Kamikaze - Huyền Thoại Về Các Cảm Tử Quân Nhật Bản
Đứng bên cạnh hình ảnh các Samurai hiên ngang bất khuất là những cảm
tử quân ít người biết đến: Kamikaze (Kami = god; kaze = wind ; Kamikaze =
Thần Phong).
Thần phong, gió thần hay Kamikaze (tiếng Nhật: 神風; kami = thần, kaze =
phong) là một từ tiếng Nhật, được những tiếng khác vay mượn để chỉ các
cuộc tấn công cảm tử bởi các phi công chiến đấu Nhật Bản chống lại tàu
chiến của các nước Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai trong giai đoạn kết
thúc Chiến dịch Thái Bình Dương.
Phi công Kamikaze sẽ lái máy bay của mình, thường là chở đầy thuốc
nổ, bom, thủy lôi và bình đựng xăng đâm vào tàu địch. Máy bay của anh
như vậy có vai trò hỏa tiễn sống trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tăng
tối đa độ chính xác và tổn thất cho địch quân so với bom đạn thông
thường. Mục tiêu của các phi công này là đánh phá càng nhiều càng tốt
tàu bè của phe Đồng Minh.
Các cuộc tấn công này bắt đầu từ tháng 10 năm 1944, sau một số trận
thua nặng nề của Nhật Bản. Việc tiềm lực chiến tranh giảm sút– cùng với
việc mất đi rất nhiều phi công giỏi giàu kinh nghiệm–sản xuất công
nghiệp suy yếu đi so với Hoa Kỳ, cũng như việc chính phủ Nhật Bản không
muốn đầu hàng, dẫn đến chiến thuật sử dụng kamikaze khi lực lượng Đồng
Minh tiến đánh Quần đảo Nhật Bản.
Các cuộc tấn công cảm tử Kamikaze là các cuộc tấn công nổi tiếng nhất
và được biết đến nhiều nhất, giống như các cuộc "xung phong banzai" bởi
bộ binh Nhật. Ngoài ra, người Nhật còn có các đội tấn công cảm tử khác
như tàu ngầm Kairyu, thủy lôi sống Kaiten, khinh tốc đỉnh Shinyo.
Trong những năm đầu của thập niên 1940 khi hạm đội Mỹ khống chế Thái
Bình Dương, những cuộc *ng độ giữa hải quân Nhật-Mỹ liên tục diễn ra,
đặc biệt là sau trận Trân Châu cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 với thắng
lợi thường thuộc về người Mỹ vì Mỹ có ưu thế lớn về hải quân và không
quân. Những thất bại đó mà đỉnh điểm là trận Hải chiến biển Philippines
đã khiến quân Nhật nghĩ đến những phương sách khác, trong bối cảnh đó bộ
tham mưu Nhật đã nghĩ đến những cuộc tấn công cảm tử để tái lập thế
quân bình lực lượng. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là chỉ huy trưởng
căn cứ Nhật Tateyama tuy không được chấp thuận nhưng ý kiến này đã được
bảo lưu và nghiên cứu.
Hồi đầu chiến dịch Thái Bình Dương trong Đại chiến thế giới thứ 2 của
Nhật, Onishi là Trưởng phòng phát triển không quân của Hải quân Nhật,
và là người chịu một số trách nhiệm về kỹ thuật trong đợt tấn công của
quân Nhật vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), dưới sự lãnh đạo của thống
đốc hải quân Isoroku Yamamoto. Bản thân Onishi đã từng phản đối cuộc tấn
công vào Trân Châu Cảng, khiến cho Mỹ sau đó tuyên chiến với Nhật và
dẫn đến một cuộc chiến đẫm máu, và cuối cùng Nhật đã phải đầu hàng không
điều kiện.
Vào tháng 10/1944, Onishi được thăng chức thành tư lệnh Chiến hạm
Không quân ở phía bắc Philippines. Onishi đã nghiên cứu các phương pháp
đánh cảm tử vào những tàu chiến của quân Mỹ và Đồng minh, phương pháp mà
hồi đầu Onishi đã từng phản đối. Sau khi bị mất dãy đảo Mariana, Onishi
thay đổi ý kiến và ra lệnh tấn công bằng máy bay chứa đầy bom. Kế hoạch
là khoảng 250 kg bom được đưa lên máy bay Misubishi A6M Zero và đâm
thẳng vào tàu chiến địch.
Trong buổi gặp mặt ở sân bay Magracut gần Manila , Philippines vào
ngày 19/10, Onishi đến thăm đội bay 201 đã cho rằng: "Tôi nghĩ chúng ta
sẽ không còn phương pháp nào giữ được Philippines , bằng cách cho 250 kg
bom lên chiếc Zero và đâm thẳng xuống tàu chiến Mỹ". Từ đó những cuộc
tấn công theo kiểu Kazmikaze này liên tiếp được tiến hành, nhưng không
phải mọi máy bay đều đâm trúng đích. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi trước khi
kịp đâm trúng mục tiêu.
Bộ tư lệnh tối cao Nhật lúc đó đã tin tuởng vào hiệu quả đặc biệt của
chiến thuật 'bom nguời' và Nhật Hoàng Hiro Hito đọc diễn văn ca ngợi
những chàng trai trẻ tuổi đôi mươi đã ra đi 'chết hạnh phúc và tự hào vì
hoàng đế và sự chiến thắng'. Số người tự nguyện hi sinh nhiều gấp 10
lần số máy bay mà quân đội Thiên hoàng có.Theo nhà nghiên cứu Maurice
Pinguet,những phi công đó biết rằng sớm hay muộn gì họ cũng sẽ hi sinh
trong một cuộc chiến không cân sức nên họ đã chọn một cái chết nhanh
chóng và có ích hơn.Họ không được hứa hẹn một sự đền đáp nào,một thiên
đường nào kể cả niềm tự hào chiến thắng.Trong số những người tình
nguyện,có cả những sinh viên;họ được huấn luyện trong một * đặc biệt
trong 7 ngày; 2 ngày cho việc cất cánh với một quả bom 250kg; 2 ngày cho
việc bay theo đội hình và 3 ngày cho việc tiếp cận mục tiêu và tấn
công. Phần lớn các kamikze đêu là những thanh niên ưu tú của Nhật Bản ở
độ tuổi 20,họ là sinh viên của những trường Đại Học Nhật Bản ,phần lớn
họ theo học các ngành kỹ thuật . Chính họ đã tự đăng ký đẻ được trở
thành các Kamikze-hi sinh cho Tổ Quốc .Tinh thần Samurai đã thấm nhuần
vào dòng máu nhưng người con Nhật Bản và danh sách đăng ký ngày càng
tăng cao.
Và vào một buổi chiều, nguời chỉ huy truởng căn cứ báo cho họ biết
lệnh xuất phát vào sáng hôm sau. Họ chỉ còn có một đêm cuối cùng để viết
một bức thư cuối cùng cho cha mẹ. Sáng sớm, sau buổi thuyết trình thuờng
lệ , họ có mặt trong những bộ đồ bay, bên sườn lủng lẳng thanh trường
kiếm của nguời hiệp sĩ samurai , đầu quấn chiếc băng chéo thêu nổi hình
mặt trời mọc . Chỉ huy trưởng căn cứ trao cho mỗi nguời một cốc rượu
sake ; tất cả nghiêng mình về hướng cung điện của Nhật hoàng truớc khi
chạy bổ nhào đến máy bay truớc sự hoan hô nồng nhiệt của các đồng đội
còn ở lại . Theo truyền thuyết, những phi công trẻ trong các sứ mệnh tự
sát kamikaze sau khi cất cánh thường bay về hướng Tây Nam của nước Nhật ở
cao độ 992 mét ( khoảng 3.000 bộ Anh) của vùng núi Kaimon . Quả núi
cũng được mang tên gọi là "Satsuma Fuji" (có nghĩa là "Phú sĩ sơn của
làng Satsuma" , có nét đẹp tựa núi Phú sĩ Fuji ở hướng Tây - Tây Nam của
Đông kinh, Tokyo ). Các phi công đã phải ngoái cổ nhìn qua vai của họ
để nhìn thấy được ngọn núi xa tít phía Nam trên giải đất Nhật, và trong
khi bay trên không , trước khi rời xa mãi mãi đất mẹ, họ nói lời vĩnh
biệt và phất tay chào ngọn núi lần cuối...
Những người dân cư ngụ trên đảo Kikaijima, nằm về phía đông của làng
Amami Oshima, nói rằng các phi công trong những nhóm thi hành sứ mệnh tự
sát đã thả những nhánh hoa tươi từ trên không, khi họ đang đi bay,
chuyến bay sứ mệnh cuối cùng . Theo truyền thuyết thì những ngọn đồi ở
chung quanh phi trường Kikajima có những luống hoa (giống như hoa bắp,
cornflower) thường trổ hoa vào đầu tháng Năm
Tuy nhiên cũng có nhiều người tỏ ý nghi ngời hiệu quả của chiến thuật
kamikaze, trong đó có cả các phi công nổi tiếng. Trung úy Yukio Seki,
phi công kamikaze thứ 24 trong đội đặc nhiệm tham gia đánh chìm hàng
không mẫu hạm St. Lo viết: "Tương lai Nhật Bản thật ảm đạm nếu như chúng
ta buộc phải hy sinh những phi công giỏi nhất của mình. Tôi tham
gia chiến dịch này không vì Đế quốc Nhật hay vì Hoàng Đế... Tôi tham
gia vì tôi được lệnh phải tham gia!" Trong chuyến bay, chỉ huy của anh
nghe thấy anh nói "Thà chết còn hơn sống như một kẻ hèn hạ
Tọa độ chính của những nhiệm vụ kamikaze
Tuy nhiên, nhìn chung người ta không có khó khăn tuyển mộ phi
công. Yêu cầu rất đơn giản: "Trẻ tuổi, nhanh nhẹn và hăng hái. Chỉ cần
kinh nghiệm bay ở mức tối thiểu, kỹ năng hạ cánh không cần thiết". Đại
tá Motoharu Okamura nhận xét "có nhiều người tình nguyện cho các phi vụ
cảm tử đến mức đông như đàn ong, vì ‘ong chết sau khi đốt’". Các phi
công Kamikaze tin tưởng bằng sự hy sinh của mình, họ đã đền đáp lại công
ơn gia đình, bạn bè và Thiên hoàng. "Họ hăng hái đến mức khi chuyến bay
bị trì hoãn hay hủy bỏ, thì các phi công trẻ được huấn luyện sơ sài này
tỏ ra hết sức bực dọc. Nhiều người sau khi được chọn thực hiện các phi
vụ cảm tử được kể lại là rất hân hoan vui sướng trước phi vụ cuối cùng
của mình".
Chiến công của các thần phong :
7 giờ 30 sáng ngày 13/04/1945, khi các loa phóng thanh của quân đội
Mỹ đồng loạt báo tin tổng thống Roosevelt từ trần thì cũng là lúc 185
máy bay Thần phong, được sự hỗ trợ của 150 chiến đấu cơ Zero, 45 phi cơ
phóng lôi của Nhật tấn công vào hải quân Mỹ ngoài khơi Okinawa. Lần đầu
tiên quân Nhật sử dụng một vũ khí mới, đó là bom bay OKA (hoa Anh Đào
nở). Bom bay này do máy bay mang theo và phóng đi. Mỗi qủa bom bay có
một cảm tử quân ngồi bên trong, điều khiển trái bom đánh trúng mục tiêu
và hy sinh khi bom nổ.
Tám chiếc oanh tạc cơ Mitsubishi G4M đem theo loại bom bay mới OKA
cùng tham gia tấn công gây nỗi kinh hoàng trên các tầu Mỹ. Một trái bom
bay đánh trúng khu trục hạm Abele đã bị thương vì một Thần phong đâm
trúng, chiến hạm nổ tung và bị cắt làm 2. Mốt trái khác đánh nổ tung khu
trục hạm Stanly. Trong lúc đó, các Thần phong đánh chìm tầu LST33, đánh
hư hại nặng một thiết giáp hạm, 3 khu trục hạm và 8 hạm tầu khác.
Tối hôm đó, loa phóng thanh của Nhật kêu gọi: "Quân đội Thiên hoàng
chia buồn cùng quân Mỹ về cái chết của tổng thống Roosevelt. Cái chết
của ông mở màn tấn thảm kịch của Hoa Kỳ và tấn thảm kịch ấy xẩy ra ở
đây, ngay đối với bản thân các người. Lực lượng đặc biệt của Nhật Bản
(tức Thần phong) sẽ liên tục đánh chìm tầu bè của các người. Các người
sẽ làm bạn với cây cỏ của đảo này".
Ngày 25/05/1945, hợp đồng tác chiến với cuộc rút quân ở Shuri (phòng
tuyến chính của Nhật trên đảo Okinawa) là đợt tiến công của Thần phong
lần thứ 7 ở Okinawa
Suốt 12 giờ liền, 176 Thần phong chia làm nhiều đợt từ Nhật Bản đến
biển Okinawa để lao mình vào hạm đội Mỹ. Một số bị bắn nổ tung trên
trời, một số rơi xuống biển nhưng có những chiếc lao trúng mục tiêu. Khu
trục hạm Bates bị hai chiếc đâm trúng, nổ tung và chìm ngay, tầu đổ bộ
LSM 135 chìm, 4 biến hạm khác bị đánh cháy và hư hại nặng. Phó đô đốc
C.R.Brown có mặt tại hạm đội Mỹ ở Okinawa viết như sau :
"Thật là một cảnh tượng lạ kỳ, khi đứng trên tầu ta nhìn thấy một
chiếc máy bay lao thẳng vào ta. Có những pháo thủ gan dạ, đầy kinh
nghiệm nhưng khi thấy một Thần Phong lao vào tầu, tự nhiên miệng há hốc
ra, tay quên xiết cò súng. Tựa như anh ta bị lôi cuốn bởi trò chơi quái
ác kia. Thực tình mà nói, người đứng trên tầu, lúc ấy không nghĩ đến
mình nữa mà lại nghĩ lo cho anh chàng lái máy bay kia."
Cùng ngày hôm ấy, 5 chiếc máy bay hai động cơ từ Nhật bay đến, xuyên
qua hệ thống phòng không, len lỏi vào không phận sân bay Yontan giữa đảo
Okinawa (lúc này đã nằm trong tay quân Mỹ). Bốn chiếc bị bắn rơi, một
chiếc từ từ hạ cánh xuống đường bằng. Máy bay vừa dừng lại, cảm tử quân
Nhật ùa ra chạy đến các bãi đậu máy bay và các bồn chứa của Mỹ. Họ dùng
bộc phá, lựu đạn, tiểu liên, phá hủy 7 máy bay Mỹ, làm hư hại 26 chiếc
khác và đốt cháy 2 bồn chứa 70.000 gallon xăng máy bay.
Huấn luyện :
Những người tình nguyện hi sinh, bao gồm nhiều thành phần từ phi công
chính quy, binh lính cho đến cả sinh viên được huấn luyện theo một *
đặc biệt trong vòng 7 ngày: 2 ngày cho việc cất cánh với 1 quả bom 250
kg; 2 ngày cho việc bay theo đội hình và 3 ngày tập cách tiếp cận mục
tiêu và tấn công.
Các phi công được cấp một bản hướng dẫn chi tiết về cách tiến hành
tiến công cảm tử. Theo đó phi công phải bổ nhào nhắm vào giữa tháp chỉ
huy và ống khói, vì đó là cách hiệu quả nhất để đánh chìm tàu. Phi công
cũng được dặn không nên nhắm vào đài chỉ huy hay tháp pháo, mà nên nhắm
vào cầu thang máy hoặc boong tàu. Nếu tiếp cận từ đường chân trời thì
phi công nên "nhắm vào thân tàu, cao hơn mặt nước biển một chút", hoặc
"nhắm vào cửa khoang chứa máy bay hoặc chân ống khói".
Thời khắc ra đi mãi mãi
Vào buổi chiều trước ngày xuất phát, người chỉ huy trưởng căn cứ
thông báo cho họ biết lệnh xuất phát vào ngày hôm sau và họ còn một đêm
cuối cùng để viết một bức thư cuối cùng cho người thân trước khi ra đi
mãi mãi vào hôm sau. Sáng sớm, sau buổi thuyết trình ca ngợi sự hi sinh,
họ có mặt trong bộ đồ phi công, đeo bên mình thanh gươm của người võ sĩ
đạo, đầu quấn chiếc băng chéo thiêu nổi hình mặt trời mọc, quốc kỳ của
Đế quốc Nhật Bản. Chỉ huy trưởng căn cứ trao cho mỗi người một ly rượu
sake, tất cả nghiêng mình về hướng cung điện để tỏ lòng tôn kính Nhật
hoàng trước khi leo lên máy bay trong sự hoan nghênh của những người còn
lại.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Thiên hoàng Hiro Hito đọc tuyện bố đầu hàng
vô điều kiện, một số người không chịu đựng được nỗi nhục thất trận đã
mổ bụng tự sát theo tinh thần người Nhật. Hàng ngàn phi công trở về nhà
bị lãng quên trong thời kì sau chiến tranh. Một số người cùng với những
người khác xây dựng lại đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh, một
số gia nhập * * Nhật Bản trong những năm 1946-1948, số khác bị khủng
hoảng tinh thần và chỉ sau thập niên 1950, khi nền kinh tế Nhật Bản dần
dần phục hồi đa phần trong số họ trở thành công nhân trong các hãng sản
xuất lớn như: Sony, Honda, Denzu,… để quên đi quá khứ tuy đau thương
nhưng không kém phần hào hùng.
Theo các nguồn và Bách khoa toàn thư Wikipedia
No comments:
Post a Comment