Friday, November 14, 2014

HÀO KHÍ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI

BẠCH THƯ

 

XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ LÃNH HẢI CỦA QUỐC GIA VIỆT NAM

 

Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của các cuộc xâm lược, đế quốc Đại Hán xâm lược các quốc gia láng giềng để thống trị, đồng hóa các dân tộc khác. Lịch sử chứng minh rằng, Hán tộc đã xâm lấn tiêu diệt các nước Bách Việt của Việt tộc, đẩy lùi Việt tộc khỏi địa bàn đất Tổ ở Trung nguyên tức Trung Quốc bây giờ. Lịch sử cũng chứng minh sự xâm lăng của Hán tộc đối với các tộc người Việt, Mông, Mãn, Tạng, Hồi để trở thành một đế quốc rộng lớn như ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc với truyền thống kiên cường bất khuất bảo vệ từng từng tấc đất của tiền nhân để Tổ Quốc Việt Nam Trường tồn, Dân Tộc Việt Nam bất diệt.

 

CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM

 

Nhà Trung Hoa Học, Học giả nổi tiếng Herold j. Wiens viết về các cuộc xâm lược của Trung Quốc như sau:“Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc hiện nay chia theo thủy lưu cuả ba hệ thống sông ngòi chủ yếu, đó là: Hoàng Hà phiá Bắc, Dương Tử Giang phần giữa và Tây Giang phương Nam. Người Hoa Hán phát triển văn hoá trong khu vực Hoàng Hà, mở rộng vào vùng Dương Tử và rồi đến Tây Giang. Họ xâm lược đánh đuổi, tiêu diệt hoặc đồng hoá những bộ lạc đang cư ngụ trên những bình nguyên của sông Dương Tử và Tây Giang tức Việt Giang.”. “Đại Hán xưa” và “Đế quốc mới Trung Cộng” đã phát động 26 lần xâm lược Việt Nam từ thời Thương cho đến ngày nay.

 

Lịch sử cổ đại Trung Quốc chép năm 1766 TDL, vua tộc Thương là Thành Thang đem quân du mục từ Tây Bắc tràn xuống tiêu diệt nhà Hạ của Việt tộc lập ra triều đại Thương đầu tiên của Trung Quốc. Cuộc hội thảo của các nhà Trung Hoa Học trên toàn thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan về nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa tại Đại học Berkeley năm 1978 đã xác định Người Việt cổ (Di Việt) là tộc người định cư đầu tiên trên lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1991, tạp chí National Geographic nổi tiếng của Hoa Kỳ ấn hành bản đồ Trung Quốc trong đó ghi rõ sự xâm lấn bành trướng của đế quốc ‘Đại Hán’. Bản đồ “History of China” đã cung cấp một chứng liệu lịch sử rõ ràng là lãnh thổ Trung Quốc thời Thương, Chu rất nhỏ trên lưu vực phía Bắc sông Hoàng Hà. National Geographic ghi rõ tộc Việt định cư ở lưu vực sông Dương Tử đã đinh cư định canh từ hơn 5 ngàn năm TDL là cư dân trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới. 

 

HOÀNG SA TRƯỜNG SA, CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM

 

Lịch sử chứng minh rằng đến thời Triệu Vũ Đế của nước Nam Việt thì Âu Lạc vẫn tự trị. Khi quân Hán đánh chiếm Nam Việt, quân dân Nam Việt một số chạy ra đảo Hải Nam cùng với cư dân Lạc Lê ở địa phương tiếp tục chiến đấu nên năm 81 TDL, Hán triều phải bỏ Đam Nhĩ và đến năm 46 TDL, quân Hán lại phải bỏ Châu Nhai. Năm 32 Hán triều phải bãi chức Thái Thú Cửu Chân của Nhâm Diên và năm 34, Quang Vũ lại triệu hồi Tích Quang về kinh. Như vậy, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa vẫn thuộc Việt Nam ngay từ thời Hán. Đây là chứng cớ lịch sử chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt tộc, là chứng cớ lịch sử hùng hồn nhất, thuyết phục nhất phản bác luận điệu “Biển Nam Hoa là biển lịch sử của Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay’.

 

                 CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM                                                             TRÊN PHƯƠNG DIỆN QUỐC TẾ CÔNG PHÁP

 

Theo Quốc Tế Công Pháp, chiếu Án Lệ của tòa án quốc tế The Prague, chứng cứ của Biển Lịch Sử phải hội đủ 3 điều kiện:

 

1. Phải có sự hành sử chủ quyền.

 

2. Liên tục và trường kỳ.

 

3. Được sự thừa nhận của các quốc gia duyên hải, đặc biệt là các quốc gia tiếp cận và đối diện.

 

Đặc biệt, chính lịch sử của Trung Quốc đã phản bác luận điểm áp đặt của Trung Quốc về cái gọi là ‘Biển Lịch sử’. Thật vậy, Nguyên Sử là bộ sử của triều đại Nguyên (Mông) của Trung Quốc vào thế kỷ thứ 13 đã viết: “Cương vực Trung Quốc đời nhà Nguyên về phía Bắc không quá sa mạc Gobi và về phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam”. Sách “Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư” xuất bản năm 1906 đời Quang Tự triều Thanh viết: “Điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc huyện Quỳnh Châu đảo Hải Nam, vĩ tuyến 18…”. Trong khi đó,  Lê Quý Đôn trong “Phủ Biên Tạp Lục” và sau này Phan Huy Chú đã viết trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là nguồn sử liệu thành văn của các sử gia triều Lê và Nguyễn được xem là những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam liên tục từ xa xưa đến thế kỷ XVII. Ngoài ra còn có sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí và Hoàng Việt Dư Địa Chí của Phan Huy Chú đã đề cập chi tiết về chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt Vua Gia Long đã đặt chân lên quần đảo Hoàng Sa ngay từ năm 1802. Năm 1835, vua Minh Mạng cho dựng bia “Thần tử” ở đảo Hoàng Sa tỉnh Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi). Như vậy, trên phương diện Quốc Tế Công Pháp Việt Nam hội đủ các điều kiện pháp lý cần thiết để xác định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

CÁC HIỆP ĐỊNH QUỐC TẾ XÁC NHẬN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

 

Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954  trong đó có Trung Quốc tham dự,  một lần nữa, đã xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

 

Tuyên Cáo Cairo 1943, Tuyên Ngôn Potsdam 1945, Hòa Ước Hòa Bình San Francisco 1951 và Hiệp Định Genève 1954 đều xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. 

 

Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký Hiệp Định Hòa Bình Paris. Để thi hành Hiệp Định Paris, với sự chứng kiến của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, 12 bên tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam đã ký Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam  ngày 2-3-1973, trong đó điều 4 qui định "Các bên ký kết Định Ước này trân trọng cam kết sẽ triệt để tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam"

 

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã ký vào Định Ước 2-3-1973 nhưng 10 tháng sau, tháng 1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Hành động ngang ngược này của Trung Cộng bất chấp Tuyên Cáo Cairo, Tuyên Ngôn Potsdam, Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco, Hiệp Định Genève và Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc còn vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

 

Sự xâm chiếm này không được luật pháp thừa nhận. Đại diện chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc gửi công hàm đến chủ tịch Hội Đồng Bảo An và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Ngày 14.2.1975, bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa công bố Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Đại Hội Diên Hồng Thời Đại, Quốc Dân Đại Hội của đồng bào Việt Nam ở trong nước và ở Hải Ngoại một lần nữa long trọng khẳng định trước công luận quốc tế: “Quần  đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi được của Việt Nam”. Nhân danh Quốc dân VN, Đại Hội Diên Hồng Thời Đại tuyên bố trước công luận quốc tế, công hàm bán nước 1958 của Phạm văn Đồng và cái gọi là ‘Mật ước Bán nước Thành Đô’ tháng 9 năm 1990 mà chính quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, không do nhân dân Việt Nam bầu ra là hoàn toàn vô giá trị

 

Nhân dân Việt Nam quyết tâm tranh đấu giành lại Hoàng Sa, những đảo thuộc quần đảo Trường Sa và những gì đã mất do Tàu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay xâm chiếm trái phép.

 

Làm tại Little Saigon, Thủ Đô của Đồng Bào Tỵ Nạn Cộng Sản ngày 2-11-2014

 

ĐẠI HỘI DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI

 

https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=_jVEnHsKd8Y

 https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=_jVEnHsKd8Y

 

3187 Hội Nghị Diên Hồng Thời Đại Năm 2014 Tại Little Saigon Nam California (Freevn.net)

 

 

 


No comments:

Post a Comment