Phiên tòa Đồng Tháp làm thế giới quan ngại về nhân quyền ở VN
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-27
Phiên xử nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng và hai người khác về tội
danh gây rối trật tự tại Đồng Tháp kết thúc với những bản án bị dự luận
cho là bất công, cũng như hành xử mang tính bạo hành của lực lượng chức
năng trong ngày xét xử đối với những thân hữu đến để ủng hộ cho những bị
cáo.
Quốc tế lên tiếng
Ngay sau khi kết thúc phiên xử với bản án 3 năm tù giam dành cho bà
Bùi thị Minh Hằng, 2 năm rưỡi đối với anh Nguyễn Văn Minh và 2 năm đối
với cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh về tội gây rối trật tự công cộng, Đại sứ
quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ra tuyên bố nêu lên quan ngại của phía Mỹ về
quyết định phạt tù như thế của cơ quan chức năng Việt Nam đối với ba
công dân của họ vào ngày 26 tháng 8.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội gióng chuông báo động về vấn đề các cơ
quan chức năng Việt nam sử dụng những điều luật về trật tự công cộng để
bỏ tù người lên tiếng chỉ trích chính phủ chỉ vì họ bày tỏ quan điểm
chính trị một cách ôn hòa.
Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì biện pháp kết án như thế cho
thấy không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ được
Việt Nam cam kết theo Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
cũng như theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phải trả tự do vô
điều kiện cho ba cá nhân vừa bị kết án, cũng như các tù nhân lương tâm
và cho phép người dân Việt Nam được bày tỏ chính kiến của họ
Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phải trả tự do vô
điều kiện cho ba cá nhân vừa bị kết án, cũng như các tù nhân lương tâm
và cho phép người dân Việt Nam được bày tỏ chính kiến của họ.
Còn Tổ chức Ân Xá Quốc tế, trụ sở chính tại Anh Quốc, ra thông cáo
báo chí lên án hành động đánh đập công dân bên ngoài tòa án mà công an
thực hiện. Đây là biện pháp cấm đoán hoạt động của công dân.
Tổ chức này yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam phải chấm dứt việc tấn
công nhắm vào các nhà hoạt động ôn hòa. Theo Ân Xá Quốc tế thì hằng
chục người ủng hộ cho nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng cùng hai người
khác bị đưa ra xử án, trong số này có cả thân nhân của những người bị
đưa ra tòa, cùng các bloggers, các nhà hoạt động xã hội khác đã bị sách
nhiễu, đánh đập, bị bắt nhằm không thể tham dự phiên xử.
Ông Rupert Abbott, phó giám đốc khu vực Châu Á- Thái bình dương của
Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam phải kiềm chế lực lượng công an và ngưng
tấn công nhắm vào các nhà hoạt động đấu tranh ôn hòa, thân nhân họ và
những người ủng hộ cho họ. Ông này cũng lên tiếng kêu gọi cần phải trả
tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người bị cầm tù tại Việt
Nam chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa các quyền con người.
Tổ chức Ân Xá Quốc tế, trụ sở chính tại Anh Quốc, ra thông cáo báo
chí lên án hành động đánh đập công dân bên ngoài tòa án mà công an thực
hiện. Đây là biện pháp cấm đoán hoạt động của công dân
Công dân bị đánh đập vô cớ
Thông tin cho biết một số người đến Đồng Tháp để ủng hộ cho bà Bùi
thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh đã bị lực
lượng công an, an ninh, cán bộ địa phương đến tại nhà nghỉ khách sạn
hạch sách, sách nhiễu vào đêm trước khi phiên xử diễn ra.
Sang ngày 26 tháng 8 một số bị giữ trong phòng khách sạn không thể ra
ngoài, một số bị ngăn chặn đến tòa án, một số bị bắt đưa về các đồn
công an tại thành phố Cao Lãnh. Nhiều trường hợp bị giật điện thoại, máy
ảnh… không cho phép quay phim chụp hình. Một số bị đánh ngay trên đường
đi, một số khác bị đánh ngay tại trụ sở công an. Trường hợp cô Nguyễn
Ngọc Lụa, con gái tù nhân lương tâm Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía, bị
một viên công an đánh vào đầu chảy máu phải đi cấp cứu.
Một người chứng kiến việc công an đánh cô Nguyễn Ngọc Lụa là anh
Trịnh Bá Phương cho biết lại sự việc xảy ra tại đồn công an Mỹ Phú:
Khi Công an Mỹ Phú, ông Hà Phú Trung làm việc với tôi khoảng chừng
30 phút, khi tôi bảo anh ta bỏ tay chỉ vào mặt tôi thì anh ‘vả’ vào tay
tôi. Đó là dấu hiệu làm việc không theo luật pháp. Tiếp đó khi gọi Lụa
vào, Lụa có ý kiến là không có nhu cầu làm việc. Anh Hà Phú Trung chặn
cửa thì anh Trung yêu cầu không được chặn cửa để Lụa ra. Anh Trung túm
và vả vào vai và tai. Tiếp sau đó, lực lượng cơ động dồn hết tất cả mọi
người chung quanh vào trong một phòng kín, cách ly Lụa. Chừng 10 giây
sau, nghe một tiếng động rất lớn. Sau khi nhìn ra thì thấy Lụa bất tỉnh
rồi.
Cần phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người bị
cầm tù tại Việt Nam chỉ vì họ thực thi một cách ôn hòa các quyền con
người
Ông Rupert Abbott
Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh, người có mặt tại Bệnh viện
115 ở Sài Gòn để lo cho cô Nguyễn Ngọc Lụa nói thêm về tình cảnh hiện
nay của cô Nguyễn Ngọc Lụa:
Khi Lụa về nhà tôi liên tục tìm hiểu thông tin về em; nhưng cả
buổi sáng cũng không liên lạc được, và đến khi em của Lụa nói chị Lụa
vẫn còn hôn mê thì tôi nói bắt buộc phải đưa lên bệnh viện ngay lập tức.
Các em nói chị Lụa không thể đi nổi, không thể nói chuyện được, khi chị
Lụa tỉnh tỉnh một chút sẽ đưa đi bệnh viện. Tôi nói đang trong tình
trạng như vậy phải đưa đi bệnh viện, biết khi nào tỉnh mới đưa với không
đưa, nên bắt buộc phải đưa đi bệnh viện. Các em của Lụa có vẻ chần chừ
nhưng không dám nói vì không có nguồn tài chính để đưa Lụa đi bệnh viện.
Lúc đó tôi nói cứ đưa Lụa lên Bệnh viện 115, ở đây các anh em ở đây sẽ
cố gắng giúp đỡ cho vấn đề em Lụa nằm bệnh viện. Bệnh viện 115 cũng gần
anh em nên có cơ hội để thăm nom.
Ngoài trường hợp bị đánh đến thương tích nặng như cô Nguyễn Ngọc Lụa,
còn có anh Trương Văn Dũng, một người từng bị đánh khi đến tham dự các
phiên tòa gây chú ý dư luận như phiên xử gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn
ở Hải Phòng, nay lại bị đánh ngay sau khi rời khỏi đồn công an. Một số
khác như cựu tù nhân blogger Đinh Nhật Uy … cũng bị hành hung gây thương
tích.
Tôi cũng theo dõi phiên xử ba nhân vật đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, và tôi cũng khá buồn, thậm chí là thất vọng.
Giáo sư Jonathan London
Nhà cầm quyền chưa thay đổi
Cô Nguyễn Hoàng Vi, dù đang mang thai khi đi ra khỏi đồn công an nơi
giam giữ cô trong ngày 26 tháng 8, cũng bị một số nhân viên công lực kéo
xô. Cô đưa ra nhận định về hành vi của lực lượng công an, an ninh và
nhân viên Nhà nước trong các vụ xử những nhà hoạt động, bất đồng chính
kiến mà cô từng đến tham dự:
Cư xử tại lần này giống những lần trước là khi mọi người xuất hiện
trước tòa án, thái độ của phía lực lượng công an, an ninh họ hung hăng,
họ bắt người, đánh người, cưỡng chế người một cách tùy tiện.
Phiên tòa Đồng Tháp lần này họ chuẩn bị từ trước rất tốt, kỹ. Họ
theo và nắm được ai ở đâu, ở đâu và họ ngăn chặn trước một số người
đáng kể trước khi phiên tòa diễn ra. Ngay tại phiên tòa nhiều người đến
được nhưng lực lượng của họ đều bắt đi hết.
Một người nước ngoài, giáo sư Jonathan London thuộc Đại học Thành phố
Hong Kong, bày tỏ ý kiến về bản án đối với ba người tại Đồng Tháp hôm
26 tháng 8:
Tôi cũng theo dõi phiên xử ba nhân vật đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, và tôi cũng khá buồn, thậm chí là thất vọng.
Thất vọng về bản án tuyên cho bà Bùi thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn
Minh và cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh là tâm trạng chung của những người quan
tâm đến vụ án này kể từ khi họ bị bắt từ ngày 11 tháng 2 năm nay mà đến
ngày 26 tháng 8 mới được đưa ra xét xử với tội danh gây rối trật tự
công cộng.
Thế Là Xong
No comments:
Post a Comment