gọi nó là "Nhật ký trong tủ",
ẩn ý muốn nói, tập nhật ký vô chủ lưu trong tủ không ngờ nay hữu dụng
đem ra dùng với tên giả Hồ Chí Minh. Thế là phiên bản "Nhật ký trong tù"
chào đời, cùng đi với người vô cảm đến một xứ xa lạ. Riêng nguyên bản
"Nhật ký trong tù" tiếp tục ngủ yên vĩnh viễn trong tủ tư liệu; tuy
trước đó, lãnh đạo cục tình báo đề nghị thiêu hủy tập thơ này.
Với một thủ đoạn mới, Hoa Nam dựng đứng nhân vật Nguyễn Tất Thành và cho
sống lại, bằng cách Hồ Chí Minh tự nhận là Nguyễn Tất Thành vẫn sống và
có sáng tác được một tập thơ Hán. Lương tâm của người bình thường không
cho phép bóp méo mọi chân thực của một nhân vật khác, thế nhưng Hồ Chi
Minh làm được, miễn sao người ta tin Nguyễn Tất Thành còn sống, chứng
minh tác phẩm thơ "Nhật kí trong tù" đang có trên tay, ghi ngày, tháng,
năm na ná trùng hợp năm Nguyễn Tất Thành sinh trưởng. Từ đó người chết,
thơ vô chủ được cài cắm vào Hồ Chí Minh hứa hẹn đưa dân tộc Việt Nam vào
một ngõ rẽ thống trị của Cộng sản phương Bắc.
Thậm chí sau này, nhân dân Việt Nam thờ phụng tập thơ cướp, bá vơ của Hồ
Chí Minh, nó được luông tuồng trong thi ca Việt Nam, dù tập thơ không
ra gì, đảng Cộng sản vẫn phải đưa vào chương trình giáo dục trong đảng
và nhân dân, buộc ca tụng thánh nhân, làm vật gối đầu, đêm đêm ngủ yên
ổn nhờ nằm mơ thấy "Bác". Trong chính trị Cộng sản không luận bàn nhân
cách lương thiện, tình báo Hoa Nam cũng không ngoài mục đích cướp đoạt,
một bộ phận vô luân lý với những xảo thuật bất minh không hề câu nệ (Xem
Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô),
cướp một tập thơ vô chủ tạo ra bút pháp hiện diện, sao chép lại nguyên
bản tập thơ hoán đổi phụ bản, tập thơ rẻ tiền không giá trị đưa vào giáo
dục nhân dân Việt Nam học văn hóa Hán, lấy một thể xác đã chết từ lâu,
phẫu thuật lại tráo người sống, lấy một con giun Nguyễn Tất Thành hóa
rồng Hồ Chí Minh của Đông Dương.
Toàn Cầu Báo Trung Quốc (中国俱乐部) bình luận về tập thơ "Nhật ký trong tù"
vô chủ và phiên bản mạo bút, tiếp theo Quân ủy Trung ương Trung
Quốc(中国中央军事委员会CPC) thời Lưu Thiếu Ký, tiết lộ:
"− Hoa Nam, thực hiện một điệp vụ nan vấn, dàn dựng vở kịch đã đạt đến
đỉnh cao chiến lược, độc đáo nhất trong đoạn Hồ Chí Minh nhăn nhó, tỏ ý
không hài lòng 133 bài trong tập thơ "Nhật ký trong tù", viết từ ngày
29-8-1932 đến 10-9-1933, rất tiếc không đề xuất xứ, chỉ biết một lãng
nhân nào đó người Trung Hoa, đương nhiên đồng chí Hồ Chí Minh cầm nhầm
"Nhật ký trong tù", để rồi canh cánh bên mình một dấu ấn tiểu sử không
lấy gì làm đẹp cho lắm.
Sau đó đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh tạo dựng thêm một phiên bản hai mới hơn Hoa Nam nhưng không đúng thời gian tính:
- Phiên bản hai, "Nhật ký trong tù", sao lục bất minh, nội dung không
thay đổi, tuy nhiên thêm vào 1 bài thơ mới, tổng cộng 134. Vấp phải lỗi
lầm thay đổi năm xuất hiện tập thơ (29-8-1942 đến 10-9-1943), thay vì
29-8-1932 đến 10-9-1933. Thế là có đến 2 tập thơ phiên bản "sao y thất
bổn" bản mới, xuấn hiện sau 10 năm, đưa đến thời gian không phù hợp cho
tập thơ "Nhật ký trong tù" cũng vào năm ấy Nguyễn Tất Thành ở trong tù
tại Hương Cảng.
Diễn biến thực hiện phiên bản hai "Nhật ký trong tù", miêu tả lãnh tụ Hồ
Chí Minh khổ nạn, bi thương, lâm ly, và hấp dẫn theo nghĩa một câu
chuyện tồi. Vào tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh bị cảnh sát huyện Quế Hệ
Hương (桂系乡), bắt tại biên giới Trung-Việt, giam những nhà tù của Tưởng
Giới Thạch, sau đó di chuyển đến nhà tù huyện Tĩnh Tây (靖西), Thiên Bảo
(天保), Đức Bảo (德保), Điền Đông (田东), Bình Qùa (平果县), Phù Tuy (扶绥县), Vũ
Ninh (武鸣), Tân Dương (宾阳), huyện Vĩnh (荣), Nam Ninh (南宁), Long Tuyền
(龙泉), Điền Đông (东填), Quả Đức (绩德), Long An (龙安), Đồng Chính (龙安), Bào
Hương, 在主, Lai Tân (谭丽), Liễu Châu (柳州), Quế Lâm ( 桂林) thuộc tỉnh Quảng
Tây广西. Và Túc Vinh Vu (足荣圩) tỉnh Trùng Khánh (重庆), di chuyển đi, di
chuyển lại trên 30 nhà tù của 13 huyện tỉnh Quảng Tây và tỉnh Trùng
Khánh. Ra tù ngày 10 tháng 9 năm 1943. Bọn Quốc Dân Đảng Tưởng Giới
Thạch ác thực, đày ải "Bác" trải qua 1 năm "Bác" trong tù, thêm một lần
nữa "Nhật ký trong tù" thủ vai giả mạc. Trong khi ấy Hồ Chí Minh sống
nhởn nhơ và bình an tại vùng Việt Bắc giáp biên giới tư trị của người
Choong. [2]
Ngoài ra còn có những con người Việt đáng khinh bỉ hơn cả Hoa Nam, họ
đua nhau, ca tụng tập thơ "Nhật ký trong tù" để mưu cầu sự sống, vay
mượn Hồ Chí Minh làm đầu mối sáng tác về những huyền thoại kỳ dị, dùng
con chữ công phu thêu dệt, từ không tưởng mơ hồ, biến chúng thành ý
tưởng chưa bao giờ hiện thực, vô hình chung biến những tác phẩm ấy thành
phản tác dụng, thành những tác phẩm đần độn nhất, lưu truyền trong dân
gian một thời đại để làm trò cười. Một tội ác khác, tập đoàn Hoa Nam
(Cộng sản Việt Nam) nhồi nhét đưa vào giáo trình học đường tẩy não tuổi
trẻ Việt Nam, ngoài xã hội cả nước học tập bình thơ, theo hướng chỉ đạo
của "Bác", quyết chí ngu dân.
Rất tiếc có một số trí thức của đảng cộng sản vẫn âm u trí tuệ, không
thấy được sự giả trá của Hồ Chí Minh để rồi viết lên lời ca tụng lộ
liễu, không khác nào những mũi tên tẩm thuốc cực độc ám sát cả dân tộc
Việt Nam, như những bài của Nguyễn Trọng Hoàn: "Nhật kí trong tù - những
giá trị trường tồn". Nguyễn Đăng Lâm: "Nhật ký trong tù, văn kiện lịch
sử vô giá, tác phẩm văn học lớn". Phương Thúy/VOV.VN: "Nhật kí trong tù"
- Một hồn thơ trong một nhân cách văn hóa - Bằng ngôn ngữ đời thường,
nôm na nhưng "Nhật kí trong tù"của Bác Hồ luôn được coi là áng văn mẫu
mực.... ". NS Huy Thục: "Bác Hồ là vị cứu tinh cho nhạc phẩm của tôi".
Lê Cường: Thơ tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một giá trị văn hóa
v.v…. Chúng tôi không thể kể hết những thành phần trên, hẹn dịp khác. Hy
vọng quý cây bút hãy sống thực lòng mình, viết bằng tâm tư can đảm,
nhận diện, phân tích thủ bút của Hồ Chí Minh, đừng cầm nhầm hay lớn
tiếng tung hô tên bán nước "cha già dân tộc".
Tập thơ "Nhật ký trong tù" vô chủ, được những nhà xuất bản và tái bản
tại Hà Nội, mà Hồ Chí Minh cố ý cầm nhầm với ngụ ý đẩy đưa dân tộc Việt
Nam cướp thơ Hán ư? Không như người Hán đến nước Việt Thường (Việt Nam)
xem một con rùa 1.000 năm, trên mai có chữ Khoa Đẩu, dâng cho Đế Nghiêu
(2358 TCN). Sau đó kẻ Hán cướp rùa chữ Khoa Đẩu, chạy trốn cho đến ngày
nay.
Theo hồ sơ báo cáo của Hoa Nam, mật mã
[vnđltq2587e45]: ".... khai thác trong giới Văn nghệ Việt Nam, cũng có
những người mượn "Nhật ký trong tù" làm bùa hộ mạng hay lấy nó làm bước
đường thăng tiến... Hoa Nam bảo trợ trên 16 lần tái bản....". Nguồn:
Images Net.
Tình báo Trương Định Chế (张定制) gửi văn thư về Cục Hoa Nam có mật mã
[vnđltq2587e45]. Cho biết những "bon chen" trong giới văn nghệ đảng Công
sản và nhà nước Việt Nam, không phải là không có những tên tồi, chỉ
biết sống theo lệnh hay vô tình gián tiếp làm việc cho Hoa Nam, họ không
hay biết Hoa Nam âm thầm thực hiện chiến lược văn hóa Hán tràn vào đất
nước Việt Nam, và những bài viết của họ ca tụng hết lời, hai tay bưng Hồ
Chí Minh lên đỉnh cao thần thánh văn học, họ tính toán quyền lợi trên
lương tri, chỉ biết chạy theo lợi, quên bẵng ngày sau có người phê phán,
thực sự họ sống trong ý tưởng hành nghề viết văn thuê. [3]
Bài tham khảo của học giả Lê Hữu Mục, "Ngục Trung Nhật Ký" cũng khẳng định không phải của HCM. Xin trích nguyên văn dẫn chứng:
".....Một sự kiện bất thường hình bìa tập thơ ghi rõ ngày 29/8/1932 đến
10/9/1933. Khi sao lục và dịch thì lại sửa thành ngày 29/8/1942 đến
10/9/1943? Hồ Chí Minh vẫn còn đó không đính chính, giữ mãi thái độ lặng
im cho đến ngày chết. Nếu Hồ Chí Minh làm ra những bài thơ này vào giai
đoạn 1942-1943, tại sao Trần Dân Tiên (bút danh của Hồ Chí Minh) không
đề cập tới những sáng tác của ông khi cho ra cuốn "Những Mẩu Chuyện về
Đời Hoạt Động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh" vào "1948? Đây là một cuốn sách
được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó ông Hồ tự viết về mình, tự ca ngợi
đánh bóng cá nhân ông ta. Những bài thơ hay như vậy mà ông không nhớ ra
để ghi chép vào sách hay sao?" [4]
Chúng tôi tìm được nguyên bản tập thơ "Nhật ký trong tù" (狱中日记), thủ bút
của kẻ vô danh. Cho thấy những phiên bản trước đây, phát xuất từ Hoa
Nam, giả bút bản gốc, đủ chứng minh tập thơ này nhất định không phải của
Hồ Chí Minh, càng nhận diện được tính giả trá của Hoa Nam và đảng cộng
sản Việt Nam không bao giờ giới hạn mưu lợi-quyền.
Tập thơ nguyên bản "Nhật ký trong tù"
(狱中日记), với bút pháp dày dạn từ đầu bút tiết ra một lượng mực trung
bình, viết nhẹ tay đều đặn, mạnh mẽ trong nét chữ sắc sảo nhưng không
thoải mái, có trình độ học vấn, man mác sắc thái mênh mông, phong thái
của một người Hán đã từng trải nghiệm cuộc đời. Nếu đem so sánh bút pháp
nguyên bản của kẻ vô danh và phiên bản mạo nhận của Hồ Chí Minh "Nhật
ký trong tù". Người ta nhận diện 2 bộ chữ khác nhau, lòi ra sự giả quá
rõ ràng, nếu không có nguyên bản ắt nhiên khó ai biết được Hồ Chí Minh
cướp tập thơ của thiên hạ, từ đây nhân dân Việt Nam có quyền ca ngợi "Hồ
già cướp thơ". Nguồn: Hoa Nam lưu trữ nguyên bản "狱中日记" (Nhật ký trong
tù).
Đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh phải rút ra một bài học
cướp tập thơ "Nhật ký trong tù" (狱中日记), hãy trả lại cho người ta, và
tất cả những tập thơ đã ấn loát nay đóng khuôn triện đỏ (Bác Cầm Nhầm).
Hy vọng "Bác" thực hiện được điều này!
Đất nước Việt Nam có quá nhiều chuyện lạ, nhất là thơ-văn tiếu lâm từ
khi có "Bác" du nhập. Do nguyên nhân từ căn điểm phiên bản tập thơ "Nhật
ký trong tù" (狱中日记), đưa đến mỉm cười chua chát, bởi lời thơ ấy của
"Bác" đứng trên thời đại chưa bao giờ sáng lòa trong đêm đen tối của
lịch sử Việt Nam hôm nay.
Cũng nên chú ý một cách tường tận, sau khi tập thơ lên kế hoạch điệp vụ,
Hoa Nam mới vẽ thêm đôi tay bị xiềng, nắm chặt lại đưa lên, do đó không
có tính cảm xúc. Chi tiết hơn, nguyên bản và phiên bản "Nhật ký trong
tù" hai hình bìa khác nhau. Nguyên bản, vẽ đôi tay bị xiềng màu mực
nhạt, còn phiên bản màu mực đen đậm và nhiều nét hơn, cho thấy dù Hoa
Nam có thừa khả năng cho mấy hay khéo suy tưởng cũng có những điểm sơ hở
bởi dối trá không thể nào che giấu sự thật cả đời.
Sau khi khám phá tìm hiểu cả 2 tập thơ nguyên bản và phiên bản "Nhật ký
trong tù" của kẻ vô chủ trên.Trong đầu của chúng tôi, luôn luôn có cảm
giác ám ảnh lành lạnh, biết được nguồn máy Trung Cộng sáng tạo lãnh tụ
Hồ Chí Minh qua tập thơ, cùng lúc có những cán bộ cao cấp người Hán đưa
vào cai trị Việt Nam bằng phương thức tráo người bất minh. Những thập
niên sau này Trung Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ lãnh đạo trung ương
đảng cộng sản Việt Nam tại Viện Chính trị Quế Lâm.
Tiếp theo, chúng tôi khám phá được một kho tàng nguyên bản công văn, báo
cáo bút tích đích thực của Hồ Chí Minh, hiện nay vẫn còn lưu trữ trong
các cơ quan của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) hay Cục Hoa Nam tại
Bắc Kinh. Nay chúng tôi công bố những tư liệu này, hy vọng nhân dân Việt
Nam cùng nhau nhận diện Hồ Chí Minh là ai. Đảng cộng sản Việt Nam tôn
vinh tư tưởng trần trụi của Hồ Chí Minh để làm một bình phong vì đảng
cần sống trong vòng tay của Trung Cộng.
Những nguyên bút tích của Hồ Chí Minh đủ chứng minh, soi tỏ trước dư
luận với những dữ kiện lịch sử 74 năm (1940-2014) đã đưa đất nước, dân
tộc Việt Nam vào con đường tận cùng điêu linh, lạc hậu, mất lãnh thổ,
lãnh hải, tất cả đều nằm trong kế hoach bành trướng của Trung Quốc.
Năm 1945, theo mật báo của Trương Định Chế (张定制) tình báo Hoa Nam, gửi bản tin từ Hà Nội cho Bắc Kinh:
- Báo cáo viên Hồ Chí Minh, trực tiếp gửi
những công văn về Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), từ đó trình lên
Chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi được chuẩn y chuyển đến Lâm Bưu, Lưu
Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, v.v... Cục tình báo Hoa Nam lưu trữ hồ sơ, văn
kiện thủ bút của Hồ Chí Minh tại mã số (ythq159ha587).
Nguyên bản, Công văn mã số 380 của
"Bác", cũng được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Tất cả
công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại, trình độ học vấn đại học của
một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn, chữ sắc bén ở phần đuôi,
thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so sánh bút pháp của nguyên
bản "Nhật ký trong tù" vô chủ kia và phiên bản, dĩ nhiên bút pháp của
Hồ Chí Minh trội hơn trăm lần. Tuy nhiên cá tính khác thường, mẫu người
lơ láo, mưu ma, chước quỉ chỉ thích hợp cho công việc gián điệp hơn là
lãnh tụ, sau này Hồ Chí Minh vừa là gián điệp cho Trung Quốc vừa là lãnh
tụ đảng Cộng sản Việt Nam, một vung tay trời tội ác. Nguồn: Nguyên bản,
Công văn mã số 380, Hoa Nam lưu trữ.
Về nguyên bản, bút tích chữ Hán của Hồ Chí Minh, trong nội dung công văn
mã số 380, viết theo thuật ngữ gián điệp, chứa những ẩn hàm đặc biệt có
quá nhiều mật ngữ, thành ngữ, mật danh, mật mã, bí mật điệp vụ. Lối
viết văn này chỉ để cấp lãnh đạo của đảng và bộ tham mưu điệp vụ mới
biết thuật ngữ trong tài liệu, chỉ cần một dấu chấm trọng yếu, Bắc Kinh
sẽ thảo ra một kế hoạch hành động, chứng tỏ "Dân Thụy" một gián điệp
thượng thặng được đào tạo chính qui, thuở đó chỉ có Học Viện Võ Bị Quân
Sư Chính Trị Hoàng Phố.
Vả lại, nếu công văn này bị đánh rơi hay mất cắp, người sở hữu khó hiểu
nội dung của nó, tuy nhiên nếu công văn mã số 380 rơi vào những cơ quan
tình báo quốc tế sẽ được giải mã tức khắc. Ắt nhiên, Trung ương đảng
Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ thấy qua những công văn của Dân Thụy gửi
cho Bắc Kinh, nếu đã thấy qua không khác nào kẻ trộm liếc mắt nhìn vào
một toa "thuốc bắc" của "Bác" để rơi đâu đó. Cũng có thể tình báo đảng
Cộng sản Việt Nam không dám giải mã bí mật "Bác bán nước" hay không đủ
khả năng biết con chữ Hán, do đó những công văn của "Bác" tự nó đã bí
mật, nhân dân Việt Nam không bao giờ biết được công văn mã số 380, chứa
nội dung "tội tày trời" của Bác và Trung Cộng. Một lý do đặc biệt khác
"Bác" bán nước không thể viết chữ Việt được xin thông cảm, hai nữa chữ
Việt "Bác" viết không lưu loát, bởi "ý từ" không đủ miêu tả công văn
chứa đầy ẩn nghĩa của một gián điệp cần chuyên chở.
Chúng tôi quá lý thú, sau khi khám phá được người giả, việc giả hiện
nguyên hình Hồ Chí Minh qua tên Dân Thụy, tất nhiên phải công bố và để
hết tâm trí giải mã nội dung nguyên bản những công văn bí mật, cùng lúc
phân tích những diễn biến và chi tiết "trùng trùng điệp điệp" qua những
điệp vụ của Dân Thụy, tiếp theo tuần tự giải mã 214 công văn, báo cáo
còn lại. Cũng là một dịp tặng cho đảng Cộng sản Việt Nam những tài liệu
về "Bác Hồ" tài tình để chiêm ngưỡng.
Mời bạn đọc bước qua một thế giới ngôn ngữ gián điệp, tìm hiểu nguyên
văn, bút tích của Thành viên Chính trị Cục Tình báo Trung ương Trung
Quốc. Mật danh Dân Thụy (thứ 220 của Hồ Chí Minh), đại biểu Chính trị
Cục Việt Cộng. Công văn gửi:
- Công văn mã số 380 (năm Thìn). (1)
Ngày 26 tháng 3 năm 1947 (Thìn).
Trung Hầu Đài Lải. (2)
Yết kiến thiết đảng chí tài liệu. (3)
Trung Cộng Trung ương. (4)
Quốc gia đảng có 20 năm cách mạng, lịch sử đặc biệt là (85 tháng 9) với 1 năm trừ bị phiến tranh. (5)
Cố nhiên phong phú "họp bảo quý linh nghiệm" với Việt Nam. (6)
"Trường kỳ kháng chiến và chiến tranh",
tiến tới tái thiết quân đội, củng cố chính quyền kiến lập tân dân xã hội
chủ nghĩa, kinh tế, chính trị, và văn hóa Hán theo "chỉ thị của Chủ
tịch Mao", có nhiều ý nghĩa vì chúng ta yêu cầu "hệ thống giới thiệu
phát xuất" do chúng ta liên hệ với "tài liệu và văn kiện". (7)
1 ‒ Quan hệ Trung cộng cách mạng kinh nghiệm những "mấy vấn đề lịch sử". (8)
2 ‒ Hoàn toàn "qui phục chân lý" của Chủ tịch Mao Trạch Đông. (9)
3 ‒ Đồng chí Mao Trạch Đông yểm trợ quân
sự, tin tưởng với tất cả chiến tranh, giáo dục tài liệu như "Dân chủ
cách mạng chiến lược" và "Vấn đề chiến tranh đối với ông Thầy" (Mao
Trạch Đông) đã tuyển chọn tôi (Hồ) "đúng lúc và cần thiết". (10)
4 ‒ Làm lại "3 phong trào kinh nghiệm", chúng ta tiến tới dịch lại những văn kiện của phong trào. (11)
5 ‒ Trung cộng Trung ương cho cách mạng có
liên hệ với chính quyền kiến thiết dân quyền và "bạch gủi" (da trống)
làm "viền nhiều vấn đề", lấy chỉ thị tạo thị uy, lãnh đạo, cải tạo trong
đảng, có sức lực để tự "giống như cái kiến" (gương) tự xoi thấy mình.
(12)
6 ‒ Liên hệ Quốc tế với Trung cộng vấn đề
phân tích tình báo "Tây tốc cho mọi quảng bá đến người bên ngoài đảng để
nghe chương trình phát thanh". (13)
7 ‒ Vì "bảo chúng" (cải tạo) có thể cấp tốc cho người ta nghe, những báo cáo tăng thêm liên hệ với thời gian. (14)
Thành viên chính trị cục tình báo trung ương.
Đại biểu chính trị cục Việt Cộng.
Ký tên
Dân Thụy (Mật danh thứ 220 của Hồ Chí Minh)
Những nơi lưu trữ công văn mã số 380.
- Đại thuận mật mã: 8.10/16.
- Trung cổ thâu mật mã: 11.50/16.
- Cục tình báo Hoa Nam.
Mao Trạch Đông xem bản báo cáo chính
trị và văn bản "Chính phủ Liên minh" của Hồ Chí Minh. Tướng quân Chu Đức
báo cáo thêm bằng miệng một số vấn đề hiện tình Việt Nam. Nguồn: Quân
ủy Trung ương Trung Quốc.
Giải mã, nguyên văn, bút tích của Thành viên Chính trị Cục Tình báo
Trung ương Trung Quốc (中央情报局的成员政治部主任). Mật danh Dân Thụy (thứ 220 của Hồ
Chí Minh), đại biểu Chính trị Cục Việt Cộng (代表当地的越南共产党的政治). Tuần tự,
diễn biến theo nội dung công văn, và mọi chi tiết trong 14 điệp vụ do
Dân Thụy thực hiện:
(1) Công văn. Mã số 380 (năm Thìn). 调度:
代380码. Ký tên gián điệp Dân Thụy (人瑞). Mật báo, gửi đến Quân ủy Trung
ương Trung Quốc (CPC), trước đó đã gửi những công văn và báo cáo có mã
số 001 đến 379.
Ngày 26 tháng 3 năm 1947 (Thìn). Gửi công văn mã số 380.
(2) Nơi gửi đi: Quân ủy Trung ương Việt Cộng. Nơi nhận: Cộng hòa Nhân dân Giải phóng Trung Cộng (共和国中国人民解放).
(3) Dân Thụy (Đệ) gửi Mao Trạch Đông (Huynh) tài liệu báo cáo mọi chi tiết. (胡志明毛泽东发送一份详细的报告文件).
(4) Kính thưa: Quân ủy Trung ương Trung
Cộng (CPC) và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
尊敬的中共中央军事委员会(CPC), 和人民解放军(PLA).
(5) Từ lúc đảng ta đứng lên vận dụng cách
mạng vô sản, cướp được chính quyền thành lập nhà nước Trung Cộng, cho
đến nay lịch sử đảng đã trải qua 20 năm; đặc biệt cuộc "cách mạng 85
tháng 9" dẫn đường đảng thành công. (国民革命党有20年来,特别是历史(85月),1年战争储备刀片).
Hồ Chí Minh đề nghị Trung Quốc tạo điều
kiện thành lập nhà nước Việt Cộng, lấy kinh nghiệm lịch sử "cách mạng 85
tháng 9" (Cuộc nội chiến lần đầu tiên - 第次国共内战) nhằm thực hiện cuộc
cách mạng tương tự tại Việt Nam.
(6) Cố nhiên, tôi (Dân Thụy) còn nhớ năm
đó (1945) chiến thắng lớn, nhờ kinh nghiệm trừ bị quân sĩ, quân lương
phong phú, chuẩn bị hoàn chỉnh trước chiến tranh, khai trừ được những
"Kẻ phản bội kháng chiến" (抗日时期的汉奸), (Ám chỉ chính quyền phe Quốc gia),
ta đã chiến thắng cướp được chính quyền, cũng phải kể đến chiến công của
tập đoàn cố vấn quân sự quyết tâm đào tạo được một lực lượng dân quân
Việt Nam cùng dưới cờ đảng Ta (Trung Cộng) mạnh mẽ chiến đấu, sức mạnh
của quân đội ta độc thủ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu chiến trường Việt Nam
(确保您满足越南战争), nay đã chiến thắng, nhờ ơn đảng phối trí quân đội nhiều
kinh nghiệm quả nhiên tài tình. Tất nhiên, chúng ta đã trải qua nhiều
gian lao với tinh thần cách mạng cao và nhất định Việt Nam cũng sẽ trong
lục địa đất nước Trung Quốc (越南也将在中国大陆的国家给予).
(7) Trường ký kháng chiến và chiến tranh,
tiến tới tái thiết quân đội, củng cố chính quyền kiến lập tân dân xã hội
chủ nghĩa, kinh tế, chính trị, và văn hóa Hán, đồng ý thực hiện theo
chỉ thị của Mao chủ tịch. Chúng tôi yêu cầu chính trị cục "tình báo"
trung ương khởi động tuyên truyền giới thiệu chủ nghĩa vô sản đi sâu vào
quần chúng Việt Nam, và xin được trực tiếp liện hệ với tài liệu, văn
kiện có nhiều ý nghĩa cách mạng vô sản.
Vừa rồi, quân ta đối mặt với những mối đe
dọa đến từ quân Pháp tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, đảng Ta sáng
suốt lấy quyết định bí mật gửi thêm quân đội( 军事 ) cùng nhóm tư vấn, chỉ
đạo tiến quân vào Việt Nam, buộc quân Pháp ra khỏi Việt Nam. Như trước
đây Huei (bí danh Hồ Chí Minh) chấp nhận hoạch định chiến lược của Mao
chủ tịch (毛泽东) đã từng cho rằng đảng ta khôn ngoan và vững chắc, có như
thế mới bảo vệ được biên giới Việt Nam vì an ninh cho Trung Quốc.
Nhắc lại công văn "bản chất lịch sử" mà Hồ
Chí Minh ký tên (Huei), tuy lúc ấy chấp nhận nguy hiểm trước tình trạng
đối mặt với Moscow, đổi lấy sự hỗ trợ của Chủ tịch Mao, và đáp ứng được
những yêu cầu của Huei, như cho phép thành lập Cộng hòa Nhân dân Việt
Nam vào tháng 8 năm 1945, cùng lúc đó tránh được quân Pháp, phát động
cuộc chiến tranh toàn diện xâm lược biên giới Tây Nam Trung Quốc như
trước đây.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Dân Thụy vui
mừng, lúc đó quân đội Trung Quốc thừa dịp kháng cự anh dũng, đánh bại,
bao vây một số lực lượng quân đội đảng phái chính trị Việt Nam và đã
"truy quét sạch" (扫荡).
Hiện tại Dân Thụy vẫn tuân thủ các điều
khoản của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (中华人民共和国), thời gian này VN-TQ
liên kết lên án Liên Xô "chủ nghĩa bá quyền " (霸权主义). Liên Xô thực hiện
"chủ nghĩa bá quyền trong khu vực" (地区霸权主义), và "chủ nghĩa bá quyền mặt
trận quốc tế" (反霸国际统一战线). Dân Thụy đồng ý lời kêu gọi của Mao chủ tịch
"vô sản toàn thế giới cùng nhau chống lại Liên Xô" (人民日报).
Tình hình vào thời điểm đó, tháng 1 năm
1947. "Báo nhân dân hàng ngày (人民日报) đã loan tin Mao Trạch Đông và Hồ
Chí Minh, kịch liệt chống Liên Xô. (人民日报报道胡志明,毛泽东在1947,年苏联). Dân Thụy,
thay mặt các nhà lãnh đạo đảng tại Việt Nam (gồm đảng viên VN và TQ).
Trân trọng báo cáo mọi diễn biến hàng ngày, chuyển về Quân ủy Trung ương
Trung Cộng. [5]
(8) 1 ‒ Việt Nam phải trải qua những kinh
nghiệm cách mạng quan hệ với Trung Cộng (mấy vấn đề lịch sử Việt Nam
liên hệ Trung Quốc) 中国与越南的端口发生了革命性的经验关系(中国在越南历史上的事宜).
Hồ Chí Minh "Cha già dân tộc" Việt Nam, bí mật đến Bắc Kinh tìm viện trợ nơi Mao Trạch Đông. (越南秘密到北京寻求毛泽东的帮助胡志明"的民族之父").
Trung Quốc bí mật thành lập đại diện Trung Cộng tại Hà Nội dưới
sự lãnh đạo Hồ Chí Minh, nhưng tình hình xã hội không theo ý tưởng mong
muốn của Trung Quốc, phần lớn miền Bắc có những vị trí chiến lược, các
hải cảng, giao thông, thành phố, vùng lãnh thổ và cơ sở tài sản khác ở
Việt Nam vẫn còn nằm trong tay của quân đội Pháp, còn phía Việt Nam tính
từ biên giới sang Việt-Trung hoàn toàn do quân đội Pháp kiểm soát. Hai
đảng Việt Nam-Trung Quốc và chính phủ, các cơ quan lãnh đạo quân sự chỉ
được di chuyển từ Hà Nội đến phạm vi vùng rừng núi, đã kiểm soát được
trên bản đồ "da beo" của miền Bắc Việt Nam.
Thời điểm này, Hồ Chí Minh chưa có ảnh hưởng nào đối với cộng đồng quốc
tế. Do đó, không có quốc gia nào công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Việt
Nam, những tổ chức quốc tế làm ngơ mối quan hệ này. Dân Thụy nhờ Trung
Cộng giới thiệu liên lạc với thế giới bên ngoài. Theo một số truyền
thông Phương Tây đã loan tải:
"- .... Những nhà lãnh đạo của Cộng hòa Hồ Chí Minh là một "bóng ma" của
Trung Cộng. Vì vậy, Việt Nam không có vị trí trên trường quốc tế, tệ
hại hơn không nhận được bất kỳ viện trợ nào từ bên ngoài...".
Hồ Chí Minh viết một lá thư tay gửi Mao Trạch Đông, yêu cầu cho phép
trực tiếp liên lạc với Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Ký, Đặng Tiểu Bình và Đặng
Dĩnh Siêu. Mục đích duy trì mọi liên lạc bí mật, bức thư đầu tiên, Hồ
Chí Minh gọi Đặng Dĩnh Siêu "Ân Tỷ" (恩哥). Đôi lúc Hồ Chí Minh viết thư
gọi Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu là "Đại huynh và tỷ". Hồ, tin cậy Chu
Ân Lai thường viết thư "Nhớ anh Trai thay mặt đệ, hỗ trợ, vận dụng uy
tín giúp cho (công ty) của đệ được phát triển, hy vọng (cửa hàng) của
chúng đệ mạnh mẽ, ảnh hưởng của anh Trai có khả năng hướng dẫn những cán
bộ tình báo chu đáo hơn, từ đó xây dựng lực lượng cho sau này, họ sẽ
trở lại Việt Nam bằng khả năng phục vụ tuyệt vời, và các cửa hàng (kinh
doanh) trong những năm gần đây, khá tốt, từ đó Ta có nhiều cơ hội giành
chiến thắng, đệ xin gửi đến huynh đôi lời chân thành. Cuối thư chữ ký
bút danh Hồ Chí Minh".
(Công ty) mật ngữ tình báo, trung tâm điều phối tình báo bí mật. (Cửa
hàng) những cơ sở tình báo bí mật. (Kinh doanh) nơi nhận và gửi mệnh
lệnh của tình báo. Hồ Chí Minh hoạt động gián điệp cũng phải qua những
đường dây bí mật trên, tuy nhiên có mật mã riêng theo lệnh khẩn và thông
qua kiểm tra bằng mật thư.
(9) 2 ‒ Hoàn toàn qui phục dưới chân lý
Chủ tịch Mao Trạch Đông. (毛泽东主席的完全投降了真相). Lãnh đạo đảng Cộng sản Hồ Chí
Minh ở Đông Dương chưa hẳn vui mừng tháng 8 năm 1945, bởi Trung Quốc
đang bất lực viện trợ cho tiền tuyến chống Pháp tại Việt Nam, cũng vì
thế Hồ Chí Minh được Trung Quốc khuyến khích rất nhiều về sự chịu đựng
chờ viện trợ. Hồ, tranh thủ lấy quyết định thiết lập liên lạc với Đảng
Cộng sản Trung Quốc bằng điện báo, và yêu cầu Trung Quốc viện trợ khẩn
cấp, tiếp theo gửi công văn đến Bắc Kinh cho biết vào tháng 9 năm 1949,
Dân Thụy giới thiệu Lý Bích Sơn (李碧山), nhập khóa đào tạo cán bộ cao cấp
đã biết nói tiếng Trung Hoa thành thạo. Sau đó Lý Bích Sơn (李碧山) hành
nghề thương gia đại diện Đảng Cộng sản Đông Dương tại Bắc Kinh, xây dựng
một trung tâm viện trợ cho cuộc chiến tranh giải phóng, trung tâm tiếp
nhận viện trợ vũ khí, đạn dược và yêu cầu Quân ủy (CPC) viện trợ y tế,
tài chính.
(10) 3 ‒ Tiểu đệ Dân Thụy, hoàn toàn tin
tưởng Đại huynh Mao Trạch Đông với tất cả yểm trợ quân sự cho cuộc chiến
tranh, dưới sự giáo dục của Đại huynh như tài liệu "Dân chủ cách mạng
chiến lược" và "Vấn đề chiến tranh đối với ông Thầy cách mạng" (Mao
Trạch Đông). Tiểu đệ đã có một ông "Thầy", nhớ lại ngày đó Tiểu đệ (Hồ)
được tuyển chọn đúng lúc và cần thiết cho hành động ngày nay.
(毛泽东同志的军事支持, 所有的战争, 如教材(供他"大师" 民主革命战略和战争问题的信任(毛泽东)选择了我(何)及时和必要的).
(11) 4 ‒ Dân Thụy, lập lại 3 phong trào
cách mạng vô sản, áp dụng cho Việt Nam bởi kinh nghiệm của Trung Cộng đã
thành công, và chúng ta tiến tới dịch thuật lại những văn kiện của
phong trào. (重做3运动的经验,我们进行翻译运动的文本).
Mao rất quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam,
mỗi giai đoạn của chiến dịch đều được hướng dẫn cụ thể. Khẩn cấp gửi
trên 10.000 cuốn sách tặng Dân Thụy "Dân chủ cách mạng chiến lược"
(民主革命策略) và "Vấn đề chiến tranh du kích" (问题游击战). Chủ yếu phát hành
trong giới chính trị viên và quân cán chính cao cấp, sau đó mới đưa vào
đại học, trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn v.v...
(12) 5 ‒ Dân Thụy xin phép, Quân ủy Trung
ương Trung cộng (CPC) thành lập mặt trận cách mạng Đông Dương buổi đầu
liên hệ với chính quyền cũ theo phương thức "nhận vào đồng hóa" như
trước đây Trung Cộng đã kiến thiết dân quyền vô sản tại Trung Quốc. Trên
nguyên tắc dùng chính sách "bạch gủi" (da trống) làm viền cho nhiều vấn
đề cai trị, lấy chính sách Đảng tạo thị uy, cai trị bằng phương thức
"da trống" bao phủ xã hội, tuyên truyền chuyên chính vô sản, giáo dục
"cải tạo" xã hội, trong ngoài đảng. Lãnh đạo xây dựng quyền lực mạnh,
vận dụng phong cách tự phê và kiểm điểm giống như cái kiến (gương) tự
xoi thấy mình. [6]
(13) 6 ‒ Được phép liên hệ ngoại giao Quốc
tế ngoài Trung Cộng, vấn đề tình báo tại Việt Nam nên thành lập nhiều
chương trình phát thanh, hướng dẫn nhân dân nghe theo một hướng cách
mạng, phân tích học thuyến Mao chủ tịch, quảng bá phương thức đấu tranh
của Quốc tế vô sản, đem tiếng nói của Đảng đến với người bên trong và
ngoài đảng. [7]
(14) 7 ‒ Trong mỗi báo cáo ghi chú liên hệ
và tăng thời gian đối phó (thời gian liên hệ và ngoại giao với quân
Pháp-抑制和时间联系了法国), có thể cấp tốc trên chiến trường nhưng phải có nhiều
binh sĩ trải rộng khắp nơi. Về thuyết phục nhân dân VN, chỉ cần khoáy
động khủng bố tinh thần, thậm chí dùng đến quyên tắc sức mạnh vũ trang
đàn áp. (为了说服听众,只是用创伤,甚至使用暴力的力量).
Trương Ngọc Phượng (张玉凤) thư ký riêng của Mao Trạch Đông.
Nguồn: Tư liệu Hoa Nam.
Trương Ngọc Phượng (张玉凤) thành viên Hoa Nam, thư ký riêng của Mao Trạch Đông, ghi chú vào sổ trực:
- Sau khi Mao Chủ tịch đọc công văn mật mã
số 380, liền vẫy tay ra lệnh miệng: Sẵn sàng trả giá: ".. Hỗ trợ anh em
Việt Nam, là nhiệm vụ của chúng ta, chúng ta thảo luận lần cuối, sẵn
sàng để gửi nhóm cố vấn quân sự sang Việt Nam, giúp chống lại hiểm hoạ
quân Pháp và những người dân Việt Nam khó bảo, hãy viện trợ quân sự khẩn
cấp vào lúc này, trước mắt đáp ứng chiến trường". Sau khi Mao hồi báo,
Hồ Chí Minh rất vui mừng chuyển văn thư đến đa tạ "....Nhận được hỗ trợ
của anh lớn (Mao Trạch Đông), tôi vốn đã tự tin".
Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) nhanh
chóng lấy quyết định viện trợ cho HCM dựa trên hướng dẫn của Mao Trạch
Đông. Tiếp theo, gửi một phái đoàn cố vấn chiến lược đến Việt Nam để
kiềm chế hoạt động của quân Pháp. Trong khi đó Trung Quốc gửi thêm 1.200
quân sĩ pháo binh đầy đủ vũ khí, một lượng súng máy khổng lồ trị giá
90.000 Bản Anh (余发英) và các thiết bị khác, đang bắt đầu vận chuyển đến
chiến trường Việt Nam. Những nhóm tư vấn có nhiều kinh nghiệm chiến đấu
và thừa khả năng lý thuyết quân sự và chiến thuật, thành phần cụ thể
chia thành 4 nhóm.
Quân đội triển khai một bộ phận tương ứng
(bao gồm Sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn) mỗi bộ phận tư vấn có đầy đủ
các cố vấn quân sự và cán bộ huấn luyện binh sĩ, cuối tháng 7 năm 1947,
nhóm cố vấn quân sự đến Việt Nam, họ đã từng công tác tại Việt Nam, nay
chính thức trở lại với nghĩa vụ Quốc tế. Riêng Vi Quốc Thanh (韦 国 清) đã
đến Việt Nam nhiều lần với tư cách bí mật, nay làm Trưởng phái đoàn cố
vấn quân sự. Mai Gia Sanh (梅 嘉 生), Phó trưởng đoàn tư vấn quân sự, Đặng
Dật Phàm (邓逸凡) Phó trưởng đoàn tư vấn chính trị, và Mã Tây Phu (马西夫)
lãnh đạo đoàn tư vấn hậu cần.
Vi Quốc Thanh (韦 国 清) được xem một nhà tư
vấn quân sự của Quân ủy Trung ương Việt Nam và lãnh đạo chỉ huy chiến
trướng. Cùng lúc Trung Cộng gửi sang Việt Nam những chủ lực mạnh gồm Sư
đoàn 304, Sư đoàn 308, và Sư đoàn 312 phản công.
Trước đó Trần Canh (陈赓) đã có mặt tại Việt
Nam không thuộc đoàn tư vấn quân sự, nhưng ông được (CPC) bổ nhiệm mệnh
toàn quyền, tất cả những đoàn cố vấn hoạt động bí mật đối phó với quân
Pháp. Mật mã hiểu nhau giữa đoàn cố vấn và Hồ "Đảng anh em và hàng xóm
thân thiện" (向兄弟党和友好邻邦) về sau làm câu chú ngoại giao. Lần đầu tiên
trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc nghiêm túc công bố "nghĩa vụ quốc
tế cộng sản", giúp họ Hồ trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm cướp chính
quyền Việt Nam, ông trở thành trục cách mạng Đông Dương.
Ngoài ra còn có nhóm tư vấn Trung ương,
lãnh đạo toàn diện cuộc chiến Đông Dương gồm Mao Trạch Đông (毛泽东), Lưu
Thiếu Kỳ (刘少奇) và Chu Đức (朱德), tất cả mệnh lệnh xuất phát từ Trung Nam
Hải, hai mệnh lệnh đầu tiên, Dân Thụy nhận được:
- Thứ nhất, Dân Thụy phải giành chiến thắng trong chiến trường tại Việt Nam, trục xuất những kẻ xâm lược Pháp.
- Thứ hai, Dân Thụy xây dựng quân đội Việt Nam, thực hiện xuyên suốt mệnh lệnh của trung ương.
Từ lúc này, Dân Thụy, quan tâm đến những
trận chiến đối đầu với quân Pháp, trung tâm mật lệnh (lãnh đạo Trung
Quốc) càng tin tưởng trận chiến này, có thể chơi tốt, nhờ viện trợ vật
chất dồi dào, điểm thuận lợi trên đất nhà đem đến chiến thắng nhanh.
Thành viên chính trị cục tình báo trung ương (中央情报局的成员政治部主任).
Đại biểu chính trị cục Việt Cộng (代表当地的越南共产党的政治).
Ký tên
Dân Thụy (人瑞)
(Mật danh thứ 220 của Hồ Chí Minh)
Những nơi lưu trữ công văn mã số 380.
- Đại thuận mật mã: 8.10/16. (Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC). 尊敬的中共中央军事委员会(CPC)
- Trung cổ thâu mật mã: 11.50/16. (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). 和人民解放军(PLA).
Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, hồi âm mật mã 380, dạy Dân Thụy rằng:
- Dân Thụy hãy mượn một câu nói cũ của Mao để kết luận: "Một thiên đường xa, Trung Quốc gần" (天堂太远,中国很近).
Câu nói này có hai hàm ý mâu thuẫn - Trung Quốc là một trở ngại đến
thiên đường; chính Trung Quốc là thiên đường. Đặc biệt trong ẩn hàm của
Hồ Chí Minh có chưa đến ba (3) ý nghĩa: "Việt Nam phải chọn đến gần
Trung Quốc", "dân tộc Việt Nam có ngày mai thống nhất", và "đất nước
Việt Nam phải biết làm thân phận chư hầu tốt". [8]
Những hành vi khủng khiếp của Hồ Chí Minh nay đã được thời đại phơi bày.
Nhân dân Việt Nam có đủ trí tuệ để nhận chân sự việc, không ai có thể
cản trở được một khi dân tộc Việt Nam dùng mọi quyền năng để tìm hiểu và
phê phán nhân vật Hồ Chí Minh. Dù cho Hoa Nam có dùng mọi thủ đoạn và
mọi kỹ thuật truyên truyền, bọn họ cũng không thể nào biện hộ được cho
kẻ bán nước làm tay sai cho Trung Cộng này. Bộ chính Trị đảng Cộng sản
cũng đã hết khả năng đưa ra những luận cứ để tiếp tục ngụy biện, vinh
danh "Bác" theo khẩu truyền mị dân "Cha già dân tộc", chỉ vì muốn thống
trị lâu đời, mượn tên tuổi Hồ Chí Minh để thần thánh hoá, xây dựng những
đền đài, thờ phụng khắp nơi. Thời đại ngày nay không còn dành riêng cho
đảng Cộng sản. Họ càng biện hộ, nhân dân càng bất mãn chế độ. Nhà nước
Cộng sản lộ nguyên hình là kẻ phản động. Vận nước đang nặng trĩu dưới
ách đô hộ độc trị nghiệt ngã của đảng Cộng sản Hồ Chí Minh. Ánh sáng hy
vọng đã đến, đảng phiên bản tình báo Hoa Nam sẽ không còn che khuất
quyền sống làm người của dân tộc Việt Nam. Nhân vật Kagemusha [9] thời
đại đã được phơi bày dưới ánh mặt trời.
(Còn tiếp kỳ 2)
_________________________________
Ghi chú:
[2] ‒ 胡志明迷惑敌人的(狱中日记)
club.china.com/data/thread/1015/2716/63/75/6_1.html.
(1942年8月,胡志明从广西的靖西县去重庆的途中,于德保县足荣圩被桂系乡警扣留,押回靖西.然后自靖西经天保(今天等和德保县),田东,果德(今平
果县),隆安,同正(今扶绥县一部),邕宁,南宁,武鸣,宾阳,迁江(今属来宾),来宾,柳州押往桂林.又自桂林押回柳州第四战区拘留所,前后历时1年.
在狱中胡志明写下汉字诗133首.胡志明故意将封面时间写成1932--1933年,据胡志明说是为了迷惑警方,以下是胡志明的部份狱中日记).
[3]‒ Nguyễn Trọng Hoàn: "Nhật kí trong tù-những giá trị trường tồn"
‒ Phương Thúy/VOV.VN: "Nhật kí trong tù"-Một hồn thơ trong một nhân cách
văn hóa -Bằng ngôn ngữ đời thường, nôm na nhưng"Nhật kí trong tù" của
Bác Hồ luôn được coi là áng văn mẫu mực..."
‒ NS Huy Thục: "Bác Hồ là vị cứu tinh cho nhạc phẩm của tôi".
‒ Lê Cường: Thơ tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một giá trị văn hóa
[4] ‒ Theo học giả Lê Hữu Mục, Ngục Trung Nhật Ký không phải của HCM.
[5]‒ (这一时期,中华人民共和国方面谴责越南当局追随苏联的"霸权主义" 而推行"地区霸权主义", 号召组织世界范围内的"反霸国际统一战线"
与之斗争. 图为当时(人民日报) 对越南的报道).
(电阻和战争学院的标志,继续重建军队,加强民间政府成立了社会主义阵线,经济学,政治学,和一个新的文化在毛主席的遗志,用最意味着我们需要源于我们的
转诊制度,以接触的材料和文件).
[6] ‒ (中国中央革命政府挂设置为(皮肤鼓) 为边界问题的公民权利和透明度羁绊,同时指令创建恐吓,领导,改善党的,有实力的自我像蚂蚁一样(镜像)破坏他们的自我).
[7] " (与中国情报分析问题国际接触, "西率全部销售给外界人士收听电台节目").
[8] (有一句话:天堂太远,中国很近.这有着互相矛盾的两层意思-中国是通向天堂的拦路虎;中国本身就是天堂.对于这两层意思.越南人选择同样相信).
[9] ‒ Kagemusha (Ảnh Vũ Giả-影武者) là một phim dã sử Nhật của nhà đạo diễn
Akira Kurosawa kể chuyện một tên trộm được cải trang đưa lên làm lãnh
chúa để đánh lừa thiên hạ.
[10]‒ Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt
Nam. Nguyên bản "Nhật ký trong tù" (狱中日记) vô chủ, Công văn mã số 380
(năm Thìn), và những hình ảnh của "Bác" chưa công bố.