Chức sắc Cao Đài tham gia Liên tôn bị mời làm việc!
Gia Minh,
biên tập viên RFA, Bangkok0123-06-27
Một vị chức sắc của Đạo Cao Đài không thuận theo hội thánh nhà
nước, khi tham gia nhóm đại diện các tôn giáo khác đang bị công an mời làm việc.
Đó là ông Chánh trị sự Hứa Phi, trưởng Ban Trị sự Khối Nhơn sanh Đạo Cao
Đài.
Vào chiều ngày 24 tháng 6 vừa qua, qua cuộc nói chuyện với
Biên tập viên Gia Minh, ông cho biết về tình hình liên quan như
sau:
Chánh trị sự Hứa Phí (Cao Đài giáo) bị công an sách
nhiễu
Chánh trị sự Hứa Phi: Cách đây khoảng 5 hôm, công an
huyện Đức Trọng kết hợp với công an xã Hiệp Thạnh và công an thôn Bồng Lai gửi
giấy mời yêu cầu tôi ra Ủy ban Nhân dân xã Hiệp Thạnh để làm việc. Giấy mời lần
thứ nhất mời ra làm việc, còn giấy mời lần thứ hai ghi rằng ‘lợi dụng tôn giáo’.
Tôi khước từ vì tôi nghĩ công an không được xen vào việc của tôn giáo, công an
chỉ có làm việc về hình sự mà thôi; còn công an xen vào chuyện tôn giáo là sai.
Tiếp theo hai ngày sau khi tôi đi làm việc đạo ở các địa phương Bình Thuận, Ninh Thuận; công an xã Hiệp Thạnh kết hợp với công an huyện Đức Trọng, công an thôn Bồng Lai đi vào bốn người mặc sắc phục đưa tiếp giấy mời, nhưng vợ tôi cũng không nhận.
Tiếp theo hai ngày sau khi tôi đi làm việc đạo ở các địa phương Bình Thuận, Ninh Thuận; công an xã Hiệp Thạnh kết hợp với công an huyện Đức Trọng, công an thôn Bồng Lai đi vào bốn người mặc sắc phục đưa tiếp giấy mời, nhưng vợ tôi cũng không nhận.
Từ đó đến nay công an đã vào đưa giấy mời ba đợt rồi; nhưng tôi
kiên quyết không đi vì điều đó vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền của con
người.
Công an huyện Đức Trọng kết hợp với công an xã Hiệp Thạnh và công an thôn Bồng Lai gửi giấy mời yêu cầu tôi ra Ủy ban Nhân dân xã Hiệp Thạnh để làm việc. Giấy mời lần thứ nhất mời ra làm việc, còn giấy mời lần thứ hai ghi rằng ‘lợi dụng tôn giáo’Chánh trị sự Hứa Phi
Gia Minh: Sau khi ông từ chối, họ
có nói gì nữa?
Chánh trị sự Hứa Phi: Người ta nói rằng họ nhận lệnh
của cấp trên và chỉ có nhiệm vụ đưa giấy mời. Theo suy nghĩ của tôi, từ trước
đến nay chúng tôi đòi quyền tự do tôn giáo, và trong thời gian gần đây chúng tôi
gồm 5 tôn giáo tại Việt Nam kết hợp với nhau trên tinh thần liên tôn để
tìm hiểu rộng rãi các vấn đề tôn giáo…Người ta cho rằng nếu liên tôn sẽ gây thế
nào đó cho chính quyền. Thế nhưng theo tôi từ trước đến nay quyền tự do tôn giáo
bị hạn chế, còn hiện nay Nhà nước nói ở Việt Nam nói có tự do tôn giáo nhưng đó
chỉ là những tôn giáo quốc doanh của nhà nước.
Gia Minh: Như ông vừa nói đại diện
của các tôn giáo có gặp gỡ nhau, ông đã gặp đại diện của tôn giáo nào và có cuộc
gặp nào bị cản trở?
Chánh trị sự Hứa Phi: Chúng tôi từng gặp nhau tại Chùa
Liên Trì nơi hòa thượng Thích Không Tánh trụ trì nhân vào những ngày như phát
quà cho trẻ em ung bướu, hoặc phát quà cho một số người nghèo, cô đơn. Trong
những lần đó chúng tôi cũng bị công an, chính quyền đến làm khó dễ. Dù bị khó dễ
như thế nhưng chúng tôi cũng đã vượt qua.Chúng tôi cũng có gặp nhau tại Dòng
Chúa Cứu Thế Sài gòn, có linh mục Đinh Hữu Thoại, Lm Thanh; có bên Tin Lành
Lutheran Việt Nam; bên Phật giáo Hòa Hảo do cụ Lê Quang Liêm làm hội trưởng; bên
Cào Đài chúng tôi có chánh trị sự Kim Lân, chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng và
tôi; bên Phật giáo có Hòa Thượng Thích Không Tánh. Chúng tôi trao đổi với nhau
về thực trạng đất nước Việt Nam, và các tín đồ của những tôn giáo cũng mong muốn
tại Việt Nam có dân chủ nhân quyền thực sự, trong đó có tự do tôn giáo thực sự.
Mỗi lần chúng tôi đi chắc Nhà nước theo dõi, và nay gửi giấy mời tôi lên làm
việc cũng vì vấn đề đó.
Gia Minh: Nếu gặp họ, ông sẽ trình
bày thế nào?
Chúng tôi cương quyết bảo vệ lập trường rõ ràng như vậy. Chúng tôi thấy việc liên tôn không vi phạm gì luật pháp của Nhà nước, vì trong luật pháp của Nhà nước không có điều khoản nào qui định không được liên tôn, và tất cả mọi người không được ngồi chung với nhau đâuChánh trị sự Hứa Phi
Chánh trị sự Hứa Phi: Trước mắt chúng tôi không đi;
nhưng nếu họ dùng biện pháp mạnh buộc chúng tôi đi, trên tinh thần liên tôn
không ai được cản ngăn hết. Lý do thứ nhât việc liên tôn không lề ‘đụng chạm’ gì
đến luật pháp nhà nước. Thứ hai; nếu các tôn giáo liên tôn với nhau sẽ giúp cho
xã hội dân sự tại Việt Nam có tinh thần đạo đức, từ đó xã hội sẽ được bình
yên.
Hơn nữa đó cũng là chỗ dựa tinh thần cho những người đấu tranh
cho quyền tự do dân chủ, nhân quyền thực sự của người Việt Nam. Chúng tôi cương
quyết bảo vệ lập trường rõ ràng như vậy. Chúng tôi thấy việc liên tôn không vi
phạm gì luật pháp của Nhà nước, vì trong luật pháp của Nhà nước không có điều
khoản nào qui định không được liên tôn, và tất cả mọi người không được ngồi
chung với nhau đâu.
Gia Minh: Đó là chuyện của bản thân
ông và những vị lãnh đạo tôn giáo gặp gỡ nhau; còn hoạt động tôn giáo tại địa
phương ông và những nơi khác trên toàn quốc mà ông có tham dự, ra
sao?
Chánh trị sự Hứa Phi: Từ năm 1975 đến nay, tất cả những
tín đồ thuần túy bị Nhà nước Việt nam đặt ra ngoài vòng pháp luật rồi. Người ta
chỉ tôn trọng những tổ chức nào do Đảng và chính quyền dựng lên mà
thôi.
Cho nên sinh hoạt đạo sự tại Việt Nam rất khó khăn. Khó khăn
vì người ta cho rằng những người đứng trong các tôn giáo thuần túy không có pháp
nhân. Chúng tôi nghĩ rằng đạo là đạo của Đức Chúa, đạo của Đức Phật, đạo của Ông
Trời chứ có phải đạo của Đảng Cộng sản đâu mà bảo có pháp nhân hay không có pháp
nhân. Chúng tôi lúc nào cũng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của chúng tôi; cho
nên gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn nhơn sanh ở địa phương. Nhưng chúng
tôi vì đạo nên kiên tâm phải đạt cho được quyền tự do tôn giáo tại Việt
Nam.
Gia Minh: Cám ơn ông Chánh trị sự
Hứa Phi.
No comments:
Post a Comment