Monday, July 8, 2013

Nhận định của Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN


 


PARIS, ngày 8.7.2013 (PTTPGQT) - Từ ngày 19 đến 21.6 vừa qua nhận lời mời của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm Trung quốc. Tại đây ông Sang đã hội đàm với Trung quốc để đưa cuộc “hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung lên tầm cao mới” thông qua cuộc ký kết 10 văn kiện hợp tác trên tất cả mọi lĩnh vực từ quốc phòng, kinh tế, tài chính, thương mại, xã hội, nghề cá ở vùng vịnh Bắc bộ cho đến lĩnh vực đào tạo cán bộ, tuyên giáo, tuyên truyền của hai Đảng Trung – Việt, và ngoại giao quốc tế.

 

Nói tóm là “hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình”. Trên đại cục chiến lược toàn cầu của Trung quốc, thì chiến lược của hai Đảng anh em, hai Nhà nước cộng sản anh em Việt Trung là “Hai hành lang một vành đai”. Trọng tâm các điều trên đây gói ghém trong Tuyên cáo chung Trung quốc – Việt Nam công bố tại Bắc Kinh ngày 21.6.2013.

 

Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã lên tiếng về sự đánh mất chủ quyền nước ta trên Biển và trên Đất qua bản Tuyên bố chung Bắc Kinh – Hà Nội ngày 21.6. Viện Tăng Thống vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris để phổ biến. Xin mời bạn đọc theo dõi toàn văn bản Nhận định ấy sau đây :


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG

 

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon

 

 

Phật lịch 2557

Số : 03/VTT/TT







Nhận định của Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN


về sự đánh mất chủ quyền Việt Nam trên Biển và trên Đất
qua bản Tuyên bố chung Bắc Kinh – Hà Nội ngày 21.6.2013

 

Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) lấy làm lo lắng cho sự đánh mất chủ quyền Việt Nam trên Biển và trên Đất sau khi đọc toàn văn bản Tuyên bố chung gồm 8 điểm công bố tại Bắc Kinh ngày 21.6 vừa qua khi kết thúc chuyến viếng thăm Trung quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang do lời mời của Chủ tịch nước Trung quốc Tập Cận Bình.

 

Đại diện cho Phật tử Việt Nam, thành phần đông đảo không ngừng đóng góp máu xương và trí tuệ để bảo vệ chủ quyền nước Việt từ thời cổ đại và suốt quá trình lịch sử hai nghìn năm qua, chúng tôi vô cùng quan ngại về nội dung bản Tuyên bố chung này.

 

Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.

 

Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng, là “Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ”.

 

Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàngBốn tốt để xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ XXI với Bắc phương. Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc thị cứu tự kỷ” (Cứu Trung quốc là tự cứu mình) đưa đăng trên báo Cộng sản Tàu Cứu vong nhật báo năm 1940 tại Quế Lâm.

 

Chuyến viếng thăm Trung quốc trước đây của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng, hôm 11.10. 2011, ông Trọng cũng đã thỏa thuận với Bắc Kinh cái gọi là “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Tức không gì khác hơn sự lập lại kế sách của ông Đặng Tiểu Bình : “Gác tranh chấp, cùng chung khai thác”. Tuy nhiên người ta đã giấu đi vế đầu của kế sách xâm lược ấy : “Chủ quyền của ta (tức Trung quốc)- Gác tranh chấp - Cùng chung khai thác”.

 

Bản Tuyên bố chung còn đề cập đến “Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc bộ”. Nhưng tuyệt nhiên ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không một lời bênh vực bao thảm cảnh giết chóc, tù đày, cướp thuyền của ngư dân đất Việt do Trung quốc gây hấn nhiều năm qua.

 

Hai bên sẽ “sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia”. Thế là chủ nghĩa diệt chủng văn hóa Việt thông qua những Trung tâm Văn hóa Hán, mà người ta đã chứng kiến gần 500 Viện Khổng Tử thiết lập trong 96 quốc gia trên thế giới. Đây chính là Quyền lực nhuyễn (soft power) chứ không bằng súng đạn, Trung quốc xâm lược thế giới qua hình thức thực dân văn hóa, đi kèm với chủ trương di dân và kinh tế tài chính để chinh phục toàn cầu.

 

Xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày nay là thiên đường của giới tham quan ô lại và tư bản đỏ, nhưng lại là địa ngục cho hàng chục triệu công nông.

 

Trước sau như một, chủ trương của Đảng Cộng sản là phải tiêu diệt Phật giáo hay biến tướng đạo Phật thành thói tục mê tín dị đoan để làm công cụ cho Đảng suốt 38 năm qua, khiến cho GHPGVNTN mất khả năng trong mọi công cuộc tham gia chận đứng các tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, nhằm phục hồi nhân phẩm, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người con Phật không thể khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện, mà phải đem từng biệt nghiệp chuyển hóa cộng nghiệp ác hành.

 

Đứng trước tình trạng quy hàng và nô lệ Bắc phương của Nhà nước CHXHCNVN và Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN kêu gọi chư Tăng, Ni, không phân biệt Giáo hội nào, cùng Phật giáo đồ toàn quốc và hải ngoại hãy kết liên thành sức mạnh với mọi thành phần dân tộc để đối phó với nguy cơ mất nước, và vãn hồi nhân quyền, dân chủ làm động cơ cho sự phát triển, để gìn giữ quê cha đất tổ trong sự an lạc, hòa ái, huynh đệ.

 


Thanh Minh Thiền Viện, ngày 06.7.2013

Thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN

Đệ Ngũ Tăng Thống

(ấn ký)

Sa môn THÍCH QUẢNG ĐỘ

HRW KÊU GỌI HUỶ BỎ CÁO BUỘC LS LÊ QUỐC QUÂN - CSVN HOÃN PHIÊN TÒA XỮ LS LE QUỐC QUÂN - SỨC ÉP CỦA CÔNG LUẬN TRONG VỤ XỮ LS LÊ QUỐC QUÂN - Các chức sắc tôn giáo phản đối việc nhà cầm quyền dùng bạo lực, can thiệp vào nội bộ tôn giáo - GHPGVNTN nhận định về sự đánh mất chủ quyền Việt Nam qua bản Tuyên bố Bắc Kinh & Hà Nội


Trân trọng kính chuyển để QUÝ VỊ tham khảo, phổ biến rộng rãi trong lẫn ngoài nước và cùng nhau đoàn kết nhất trí dấn thân tranh đấu cho NHÂN QUYỀN, TỰ DO, DÂN CHỦ, BẢO VỆ TÒAN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM.


HRW kêu gọi Việt Nam hủy các cáo buộc đối với luật sư Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân năm 2010. (Ảnh tư liệu)

Luật sư Lê Quốc Quân năm 2010. (Ảnh tư liệu)

Reuters

Hôm nay 08/07/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam cần phải hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với luật sư Lê Quốc Quân, một trong số những nhà hoạt động nhân quyền có uy tín nhất tại Việt Nam. Human Rights Watch cũng bày tỏ đặc biệt quan ngại về đợt trấn áp những người bảo vệ nhân quyền và blogger trong thời gian gần đây của chính quyền Hà Nội.

Ông Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại New York nhận định : « Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa chỉ vì ông có những phê phán chính quyền xác đáng. Đáng lẽ ra phải giải quyết những bất bình của dân chúng về hệ thống chính trị, các thất bại kinh tế, cách hành xử tệ hại về nhân quyền, thì chính quyền lại chỉ làm mỗi việc đơn thuần là bỏ tù những người lên tiếng chỉ trích ».

Human Rights Watch cũng bày tỏ đặc biệt quan ngại về đợt trấn áp những người bảo vệ nhân quyền và blogger trong thời gian gần đây của chính quyền Hà Nội, đồng thời tổ chức này công khai kêu gọi chính quyền trả tự do vô điều kiện cho Lê Quốc Quân cũng như những tiếng nói phê phán ôn hòa khác.

Lê Quốc Quân, 41 tuổi, là một luật sư và người viết blog cổ vũ nhân quyền và dân chủ. Ông cũng từng tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn đòi chủ quyền tại một số khu vực ở Biển Đông, vốn được Việt Nam coi là thuộc chủ quyền của mình.

Lê Quốc Quân đã nhiều lần bị chính quyền Hà Nội bắt giữ vì những cáo buộc như chống phá Nhà nước, hồi tháng 3 năm 2007, khi ông vừa dự một khóa đào tạo từ Mỹ trở về được ít ngày. Năm 2011 Lê Quốc Quân lại bị tạm giữ vì « gây rối trật tự công cộng » khi muốn đến quan sát phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ. Những lần bị bắt như vậy chỉ kéo dài vài tháng, sau đó chính quyền buộc phải thả ông mà không thể đưa ra xét xử, nhưng sau đó ông bị bắt. Trước khi bị bắt ngày 27/12/ 2012, công việc làm ăn của gia đình cũng như cá nhân ông thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu gây khó dễ.

Phiên tòa xử Lê Quốc Quân được dự kiến diễn ra vào ngày mồng 9 tháng Bảy năm 2013 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội với cáo buộc về tội trốn thuế nhưng đến cuối ngày  hôm nay (8/7) đã bị hoãn.  Trang tin trên mạng của Human Rights Watch nhận định : « Tòa án ở Việt Nam thiếu sự độc lập và vô tư, nên trong các vụ án như của Lê Quốc Quân, phán quyết cuối cùng thường được định liệu dựa trên các toan tính chính trị ». Tội danh “trốn thuế” có mức án tối đa bảy năm tù,  trước đây, chính quyền Việt Nam đã vận dụng để khống chế một blogger nổi tiếng khác là Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) vào năm 2008.

Gần đến ngày diễn ra phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân, nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân. Công đồng Công giáo ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước như Mỹ, Úc … đã liên tục tổ chức các buổi Thánh lễ cầu nguyện cho Lê Quốc Quân.

Liên quan đến phiền tòa xử Luật sư Lê Quốc Quân dự kiến vào ngày mai, 9 tháng 7 năm 2013, đã được các trang mạng xã hội loan tải.

Luật sư Hà Huy Sơn, Luật sư bào chửa cho LS. Lê Quốc Quân vừa cho biết, khoảng 15h00 hôm nay (8.7.2013), thư ký tòa thông báo cho ông biết, phiên tòa xét xử Luật sư Lê Quốc Quân về tội danh “trốn thuế” sẽ hoãn.

Sau đó, khoảng 16h00, Luật sư Trần Thu Nam – một trong ba luật sư bào chữa cho Luật sư Lê Quốc Quân mới nhận được văn bản chính thức có đóng dấu đỏ của Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội về việc hoãn phiên tòa ngày mai.

Sức ép của công luận trong vụ xử LS Lê Quốc Quân

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok2013-07-08

Luật sư Lê Quốc Quân tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. (2011)

Luật sư Lê Quốc Quân tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. (2011)

RFA files

Nghe bài này

 

Phiên xử luật sư Lê Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền Hà Nội hoãn lại có phải vì lo ngại sức ép của công luận và những họat động ủng hộ luật sư Quân diễn ra trong mấy ngày gần đây trong nước?

Suốt thời gian qua, những người quan tâm đã có những hoạt động ủng hộ cho ông này. Nhiều người mong mỏi được dự phiên xử và thấy công lý được thực thi.

Hiệp thông ủng hộ

Suốt thời gian qua nhiều nơi đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Mới chiều ngày 7 tháng 7, lại có thêm thánh lễ ở giáo xứ Thái Hà. Blogger Nguyễn Tường Thụy, một người tham gia, cho biết lại những nhận xét của ông về các thánh lễ hiệp thông với luật sư Lê Quốc Quân lâu nay cũng như vào chiều hôm ngày 7 tháng 7 tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội:

Những buổi cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân không chỉ ở Thái Hà, Hà Nội mà ở nhiều giáo xứ trên cả nước. Hình như đã có hơn 30 buổi cầu nguyện như thế ở các mức độ khác nhau; riêng nhà thờ Thái Hà đã có ba buổi, buổi vào chiều hôm qua (7/7) là buổi thứ ba trước khi luật sư Lê Quốc Quân ra tòa. Buổi lễ hôm qua (7/7) tôi rất cảm động vì buổi thánh lễ diễn ra hết sức trọng thể, không khí trang nghiêm, đồng bào giáo dân, các giáo sỹ, các cha đến rất đông đủ.

Tôi có thể nói buổi lễ cầu nguyện cho Lê Quốc Quân hôm qua ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không nghĩ những giáo dân, giáo sỹ, các cha và bạn bè của luật sư Lê Quốc Quân tham gia đông đủ và nhiệt tâm đến mức độ như vậy. Khuôn viên Nhà thờ chật người, người ta phải đứng tràn ra ngoài để nghe qua loa phóng thanh.

Tôi có thể nói buổi lễ cầu nguyện cho Lê Quốc Quân hôm qua ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không nghĩ những giáo dân, giáo sỹ, các cha và bạn bè của luật sư Lê Quốc Quân tham gia đông đủ và nhiệt tâm đến mức độ như vậy.

Blogger Nguyễn Tường Thụy

Luật sư Lê Quốc Quân gốc từ địa phận Vinh nơi có chừng nửa triệu tín đồ Công giáo sinh sống. Bản thân ông là một tín hữu thuần thành, đồng thời là một người tích cực tham gia các sinh hoạt xã hội cũng như giáo hội. Một nhiệm vụ mà ông từng tham gia là thành viên của Ủy ban Công lý- Hòa bình của giáo phận.

Là doanh nhân, ông cũng là một trong những người khởi xướng Nhóm Doanh Trí, tức doanh nhân, trí thức Công giáo Việt Nam.

Ngoài việc công khai lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, ông cũng ủng hộ những người đấu tranh khác tại Việt Nam. Một minh chứng là hồi ngày 4 tháng 4 năm 2011 khi diễn ra phiên xử sơ thẩm tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại nơi mà ngày 9/7 ông cũng phải có mặt là tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, ông đã đến dự tòa, đã lên tiếng về sự ngăn trở và lực lượng công an, an ninh đã bắt ông với bác sỹ Phạm Hồng Sơn tại đó.

Đến tham dự tòa

Không chỉ dừng lại ở việc cầu nguyện, hiệp thông với luật sư Lê Quốc Quân, mà những người ủng hộ ông còn có kế hoạch đến tham dự phiên tòa được cho là công khai vào ngày 9 tháng 7 ở Hà Nội. Dù rằng họ biết rõ dù phiên xử được gọi là công khai nhưng cũng sẽ như những phiên tòa xử những thành phần bất đồng chính kiến khác, công an và lực lượng an ninh sẽ ra sức ngăn chặn. Blogger Nguyễn Tường Thụy nói về điều đó:

Chắc chắn chúng tôi đến phiên tòa, nhưng cũng chắc chắn chúng tôi sẽ không được vào tòa. Đã đành thế, nhưng chúng tôi cũng sẽ không được đến gần tòa. Mọi lần như vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ, người ta chặn từ ngã tư Bà Triệu cho đến ngã tư Quán Sứ, đường Hai Bà Trưng. Tôi từng đứng cách xa tòa ngoài khu Quán sứ vẫn cứ bị đuổi. Chúng tôi chỉ đến để gần luật sư Lê Quốc Quân hơn thôi, chứ chúng tôi không mong rằng được vào phiên tòa hay nghe phiên tòa. Thế nhưng chúng tôi thấy gần Lê Quốc Quân hơn và chúng tôi nghĩ rằng Lê Quốc Quân cũng cảm nhận được điều đó.

Chắc chắn chúng tôi đến phiên tòa, nhưng cũng chắc chắn chúng tôi sẽ không được vào tòà...Tôi từng đứng cách xa tòa ngoài khu Quán sứ vẫn cứ bị đuổi

Blogger Nguyễn Tường Thụy

Lên tiếng về sự vô tội

Trước khi phiên xử diễn ra, nhiều nhận định được nêu ra. Theo đó có những ‘bất thường’ trong vụ án của luật sư Lê Quốc Quân. Một bài phân tích trên trang mạng Dân Luận nêu ra 5 điểm khuất tất liên quan đến tố tụng. Thứ nhất việc bắt giữ người của cơ quan điều tra. Thứ hai, cơ quan chức năng không cho phép gia đình mà cụ thể là vợ của luật sư Lê Quốc Quân đặt tiền thay thế biện pháp ngăn chặn, tức tạm giam trong vụ án trốn thuế như thế. Thứ ba, cơ quan điều tra thu giữ con dấu của công ty do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc bị cho là vi phạm luật doanh nghiệp; thế rồi nhiều tài liệu, đồ vật không liên quan đến vụ án cũng bị thu giữ.

Gia đình đã có văn bản đề nghị về việc trả lại gửi cho điều tra viên nhưng không được trả lời. Thứ tư từ khi bị bắt tạm giam hồi ngày 27 tháng 12 năm ngoái đến nay, vợ của luật sư Lê Quốc Quân có đề nghị được gặp chồng tại trại giam nhưng không được và sự từ chối như thế vi hạm các qui định của luật pháp Việt Nam về quyền thăm gặp thân nhân của người bị tạm giam, tạm giữ. Điều thứ 5, luật sư Lê Quốc Quân bị phân biệt đối xử trong thời gian tạm giam như bị bố trí nằm gần nhà vệ sinh trong buồng giam 60 mét vuông với 42 người trong đó; ông cũng không nhận được sách báo, kinh thánh theo như yêu cầu.

Một luật sư ẩn danh phân tích vụ án đối với luật sư Lê Quốc Quân là một vụ án chính trị dù mang danh nghĩa là ‘trốn thuế’. Vị luật sư ẩn danh đưa ra bài viết lên mạng nêu ra 8 điểm để chứng minh đó là một vụ án chính trị. Vị luật sư này nêu rằng viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội trong quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với luật sư Lê Quốc Quân ghi rằng quyết định khởi tố vụ án hình sự số 38 ngày 25 tháng 12 năm 2012 là của cơ quan an ninh điều tra.

Trong quá trình điều tra, hầu hết những người tham gia đều tư Cơ quan An Ninh Điều Tra chứ không phải Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiến hành cho tội danh trốn thuế. Việc Ban giám đốc CA thành phố Hà Nội thành lập một Ban chỉ đạo điều tra vụ án cũng cho thấy bất thường đối với một vụ án trốn thuế. Trong quá trình điều tra xét hỏi, luật sư không được tham gia mà chỉ được tham gia từ khi kết thúc điều tra. Biện pháp này chỉ áp dụng theo điều 58 Bộ Luật hình sự Việt Nam trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Blogger Nguyễn Tường Thụy đưa ra nhận xét khái quát về luật sư Lê Quốc Quân như sau:

Tôi đánh giá luật sư Lê Quốc Quân là người yêu nước và yêu đồng bào của mình.

Luật sư Lê Quốc Quân từng bị bắt đến nay là lần thứ ba. Hai lần trước một lần hồi ngày 7 tháng 3 năm 2007 sau khi ông đi dự khóa học của tổ chức hỗ trợ dân chủ tại Mỹ về. Lần đó ông bị khởi tố theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam với tội danh ‘tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Thế nhưng ba tháng sau ông được trả tự do. Lần thứ hai như đã nói ông bị bắt khi đến tham dự phiên tòa sơ thẩm xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Chín ngày sau ông cùng bác sỹ Phạm Hồng Sơn được thả ra. Lần thứ ba, ông bị bắt khẩm cấp hồi ngày 27 tháng 12 năm ngoái với cáo buộc trốn thuế theo điều 161 Bộ Luật Hình sự.

Những người quan tâm đang chờ tòa án thành phố Hà Nội vào ngày mai tuyên án thế nào đối với một người làm ăn lương thiện, năng nổ hoạt động xã hội trong cả hai lĩnh vực đạo và đời; cũng như hăng hái chống những hành động bá quyền gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam.

 

Có lẽ đây là thời điểm bắt đầu....

Kính thưa quý vị phụ trách các cơ quan thông tấn, truyền thông Việt ngữ,

vừa qua, nhà cầm quyền VN đã tấn công Cao Đài giáo chân truyền rất thô bạo,nhất là họ đã dựng nên các Ban cai quản quốc doanh để đánh phá Đạo.

Chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam đồng ký tên lên tiếng như sau.

Kính mong quý vị góp sức lên tiếng cho Đạo Cao Đài, một tôn giáo bản địa VN.

Sau đây là Bản lên tiếng chính thức.

BẢN LÊN TIẾNG

Của Chức sắc các tôn giáo Việt Nam



 

No comments:

Post a Comment