KhoiDongSuViet 002...
Continue ReadingTẾT NGUYÊN ĐÁN LÀ CỦA NGƯỜI VIỆT
Từ lâu, do chịu ảnh hưởng nặng nề của sự
nô dịch văn hoá của gần 1 ngàn năm nô lệ
nên một số người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng Rồng là của Tàu và Tết Nguyên Đán
cũng là tết của Tàu, chúng ta ăn tết theo Tàu. Ngày nay, sự thật khách quan của
lịch sử đã được phục hồi sau hàng ngàn
năm bị che phủ bởi lớp bụi của thời gian và nhất là do âm mưu xảo quyệt của đế
quốc “Đại Hán” xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay.
Cổ sử Trung Quốc chép rằng
từ thời cổ đại cho tới Nhà Hạ vẫn lấy
ngày mồng một tháng giêng là ngày Tết của người Việt cổ. Nhà Hạ ăn tết nhằm
cung dần, dựa theo nông lịch tức tiết đầu xuân lúc khởi đầu có sấm. Công
trình khảo cổ của học giả J. Gunnar Anderson năm 1920 đã
tìm thấy những di tích của thời đồ đá ở miền Tây tỉnh Hà Nam Trung Quốc mà trước đây giới
khảo cổ gọi là “Văn hoá Ngưỡng Thiều” có
niên đại
C14= 4.115-110 TDL (1950). Giới khảo cổ xác nhận rằng những người hiện đại này khi đến định cư ở
Hà Nam đã có một nền văn minh khá cao chứng tỏ họ đã từ nơi khác đến chứ không
phải có nguồn gốc bản địa. Đặc biệt, bằng phương pháp phóng xạ C14, các nhà
khảo cổ đã xác minh được những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn đa số thuộc chủng
phương Nam Mongoloid như người miền Nam Trung Hoa hiện nay và cũng không khác
những người nay thuộc lãnh thổ Việt Nam và cả Nam Dương.[1]
Lịch
sử Trung Quốc khởi đầu khi tộc Thương (Hán tộc)
đánh đuổi Nhà Hạ (Việt tộc) khỏi Hoa Bắc thì Hán tộc chọn ngày 1 tháng 12 âm lịch là Tết Nguyên Đán, đến triều Chu chọn ngày
1 tháng 11 âm lịch, triều Tần chọn ngày 1 tháng 10 âm lịch cho cả Trung Quốc. Mãi đến thời Hán Vũ Đế chịu ảnh hưởng của văn hoá Bách Việt
phương Nam nên chọn lại ngày 1 tháng giêng là Tết Nguyên Đán. Ngày nay, Trung
Quốc lại chọn ngày 1 tháng 1 Dương lịch tức Tết Dương lịch của Tây phương làm
ngày Tết nhưng dân gian Hoa Nam và Hoa Đông là người gốc Việt cổ vẫn “Ăn Tết”
vào ngày mồng 1 tháng giêng. Trong khi Nhật Bản,
Trung Quốc
đã chọn
ngày Tết Dương Lịch, nhưng dân tộc Việt Nam trước sau như một vẫn
bảo lưu truyền thống “Nông Lịch” của người Việt cổ lấy ngày mồng một tháng
giêng Âm lịch là ngày Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Ta để
phân biệt với Tết Dương lịch 1 tháng 1 Dương lịch là Tết Tây.
Trong lễ hội dân gian, người Việt cổ xem trọng nhất là Tết. Tết là phong
tục truyền thống của người Việt từ xa xưa cho đến ngày nay. Dân gian vẫn thường
phân biệt là Tết ta và Tết Tây chứ không ai nói là tết Tàu vì chỉ dân tộc Việt Nam mới có chữ “TẾT”, Hán ngữ không có chữ tết nên Tết là của
Việt Nam chứ không phải của Tàu. Thật vậy, trong Kinh Lễ viết Tế-Sạ # Tết mà Khổng
Tử, người thầy muôn đời của người Trung Quốc đã giải thích với học trò: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của
một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn
chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tế-Sạ”. Điều này chứng
tỏ rằng người Trung Quốc không có tết và Kinh Lễ là của người Việt cổ nên tên gọi
tết cổ của người Thái là chi Âu Việt trong Bách Việt cũng gọi Tết là Thê-Sa.
Sách Tùy Thư (Địa Lý Chí) của Vương
Thiệu đời Tùy văn Đế (581)Trung Quốc đã
viết về phong tục của người Việt như sau:“Năm nào đến ba ngày Tết Nguyên đán, người ta cũng dọn cỗ
bàn linh đình cúng tổ tiên…".
Như vậy, Tết là của người Việt chứ
không phải của Tàu và sở dĩ gọi là tết Nguyên Đán theo truyền thuyết xa xưa kể lại rằng Đế Chuyên Húc, ông vua Việt
cổ thời cổ đại gọi tháng giêng là NGUYÊN, gọi mồng một là ĐÁN rồi ghép lại là
Nguyên Đán tức mồng một tháng giêng. Tầm nguyên ngữ nghĩa của hai chữ Nguyên
Đán sẽ cho ta thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của Tết Nguyên Đán. Nguyên
là mới bắt đầu, Đán là một chữ tượng hình, ở bên trên là chữ nhật chỉ mặt trời,
bên dưới là chữ nhất thay cho mặt bằng phẳng khiến chúng ta liên tưởng mặt trời
từ từ lên cao, tượng trưng cho một ngày mới bắt đầu. Như vậy, Nguyên Đán là
ngày đầu năm đầu tháng giêng Âm lịch, Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của tiết
đầu của một năm mới của cư dân trồng lúa nước là tộc Việt.
[1] Andreson J.G: Children of
the Yellow Earth Studies in Prehistoric China, London 1934. Cung Đình Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 224 dẫn Richard Peason 1980 “ The Ch’ing-Lien-Kang Culture
Chinese Civilization, University of California Press, Berkerley and Los Angeles
California 1983 p 125.
No comments:
Post a Comment