Lính TQ ‘vừa cười vừa bắn' SV ở Thiên An Môn
TQ đưa xe tăng và bộ đội Quân đoàn 27 vào Bắc Kinh trấn áp sinh viên
Trang CNN vừa trích
đăng tài liệu họ nói là của giới quân sự Hoa Kỳ giải mật cho
thấy có bộ đội Quân Giải phóng “vừa cười vừa bắn người” trong
cuộc trấn áp đêm 3 rạng sáng ngày 4/6/1989 ở Bắc Kinh.
Các tài liệu do Cục Tình báo Quân sự
(DIA) ghi lại cũng mô tả bức tranh về sự dũng cảm của các bác
sỹ ở bệnh viện tại thủ đô Trung Quốc đã tìm mọi cách cứu
người bị thương và ngăn không cho người chết bị công an đem đi
thiêu nhanh chóng.
Những bác sỹ được cho là đặc
biệt dũng cảm làm việc tại Bệnh viện số 4 ở Bắc Kinh đã
chụp cả hình nhiều xác chết với hy vọng giúp thân nhân nhận
diện.
Các xác chết này thường bị công an Trung Quốc nhanh chóng đem vào nhà thiêu.
Con số người bị bắn chết tại Bắc Kinh đêm
hôm đó được ước tính ít nhất là hàng trăm còn phe đấu tranh
dân chủ Trung Quốc nói là ‘hàng nghìn’.
Quân đoàn 27
Xe tăng và bộ đội thuộc Quân đoàn 27 được
điều vào thủ đô Trung Quốc để trấn áp và giải tán biểu tình
của sinh viên, công nhân và trí thức kéo dài nhiều tuần tại
Thiên An Môn.
Các tài liệu, gồm cả những gì Hoa Kỳ
giải mật nhân dịp 25 năm vụ thảm sát, nói rằng bộ đội Quân
Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã “bắn vô tội vạ” vào người dân
trên đường phố, bất kể họ là sinh viên hay không.
Tại Hong Kong đã có lễ tưởng niệm 25 năm ngày thảm sát Thiên An Môn.
Những gì tình báo Hoa Kỳ ghi lại nói có “những lính Trung Quốc cười” khi nổ súng bắn người.
Vẫn trang CNN nói những gì tình báo Mỹ
ghi lại có nhiều phần không chính xác vì đã thu lượm cả các
tin đồn đoán trong thành phố Bắc Kinh khi đó mà sau đó hóa ra
là sai như tin ‘lãnh tụ Đặng Tiểu Bình chết’.
Trên thực tế, ông Đặng chỉ qua đời vào tháng 2/1997.
Nhưng bức tranh mà các phần ghi âm của Hoa
Kỳ giúp người ta dựng lại cho thấy nhiều chi tiết xảy ra sau
đêm ngày 4/6 và sự hoảng sợ của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Đó là chuyện “các lãnh đạo ở tịt trong biệt thự không ra ngoài sau nhiều ngày” vì sợ có chính biến.
Biển số xe của họ cũng được thay đổi, theo bài của phóng viên Bấm
Hilary Whiteman trên trang CNN.
Ngoài ra, một chiến dịch truy bắt sinh viên
ở các điểm kiểm soát quanh Bắc Kinh và cả ở sân bay quốc tế
cũng được triển khai.
“Những ai trông giống sinh viên và trí thức” đều thuộc đối tượng bị xét hỏi.
Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn bất đồng về cách nhìn nhận vụ Thiên An Môn 25 năm về trước.
Hôm 5/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho
hay họ đã gửi lời than phiền tới Hoa Kỳ bày tỏ sự “bất bình
sâu sắc” về cách Hoa Kỳ nêu quan điểm liên quan tới vụ Thiên An
Môn.
"TQ gửi lời than phiền tới Hoa Kỳ bày tỏ sự bất bình sâu sắc"
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Hồng
Lỗi cho hay phía Trung Quốc đã lên tiếng một cách 'long trọng
nhất' tới chính giới Mỹ.
Nước Mỹ trước đó đã đề nghị Trung Quốc “tính đủ số người biểu tình phản đối bị giết ở Thiên An Môn”.
Tại Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 25 năm vụ Thiên An Môn, đài báo chính thức không hề nói gì về vụ này.
Các cuộc tuần hành hoặc đốt nếu tưởng
niệm nạn nhân Thiên An Môn chỉ được tổ chức ở Hong Kong, Đài
Loan và các nơi có cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại.
Còn theo biên tập viên chuyên về Trung Quốc
của BBC, bà Carrie Gracie trong bài viết từ Bắc Kinh thì "sự
lãng quên là cách để tồn tại" với người Trung Quốc khi động đến
chủ đề Thiên An Môn
Theo bà Gracie, ngày nay nhìn lại, "Thiên An Môn là một phần của chu kỳ chính trị hy vọng và sợ hãi ở Trung Quốc,"
Tuy thế, từ sau 1989, "Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã chú ý tìm hiểu dư luận" nhưng nếu phải làm điều tương tự một
lần nữa như trấn áp ở Thiên An Môn, "có lẽ họ sẽ vẫn làm", theo
phóng viên BBC.
No comments:
Post a Comment