dutule.com
(ngày 7 tháng 3 – 2014):
Phạm Trần Anh và, tác phẩm “Đoạn trường bất khuất”.
(03/07/2014
03:06 PM)
Khách Thăm
Viếng
529,971
Phạm
Trần Anh là một tên tuổi nổi bật trong rất nhiều lãnh vực. Từ lãnh
vực sinh hoạt chính trị qua tới lãnh vực thơ, văn, báo chí;
khởi đi từ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, ra tới hải ngoại.
Nhiều bút mực đã đổ ra vì con
người đặc biệt này. Nhiều nhân vật tên tuổi từ giới lãnh đạo tinh
thần tới văn nghệ sĩ trong cũng như ngoài nước, đã viết về ông với
tất cả cảm phục và, trân trọng.
Cụ thể như cảm nghĩ của Thượng
Tọa Thích Thiện Minh, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và
Tôn Giáo, qua bài viết giới thiệu tác phẩm mới nhất của họ Trần,
“Đoạn trường bất khuất”, đã ghi nhận như sau: “Ông Phạm Trần Anh là một người anh em kết nghĩa của tôi, tốt
nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh và đã dấn thân tranh đấu cho dân
chủ ngay thời còn sinh viên… Anh có một tấm lòng rộng rãi tốt bụng,
hay giúp đỡ mọi người. Anh có trình độ nhận thức cao, có đầy đủ
chí khí và tinh thần nhiệt huyết, phong cách bình dị, sống gần gũi
với anh em, rất thông cảm với anh em bạn tù đặc biệt là những người
nghèo khổ, bệnh hoạn và anh em đồng bào thiểu số. Anh thường lui tới
an ủi tâm sự với những anh em có trình độ thấp hoặc khốn khó, bơ vơ
trong tù. Anh từng leo rào vào ăn uống với anh em bị bệnh lao trong
trại tù Xuân Lộc mà không sợ bị lây nhiễm hoặc bị cùm còng kỷ luật
của công an CS (…)
“…Trải qua nhiều năm dài trại tù khổ sai của chế độ
Cộng sản. Trải qua nhiều năm dài chung sống trong tù, anh luôn giữ
trọn khí tiết và tình nghĩa, tôi vô cùng trân trọng mặc dù trong
thời gian tù tội anh cũng gặp những nghịch cảnh đau thương như bao
nhiêu người tù khác khi người vợ thân yêu của mình vì thời gian xa
cách và hoàn cảnh cuộc sống đã quyết định chia tay…”
Tiểu sử của người tù bất
khuất Phạm Trần Anh cho biết, ông bị chính quyền CS bắt giữ ngày 3
tháng 7 năm 1977 và bị tuyên án tù chung thân vì tội danh “Hoạt
động lật đổ chính quyền”. Hơn 20 năm sau, nhờ sự can thiệp tích
cực của Hội Ân Xá Quốc Tế, họ Phạm được trả tự do ngày 3 tháng 8
năm 1997. Nhưng, căn cứ theo bài viết của Thượng tọa Thích Thiện Minh,
mở vào tác phẩm “Đoạn trường bất khuất” thì, ngay sau khi ra khỏi
tù, họ Phạm vẫn “…nhẫn nại, âm
thầm tiếp xúc với quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo và các
chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ trong nước để vận động thành lập Hội
Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, đồng thời dành hết
tâm sức để hoàn thành công trình lớn tìm về “Cội nguồn dân tộc”,
một đóng góp to lớn cho dân tộc Việt. Công trình nghiên cứu vô giá
của anh rất đáng khâm phục, thật xứng đáng là con dân nước Việt, con
cháu của dòng giống Rồng Tiên. Tôi nghĩ tới câu nói của người xưa
thật là đúng với con người nặng lòng với đất nước này: ‘ Đi một
mình không thẹn với bóng, ngủ một mình không thẹn với chăn vì đã giữ
vẹn một tinh thần cao đẹp tinh khiết…!” (Trích ĐTBK trang 3 và 5)
Cũng vậy, khi viết về tác giả
“Đoạn Trường Bất Khuất” nhà thơ Phổ Đức ghi: “…Sau khi đi tù về anh
dành hết thời gian còn lại để hoàn thành công trình biên khảo lịch
sử tìm về cội nguồn Việt Tộc: Việt Nam, Đất Nước và Con Người gồm:
“1- Nguồn gốc Việt tộc (1999). 2- Việt Nam thời Lập quốc (2000). 3-
Việt Nam thời Vong quốc. 4- Việt Nam thời Độc lập (2002). 5- Quốc Tổ
Hùng Vương (2003). 6- Huyền tích Việt. 7- Sử thi đại Việt Nam (2005). 8-
Việt Nam thời Ý hệ (đang biên soạn).
“Ngoài công trình nghiên cứu
tìm về nguồn cội dân tộc, Anh còn góp mặt trong các Tuyển tập Duyên
Thơ (1999), Hương Tình yêu (2000), Tiếng thơ (2001), Về nguồn (2002), Tri
kỷ hành (2003), Dáng thơ (2004), Hương quê (2005).
“Chúng tôi gặp lại nhau sau 28 năm xa cách, hai anh em
ngồi nhắc nhớ những kỷ niệm một thời ở câu lạc bộ Phấn Thông Vàng,
nhớ tới anh em thân hữu, bạn bè kẻ còn người mất!!! Một nỗi buồn
lắng đọng tâm tư, cả hai không hẹn mà cùng buông tiếng thở dài…Tôi
chợt nhớ tới cái anh chàng lãng tử dạo nào ở Saigon với cuộc sống
lãng du dễ thương làm thơ hay ra phết và cô bé Trinh ngày đó, mỗi lần
lên hát cũng lại bổn cũ soạn lại: ‘Con đường xưa em đi, người ta mắc
dây chì thế là em hết đi…’ giờ này chắc cũng làm bà ngoại bà nội
rồi còn gì…!?...” (Trích ĐTBK, trang 25, 26).
Trên đây, chỉ là vài trích đoạn
từ tác phẩm “Đoạn Trường Bất Khuất” của Phạm Trần Anh. Tôi
nghĩ, muốn tiếp cận, hiểu thêm về
con người đặc biệt này, không gì hơn là đọc tác phẩm của ông.
Cần liên lạc với tác giả, xin
gọi (714) 332-9243,
No comments:
Post a Comment