Wednesday, November 26, 2014

Kính Mời Qúy Vị vào  Link Dưới Đây 
Theo Dõi
RADIO TOÀN DÂN CỨU NƯỚC



Phần 1 - Tiến Trình Ðàm Phán Bí Mật Thành Ðô 1990

Phần 2 - Tiến Trình Ðàm Phán Bí Mật Thành Ðô 1990


TỔ QUỐC ƠI! HÃY GỌI TÊN TÔI!

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Cho hồn tôi về với đất Mẹ
Cho núi sông bừng lên ngọn lửa
Ngọn lửa thiêng nung nấu tim người

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Tận buồng tim sôi sục tiếng gọi
Sầu Hoàng sa tách rời sông núi
Hận Nam Quan giặc chiếm mất rồi

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Nhục nước non cao ngất Trường Sơn
Mẹ Việt Nam đau nhói từng cơn
Giặc nghêng ngang nhục nước nào hơn

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Vó ngựa tiền nhân vang dội núi đồi
Hà Tỉnh nay bị giặc bao vây
Vũng áng kia giặc đòi tự trị 

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Vận nước đang trùng điệp nổi trôi
Giặc đang tách giang san từng mảnh
Ôi! tơi bời những mảnh hồn tôi

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Rừng núi thiêng tiếng thét ầm vang 
Kia non sông giặc phá điêu tàn
Ai nỗi lòng trùng điệp ngổn ngang

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Cùng thắp lên ngọn đuốc rực trời
Thiêu cháy đi vết nhơ Quốc nhục
Nhục nào hơn nô lệ ngàn đời

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên tôi!
Soi vầng trăng tận đáy lòng người
Nhìn quanh ta sông núi tả tơi
Bừng Bừng lên Hỡi!  Việt Nam ơi !

Lê Chân


Tạ Ơn
Mỗi năm ngày Lễ Tạ Ơn
Tim Ta hai chữ Tạ Ơn mỗi ngày
Tạ Ơn Mẹ! Mẹ vĩ đại bao la
Sinh cho con rực rỡ dãy Sơn Hà

Tạ Ơn Cha đổ máu giữ Hoàng Sa
Ban cho con bầu máu nóng chan hòa
Nghe tiếng sóng vỗ ầm lên vách đá
Gợi hồn con tình yêu nước thiết tha

Cha! Cha ơi! xin Tạ Ơn Người
Đã cho con Một Quê Hương Tuyệt vời
Tạ Ơn Anh đem lòng dâng sông núi
Là tình yêu bất tận Anh ơi!

Yêu Tổ Quốc tình yêu  thiêng liêng nhất
Yêu đồng bào hạnh phúc ngất trời cao
Yêu Việt Nam bầu sữa Mẹ ngọt ngào
Mẹ quằn đau tận hồn con rướm máu

Nghe vang dội lời 'Bình Ngô Đại Cáo'
Xưa Tiền Nhân từng 'bách chiết thiên ma'
'Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn'

Tạ Ơn Chị trọn đời gian nan
Vì non sông vắt kiệt sức mình
Tạ Ơn Chị nhọc nhằn điêu linh
Đã cho em Tất Cả Niềm Tin

Tổ Quốc ơi! Hãy gọi tên Tôi!
Hạnh phúc thay Ta hiến dâng đời
Tận hơi thở đền Ơn sông núi
Núi cao vời xin thấu tình tôi

Tạ Ơn em! lời thề HY SINH
Tổ Quốc đang réo gọi Tên mình
Mẹ Âu Cơ chờ con lên núi
Cha Lạc Long đợi xuống biển Đông

Rạnh danh giống Lạc Hồng
Những Minh Châu Trời Đông
'Người có thể đưa Ta xa Tổ Quốc
Nhưng đừng hòng đưa Tổ quốc khỏi tim Ta'

Ai cản nổi tim Ta tình yêu Nước 
Ai lấy khỏi Ta hai chữ Sơn Hà ?
Ai đau cảnh can qua vì Dân Tộc
Góp bàn tay cứu nước non nhà

Tạ Ơn Ai lao vào cuộc chiến
Vì Non Sông tận hiến đời mình
Tạ Ơn Người chiến sĩ Hy Sinh
Tạ Ơn lòng đất Mẹ hiển linh

Tạ Ơn Mẹ! hỡi! Mẹ Việt Nam !
Xây trong con giấc mộng giang san
Cho con biết đặt tồn vong Tổ quốc
Cao vời hơn sông núi đất trời

Cho con quyết xây giấc mơ diễm tuyệt
Giấc mơ Việt Nam bất diệt Mẹ ơi!
Tạ Ơn Ai nghạo nghễ kiếp làm người
Tạ Ơn Người người Việt Nam ơi!

Lê Chân
Mùa Tạ Ơn 2014
http://daviddong.vn/giangdong/files/albummodule/@random485386c823c24/1288798833_Thanksgiving_1.jpg

1/ Lễ Tạ Ơn thời xa xưa
Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn bên Âu châu  do  những  nguyên do khác  nhau như ăn mừng thắng trận, mừng mùa gặt hái thành công lớn hay mừng vua vừa được lành bịnh... Nghi lễ Thanksgiving  được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước  Mỹ, năm 1578, khi  nhà  thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới. Ông đã tổ chức  lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình nguy hiểm trên biển cả. 
Có tám quốc gia trên thế giới chính thức tổ chức lễ Tạ ơn: Argentina, Brazil, Canada, NhậtĐại Hàn, Liberia, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ
Truyền thống lấy một ngày hay một mùa để cảm tạ ơn trên đã có từ thời xa xưa mà tổ tiên chúng ta muốn chứng tỏ lòng biết ơn  của họ , để làm các vị thần bớt nóng giận.  Từ đó nghi lễ cứ tiếp tục..
Tại Hy lạp thời cổ đại, hàng  năm có tổ chức  lễ hội để cúng dường Demeter,  nữ thần chăm nom mùa bắp, làm tiệc tùng và nhiều hội để cùng vui với nhau.
Mỗi năm, người La Mã tổ chức một kỳ lễ hội cho mùa gặt lớn, tên là Cerelia để thờ lạy Ceres với những trò chơi, diễn hành và  lễ lạc
Lễ gặt hái Sukkoth vào mùa Thu của người  Do Thái vẫn còn tồn  tại từ ba ngàn năm đến nay
Một trong những biểu tượng của sự tạ ơn, là cái sừng dê biểu hiệu sự phồn thịnh. Cái sừng tượng trưng  múa màng tốt, là do chuyện thần thoại Hy Lạp: Zeus tặng cho Amalthea cái tù và bằng sừng dê như một cử chi biết ơn bà đã nuôi ông  bằng sữa dê lúc ông còn nhỏ, rằng sừng này sẽ mang  lại sự phồn thịnh cho những ai bà  muốn ban phước. 
Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn bên Âu châu  có  những  lý do khác  nhau như thắng trận, mùa gặt hái thành công lớn, vua vừa được làm bịnh...
Nghi lễ Thanksgiving  được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước  Mỹ, năm 1578, khi  nhà  thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới. Ông đã tổ chức  lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình nguy hiểm trên biển cả.
2/ Nguyên nhân cuộc du hành sang châu Mỹ - Tàu Mayflower

 
Cho đến nửa thế kỷ sau, ngày 26/11/1620, khi một nhóm người di dân Pilgrims từ Âu châu sang Hoa kỳ bằng tàu Mayflower. Họ gồm102 thực dân người Anh trong số đó có một người đàn bà có mang, một số thủy thủ khoảng 25-30 người và 35 người  rất sùng  đạo Tin lành đã bị  vua Jacques đệ nhất  đuổi ra khỏi xứ . Họ đặt tên là nhóm Các Cha hành hương Pilgrim (Pilgrim Fathers hay Pères Pèlerins) .  Đầu tiên , họ thử đến Leyde, Hòa Lan nhưng nhà nước Âu châu làm họ thất vọng.  Tại Anh, có những  cuộc nổi loạn tôn giáo làm lộ ra sự xuống dốc của nền quân chủ và chế độ độc tài Cromwell. Anh quốc bị nạn chiến tranh 30 năm. Bên Pháp, cũng  không hơn gì với sự nhiếp chính của Marie de Médicis sau khi vua Henri IV bị ám sát... Do đó nhóm người này quyết định sáng tạo một "Jérusalem mới" ở Mỹ. Lúc đó nữ hoàng  Elizabeth đệ nhất khuyến khích cho dân đến  vùng Virginia (tên của nữ hoàng), do người Anh đô hộ.
 3/ Nơi đến không định trước
Các Pilgrims  lên tàu vào tháng  9 năm 1620, trên chiếc Mayflower, một thuyền buồm trọng tải 180 tấn. Cuộc hành trình náo động, lạnh và nguy hiểm. Nước đá lạnh tràn vô tàu khiến mọi người sợ hãi, rồi nơi sàn tàu bằng gỗ xảy ra tai nạn về lửa nên  người ta phải ăn thức  ăn lạnh. Nhiều hành khác đau bịnh.  Trong khi còn trên biển, bà Elizabeth Hopkins sinh một con trai mà bà đặt tên là Oceanus. Và sau khi tàu cập bến tại hải cảng Provincetown, thì Susanna White cũng cho ra đời một bé trai, đặt tên là Peregrine (nghĩa là "người đã làm một chuyến du hành"). Chỉ một thủy thủ và một hành khách chết. Sau  65 ngày trên biển lạnh, vào ngày 21 tháng 11 năm 1620 (theo lịch Julien là ngày 11/11, lúc đó Anh quốc  đang dùng) tàu đến Cape Cod, sau cuộc hành trình dài 2750 hải lý (1 mile = 1,852 km). Cap Cod là một bờ biển chưa ai đặt chân tới (sau này làMassachusetts. Tuy  biết là đã đi sai đường, nhưng họ phải xuống tàu, và ký ngay ngày hôm đó một hiệp ước  sống  hòa hợp với dân bản xứ. Đó là Maryflower Compact Act, trong đó ghi những gì phải làm khi định cư. Họ lập một nền dân chủ địa phương hữu hiệu để sau này sẽ mở ra một đại hội, lấy tên là General Court, để bầu những tổng đốc, những viên chức  hành chánh, lập ra luật lệ, điều hành thuế má và thành lập các tòa án. Từ năm 1639, thuộc địa càng  ngày càng rộng  lớn  ra, không thể mời tất cả các  trại chủ hội họp, nên họ phải bầu người đại diện đi họp thay họ.
4/ Khó khăn lúc đầu

Le premier repas de Thanksgiving (novembre 1621)
Họ tới Plymouth Rock ngày 11 tháng 12 năm 1620. Vừa xuống tàu là họ ký bản hiệp ước  hòa bình với người dân da đỏ khi vực  láng giềng (Narranganset và  Wampanoag). Có nhiều cuộc chạm trán nho nhỏ, nhưng  không  quan trọng  lắm. Họ phải đi tìm chỗ ở khá hơn bởi vì lúc đó là mùa đông đầu tiên của họ, một mùa đông quá lạnh và đầy giông bão. 
Sau 6 tháng lên đất liền, thời tiết khắc khe và thiếu thốn, cùng với bệnh dịch  đã làm cho 46 người trong số 102 người tới nơi chết trước mùa Xuân, trong đó có 14 người vợ (trong số  18 người cả thảy), 13 người chồng (trong số 24 người)  Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp do người dân da đỏ cung cấp.   May mắn thay mùa gặt năm 1621  thành công giúp những  người di dân sống sót nên họ quyết định làm lễ  Tạ Ơn Trời.
 William Bradford đã tổ chức  lễ Thansgiving đấu tiên, tháng 11 năm 1621. Họ mời 91 người Mỹ bản xứ (thổ dân da đỏ) đã giúp họ sống còn cho năm đầu tiên của họ trên đất Mỹ vì đã cung cấp lương thực và dạy họ trồng bắp và săn thú rừng.
Vài tuần sau, người Da đỏ bắt đầu lo lắng vì biết là người da trắng sẽ ở lại đó, nên  họ cho một nhóm 50 binh sĩ mang  một nắm mũi tên gắn với nhau bằng da rắn để tỏ lòng hiếu khách. Bradford đáp lại thịnh tình đó bằng cách gởi đến người Da đỏ một da rắn dồn thuốc súng  và đạn. Và hoà bình thành lập giữa hai cộng đồng.


5/ Định ngày lễ Tạ Ơn
a) LễTạ Ơn tại Mỹ

Truyền thống kể rằng nhà cầm quyền Massachussets William Bradford đã định ngày lễ này lần đầu tiên vào năm 1621, khi làm bữa tiệc chung chia giữa những di dân Mỹ và những người thổ dân da đỏ khi họ giúp những thực dân sống sót vào những ngày đầu Ðông Lễ Tạ Ơn đã được cử hành trên khắp nước Mỹ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, tùy phong tục của những người di dân nên  ngày lễ không đồng nhất. Nhưng khi các di dân Mỹ bắt đầuđứng lên chống lại đế quốc Anh để giành độc lập và khi George Washington  thoát khỏi cuộc bao vây ở  Valley Forge, ông đã  tuyên bố ngày lễ quốc gia Thanksgiving đầu tiên vào ngày 26 tháng 11 năm 1789. 

Đến năm 1830 dân tộc bắt đầu chia rẽ, các tiểu bang miền Bắc  thành lập ngày lễ Tạ Ơn  và sau đó bà Sarah Josepha  Hale đi cổ động trên khắp nước Mỹ để có được một ngày lễ Tạ Ơn đồng nhất cho tất cả các tiểu bang.
 Đến khi  Nam Bắc nước Mỹ phân tranh, các tiểu bang miền Nam đòi ly khai, tổng thống Abraham Lincoln lấy ngày lễ Thanksgiving để nhắc đến công ơn của các di dân Pilgrims đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ. Ông làm tăng thêm ý nghĩa của lễ năm 1863 và định ngày cho lễ này hàng năm vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11
Trong nhiệm kỳ của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, vào những năm 1940, là thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến,  Quốc Hội Mỹ đang trong thời kỳ chiến tranh, đã biểu quyết ngày lễ Tạ Ơn là ngày quốc lễ của toàn thể liên bang để tưởng nhớ tới những công  lao những người đã hy sinh và ông Franklin Delano Roosevelt quy định lấy ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 của tháng 11.
b) Lễ tạ ơn tại Canada:
Thứ Hai của tuần lễ thứ 2 của tháng  10
Lễ thanksgiving của Canada đầu tiên khoảng 43 năm trước khi những người Pilgrim tới Plymouth Rock năm 1620. Khoảng 1576, một nhà hàng hải người Anh Martin Frobisher cập bến tại Baffin Island và tính định cư tại đó.
 Ông làm lễ tạ ơn tại một nơi mà ngày nay có tên là Newfoundland vì đã  sống sót sau chuyến hành trình dài trên đại dương. Sau đó những người định cư khác đến và những buổi lễ cho những người tới nơi bình yên tại đây cũng được tổ chức tại Âu Châu trong mùa gặt hái. Về chuyện  mùa gặt làm lễ tạ ơn thì bên Âu châu đã có từ hai ngàn năm trước
6/ Các món ăn:

Ngày xưa, lễ Tạ ơn kéo dài ba ngày. Tuy nhiên họ không  thực sự chỉ ăn gà tây (turkey, dindon) bởi vì chữ "turkey" lúc bấy giờ dùng để chỉ gà tây, gà, chim cút, chim trĩ ... Chắc chắn là họ không làm bánh nướng  nhân bí ngô bởi vì họ không có bột và đường, và phần đông  không  ăn  khoai tây vì họ cho khoai tây độc (khoai tây khi nẩy mầm rất độc , đó là khả năng tự vệ của khoai tây chống  lại các côn trùng, nên  đừng ăn phần khoai ở chỗ mầm đang nhú).
Ngày nay, trong dịp lễ này gia đình đoàn tụ. Khách có thể mang theo món ăn cho lễ nhưng nhất là không có quà cáp
Gà tây: Cho dù những người hành hương có ăn gà tây hay không cho lễ Thanksgiving đầu tiên, thịt gà tây  luôn luôn được gắn liền với lễ này
 Bí đỏ: Là loại rau đã cứu sống  những người hành hương trong mùa lạnh kinh khủng đầu tiên ấy, đã trở thành món ăn quan trọng gần như thịt gà tây.
7/ Tem cho lễ Thanksgiving

 Năm 2000  được tuyên bố là năm quốc tế cho lễ Thanksgiving, và ngày đầu năm này, 01/01/2000, ba văn phòng của Liên Hiệp Quốc ngụ tại Gabrielle Loire (Pháp) và Rorie Katz (Hoa Kỳ)



8/ Hình ảnh của Mayflower

 



Sau khi rời Plymouth, những  ngày đầu tiên, gió tốt yên lành. Nhưng sau đó mây đen ùn ùn kéo tới từ phía Bắc..  Cơn giông bão bắt đầu. Một trong những hành khách tên William Bradford bị ngọn khổng  lồ sóng quét ra khỏi khoang tàu và được cứu như một phép lạ. Ông  là người thứ 13 ký tờ  Mayflower Compact Act và cũng có mặt trong buổi lễ Tạ Ơn  lần đầu. Ông sinh 10 con  và  82 cháu. Tưởng tượng  nếu như ông  buông tay và không được cứu sống thì sẽ không có hai ông tổng thống Bush và Roosevelt và Humphrey Bogart bởi vì các vị này là cháu chắt của John Howland  Elizabeth Tilley 

Thanks1.gif

THANKSGIVING

Thanksgiving là một ngày lễ tổ chức tại khu vực Bắc Mỹ, thường được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn. Nguồn gốc của Lễ Tạ ơn là để cảm ơn Chúa đã ban cho vụ mùa bội thu. Tại Mỹ, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5 của tuần thứ tư tháng 11. Tại Canada, dịp này được tổ chức vào ngày thứ 2 tuần thứ hai của tháng 10, còn gọi là Ngày Columbus.
NGÀY LỄ TẠ ƠN Ở HOA KỲ
Tỏ lòng biết ơn là một hành vi đạo đức cao quý của con người có văn hóa tốt. “Thank You” là câu nói phải có của những người lịch sự. Từ thuở xa xưa chưa có lịch sử, loài người đã cử hành các cuộc tế, lễ để tỏ lòng biết ơn về những gì mà Trời đất ban cho con người. Phong tục này có trên khắp hoàn cầu và bộ tộc lâu đời nào cũng cử hành ít nhất là một lần trong năm với những tiệc thịnh soạn để ăn mừng mùa màng đã thu hoạch tốt.
Sử chép rằng giống nòi Việt vốn dòng dõi Vua Thần Nông (vị vua giúp dân phát triển việc trồng lúa để giải quyết vấn đề thực phẩm cho dân chúng mà dân số càng ngày càng tăng theo cấp số nhân) hàng năm tổ chức nhiều ngày hội hè ăn mừng được mùa. đặc biệt là ngày Tết Nguyên đán, nhà vua cử hành lễ Tế Trời đất và dân gian nấu bánh chưng và bành dày làm lễ Cúng Trời đất.
Những bộ lạc da đỏ ở Châu Mỹ cũng có truyền thống tạ ơn đấng Tạo Hóa về tất cả những gì họ có. Hàng năm họ tổ chức ăn mừng 4 lần hoặc 6 lần với thịt hươu chứ không phải là gà lôi (turkey).
Ở Âu Châu, truyền thống tạ ơn Chúa về những thu hoạch mùa màng đã được thực hiện rất phổ biến tại nhiều nơi với những tiệc tùng, khiêu vũ, và đốt pháo bông vào Mùa Thu từ Những Thời Trung Cổ.
Ở Anh Quốc, Ngày Lễ Tạ Ơn xưa kia có tên là Harvest Festival (Hội Mừng được Mùa) được các nhà thờ cử hành trên khắp nước vào ngày Chúa Nhật để đánh dấu mùa gặt hái tại địa phương chấm dứt. Tập tục này lan qua Mỹ Châu bởi những di dân đầu tiên và tới năm 1863, Harvest Festival được đổi tên là Thanksgiving hay Thanksgiving Day được tổ chức vào thời điểm công việc mùa màng đã xong.
Hiện nay, ở Canada, Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần lễ thứ nhì trong Tháng Mười. Ở Mỹ, Thanksgiving được chính thức cử hành trên toàn quốc vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong Tháng Mười Một.
Thanksgiving Day còn có tên là Turkey Day và được Tổng Thống Roosevelt ký thành luật vào ngày 26 tháng Mười Một năm 1941.
Nguồn Gốc Khác Nhau về Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ
Trước đây, dân chúng Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đều có một ngày cử hành Lễ Tạ Ơn Trời và cũng để nhớ ơn những thổ dân đã chỉ cách trồng trọt cho những người di dân tới Mỹ Châu.
Ngày nay, hàng năm cứ đến Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một, dân chúng Hoa Kỳ lại cử hành Thanksgiving Day hay Thanksgiving. đó là Ngày Lễ Tạ Ơn vào dịp mùa màng chấm dứt tại Hoa Kỳ.
Có nhiều nhân vật thời di dân ghi chép lại những ngày lễ tạ ơn ở Mỹ Châu. Trải qua thời gian dài xây dựng Hợp Chủng Quốc, các vị tổng thống đã ấn định những ngày Lễ Tạ Ơn vào những ngày khác nhau và thường với mục đích là để hàn gắn vết thương của Cuộc Nội Chiến. Mãi đến năm 1941, Ngày Lễ Tạ Ơn mới được áp dụng chung trên toàn quốc Hoa Kỳ.
Nhóm Hành Hương Tị Nạn Tôn Giáo: The Pilgrims
Vào thời gian đầu mới tới Mỹ Châu, Nhóm Hành Hương (The Pilgrims) dành riêng một ngày để ăn mừng sau mùa gặt hái vào năm 1621 tại Plymouth Plantation, Massachusetts.
Sự tích là vào ngày 6 tháng Chín năm 1620, từ thị trấn Plymouth, Anh Quốc, 44 người ly khai Giáo Hội Anh Cát Lợi dẫn một nhóm 66 người di tản sang Tân Thế Giới Mỹ Châu) trên con tầu tên là The Mayflower. Bốn mươi bốn người ly khai tự mệnh danh là “Thánh” (Saints), còn những người khác thì họ gọi là “Người Lạ” (Strangers). Cuộc hành trình vất vả, có nhiều bất đồng, và kéo dài tới 65 ngày. Khi trông thấy đất liền vào ngày 10 tháng Mười Một thì đã có một người chết. Lúc sắp sửa cặp bến, họ ký kết với nhau một bản hợp đồng gọi là Mayflower Compact bảo đảm sự bình đẳng và thống nhất hai nhóm. Họ kết hợp lại và tự mệnh danh là The Pilgrims.
Họ dự tính định cư tại Virginia, nhưng sau đó, vì bão tố, họ phải đổ bộ lên một nơi nay gọi là Plymouth, Massachusetts và định cư ở đó. Mùa đông năm ấy, nhờ sự giúp đỡ của thổ dân Wampanoag cho thức ăn và chỉ dẫn cách trồng trọt và săn bắt nên đoàn người mới sống sót.
Năm sau, vào Mùa Thu, 1621, mùa màng thu hoạch tốt, Thống đốc William Bradford tuyên bố một ngày tạ ơn. Khoảng 50 di dân tổ chức Harvest Festival (Hội Mùa Gặt) đầu tiên kéo dài ba ngày và họ mời khoảng 90 thổ dân Wampanoag tới cùng chung vui và bày tỏ lòng biết ơn.
Ngày Thanksgving đầu tiên:
Thống đốc William Bradford ghi lại ngày ăn mừng này trong tập Of Plymouth Plantation và dưới đây là vài hàng trích dẫn:
Bấy giờ mọi người bắt đầu thu hoạch số hoa màu nhỏ đem chất chứa trong nhà hay kho để dành cho mùa đông. Tất cả mọi người đều đã phục hồi sức khỏe và mọi thứ đã có đủ. Một vài người đi xa; số ở lại thì đi câu cá và chia phần cho mọi nhà. Suốt mùa hè đó, họ không có thiếu thốn gì. Và bây giờ thì họ kiếm thêm chim chóc chứa vào kho vì mùa đông sắp tới và nơi này thì chim chóc có rất nhiều. Ngoài chim chóc, còn có rất nhiều gà rừng và nai v.v. Hơn nữa, họ lại có một số lượng thực phẩm thu hoạch như là bắp (Indian corn).
Edward Winslow viết Mourt’s Relation và vài hàng trích dẫn sau:
 Mùa màng của chúng tôi đang được thu hoạch, vị thống đốc của chúng tôi phái bốn người đi bắt chim chóc để chúng tôi ăn mừng sau mùa thu hoạch do công lao của chúng tôi. Nhóm bốn người đã bắt được chim chóc thật là nhiều có thể dùng hầu như cả tuần cho mọi người. Vào lúc đó, trong những trò giải trí, chúng tôi thực tập bắn súng và có khoảng 90 thổ dân được mới tới tham dự trong đó có cả Vua Massasoit. Chúng tôi vui chơi ăn uống suốt ba ngày; một nhóm thổ dân ra ngoài săn bắt 5 con hươu (deer) đem về tặng cho thống đốc và các đội trưởng. . .
Nói tới buổi Lễ Hội được Mùa năm 1621 này, cũng nên nhắc lại chuyện một thổ dân tên là Tisquanto hay còn gọi là Squanto. Có lẽ Squanto là một trong số ít người đầu tiên được tiếp xúc với văn minh Âu Châu. Rồi, sau khi trở về quê hương để làm gạch nối giữa người da trắng và da đỏ, thì anh lại bị đồng bào anh coi là kẻ thù vì không chấp nhận sự hợp tác của anh với người da trắng. Tuy nhiên, anh vẫn kiên trì với thiện chí làm bớt đi những cuộc chém giết giữa người di dân và người da đỏ.
Khi người Âu Châu mới tìm ra Mỹ Châu, đoàn thám hiểm đã tổ chức bắt cóc một vài trẻ em bản xứ trong đó có Squanto đem về Anh quốc với mục đích để dạy dỗ cho nói tiếng Anh làm thông dịch viên sau này. Squanto được trao cho một giáo sĩ nuôi rồi được theo các tầu buôn trở về Mỹ Châu.
Trở về Mỹ Châu, Squanto đã tìm cách vượt trốn khỏi vòng tay người da trắng, nhưng rồi bị bắt và bị bán làm nô lệ trôi nổi khắp đó đây kể cả Tây Ban Nha và các bến cảng Châu Phi. định mệnh xui khiến, một ngày nào đó Squanto lại xuất hiện ở quê hương của mình. Khi đoàn người di dân đổ bộ lên Plymouth, Massachusetts và đang sắp bị chết đói thì Squanto xuất hiện cùng với một số thổ dân người Wampanoag. Họ mang theo thức ăn cho người di dân và dạy người di dân cách trồng trọt và săn bắt. Nhờ đó mà đoàn di dân đã sống sót qua mùa đông băng giá năm đó và có thu hoạch tốt vào Mùa Thu năm sau. Chẳng bao lâu sau đó, Squanto bị lây bịnh sốt rét và qua đời. Hiện nay người da trắng và da đỏ vẫn còn nhớ ơn Squanto
Những Buổi Tiệc Tạ Ơn Khác Trên Mỹ Châu
Ngày 23 tháng Năm, 1541, Francisco de Vásquez de Coronado cùng thổ dân Tejas tổ chức Hội Tạ Ơn tại Palo Duro Canyon, Texas để ăn mừng cuộc hành trình của Francisco đi tìm thấy thực phẩm. Trong ý nghĩa tiệc mừng của người Âu Châu tạ ơn Chúa, ngày này cũng được nhiều người cho là đích thực Ngày Lễ đầu Tiên Tạ Ơn Chúa ở Bắc Mỹ.
Một tiệc mừng kế là tiệc mừng do Pédro Menéndez de Avilés tổ chức tại St. Augustine, Florida, ngày 8 tháng Chín, năm 1565. Tiệc mừng này cũng được cho là Thanksgiving đầu tiên tại Mỹ.
Một buổi tiệc khác cũng được cho là Lễ Tạ Ơn đầu Tiên ở Mỹ Châu là bữa tiệc của Don Juan de Onate tổ chức ngày 30 tháng Tư năm 1598 tại gần San Elizario, Texas.
Quốc Hội và Tổng Thống Ấn định Ngày Tạ Ơn
Đêm Thứ Tư trước ngày Thansgiving là một trong những đêm bận rộn nhất cho các quán ăn và quán nhậu bởi vì đó là đêm đầu tiên của các sinh viên trở về tỉnh nhà trong học kỳ.
Ngoài tiệc tùng, nhiều thành phố như New York, Philadelphia, Houston, Detroit có tổ chức các trận đấu túc cầu (footblall) và các toán diễn hành thường kết thúc bằng toán diễn hành của các Ông Già Noel cho biết là Lễ Chrismas đã khởi đầu.
Trong Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu (Cuộc chiến chống Anh Quốc để thành lập ra Hoa Kỳ), theo thường lệ, Quốc Hội hàng năm ấn định một hay nhiều ngày lễ tạ ơn. Riêng tháng 12 năm 1777, George Washington đã tuyên bố một ngày tạ ơn nhằm vinh danh trận đánh thắng Anh Quốc ở Saratoga.
Vào những năm lên làm Tổng Thống, Goerge Washington ấn định lại những Ngày Lễ Tạ Ơn.
Tổng Thống John Adams ấn định Thanksgivings vào các năm 1798 và 1799
Tổng Thống Madison ấn định Thanksgiving vào lúc kết thúc cuộc chiến, 1812.
Tại bang New York, thanksgiving hàng năm được Thống đốc ấn định kể từ năm 1817.
Có một số tiểu bang ở miền nam không nhìn nhận những ngày tạ ơn như các tiểu bang khác. Tới năm 1858 mới có 25 bang và 2 lãnh thổ nhìn nhận Ngày Lễ Tạ Ơn.
Trong Cuộc Nội Chiến, Tổng Thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày Thứ Năm cuối cùng trong Tháng 11 năm 1863 là Thanksgiving cho toàn quốc. Từ 1863, hàng năm toàn quốc Hoa Kỳ đều cử hành Lễ tạ Ơn vào ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng Mười Một. Nhưng tới năm 1939 thì T.T. Roosevelt lại tuyên bố rằng Thanskgiving nên là ngày kế ngày Thứ Năm cuối cùng trong tháng 11 hơn là ngày cuối cùng với mục đích giúp cho thời gian mua sắm vào dịp Christmas được kéo dài hơn. đề xuất này không có tính bắt buộc nên chỉ có 23 bang theo khuyến cáo này còn 22 bang khác không theo. Còn các bang khác, như Texas, đã ấn định cả hai tuần lễ là ngày Tạ Ơn.
Tới năm 1941 thì Quốc Hội HK quyết nghị lấy ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11 là ngày Thanksgiving. Ngày 26 tháng 11 năm 1941, T.T. Roosevelt ký ngày Tạ Ơn toàn quốc đó thành luật.
Khi Lễ Tạ Ơn chấm dứt thì mùa nghỉ lễ mùa đông truyền thống lại bắt đầu. đó là mùa mua sắm cho Lễ Giáng sinh được khởi sự vào ngày Thứ Sáu đen "Black Friday" ngay sau Ngày Lễ Tạ Ơn. Truyền thống này được thành lập ít nhất là vào những năm 1930. Trong khi ngày nhộn nhịp nhất về mua sắm vẫn là ngày Thứ Sáu sau ngày Thanksgiving thì ngày có số lượng hàng bán ra lớn nhất là ngày Thứ Bẩy hay là ngày 23 Tháng 12. Hầu hết các cửa hàng đều tăng số hàng tồn kho cho mùa nghỉ tháng Mười Hai vào ngay sau Ngày Halloween, thậm chí có khi còn trước cả ngày vui đùa đó. Thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn hay là Black Friday còn được coi như là ngày Không Mua Gì Hết mà những người phản đối không mua sắm gì vì họ cho đó là những thói quen tiêu thụ phí phạm của những nước Số Một trên Thế Giới.
Dầu sao thì Lễ Tạ Ơn mở ra ở Mỹ Châu vẫn mang đầy ý nghĩa biết ơn Thượng đế và Những Thổ Dân đã cứu giúp những vị Tiền Bối Hành Hương "The Pilgrim Fathers" những người đã đặt nền móng cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Những hoạt động trong ngày Tạ ơn
Lễ Tạ ơn là một dịp để những người trong gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui. Ở Mỹ, đây là một ngày lễ quan trọng của gia đình và mọi người có thể đi từ đông sang tây để gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Kỳ nghỉ Tạ ơn thường rơi vào "4 ngày" cuối tuần. Dịp này phần lớn được tổ chức ở phạm vi gia đình, không giống như ngày 4/7 hay lễ Noel, tổ chức rầm rộ với sự tham gia của công chúng.
Ở Canada, lễ Tạ ơn diễn ra trong 3 ngày cuối tuần và không được coi trọng như ở Mỹ. Vào dịp này, các gia đình Canada khó có thể tụ họp với nhau, thay vì thế họ coi ngày Noel là dịp để thành viên trong gia đình đoàn tụ. Thêm vào đó, lễ Tạ ơn tại Canada lại rơi vào ngày thứ 2, nên người Canada có thể ăn bữa tối Tạ ơn vào bất kỳ ngày nào trong số 3 ngày cuối tuần trước đó. Điều này có nghĩa, họ sẽ ăn tối cùng một nhóm họ hàng trong 1 ngày và một bữa khác với nhóm khác vào ngày hôm sau.
Một hoạt động không thể thiếu vào dịp Tạ ơn là mua sắm. Bắt đầu từ những năm 1930, mùa mua sắm nhân dịp Giáng sinh bắt đầu khi lễ Tạ ơn kết thúc. Tại thành phố New York, cuộc diễu hành nhân ngày Tạ ơn của Tập đoàn Macy's được tổ chức hàng năm tại khu trung tâm Manhattan. Cuộc tuần hành được tổ chức theo các chủ đề đặc biệt nào đó, hoặc mô phỏng các cảnh trong những vở kịch trên sân khấu Broadway kèm theo những chùm bóng lớn vẽ nhiều nhân vật hoạt hình hoặc diễn viên truyền hình nổi tiếng. Diễu hành nhân dịp Tạ ơn cũng diễn ra ở một số thành phố khác như Plymouth, Houston, Philadelphia và Detroit.
Dù ngày mua sắm lớn thứ hai trong năm tại Mỹ là ngày Thứ Sáu Đen tới sau lễ Tạ ơn, hầu hết các cửa hàng đã bắt đầu dự trữ hàng ngày sau lễ Halloween, đôi khi từ trước nữa.
Một hoạt động chính khác trong dịp lễ Tạ ơn tại Mỹ là trận đấu football. Theo truyền thống, hai đội chuyên nghiệp sẽ giao đấu vào ngày Tạ ơn.
...

[

No comments:

Post a Comment