Không thể đàn áp phản ứng chân chính -
Phần 1
Việt Long Chân Tử
2013-07-03
Tiếp sau sự kiện được Công luận quốc tế và Giới hoạt động dân chủ
quan tâm từ 27/5 đến 21/6, với kết cuộc là nhà cầm quyền Cộng sản Việt
Nam buộc phải trả lời đơn tố cáo của tù nhân lương tâm, TS. LS. Cù Huy
Hà Vũ, sau khi ông Hà Vũ tuyệt thực liên tục trong vòng 25 ngày, đến nay
vào ngày cuối cùng của tháng 6, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại một
lần nữa phải trải qua thêm một BẤT NGỜ và buộc phải coi như là THẤT BẠI
trong việc chế tài tù nhân lương tâm (tù nhân chính trị) ở trại giam Z30A (Xuân Lộc - Đồng Nai).
Từ khoảng thời điểm giữa buổi sáng Chủ nhật (theo giờ Việt Nam)
ngày 30/6, các facebooker, blogger và những kênh truyền thông lề trái
liên tục đưa tin và cập nhật sự kiện các tù nhân lương tâm ở Phân trại
1, Trại giam Z30A đã vùng lên, phản ứng lại lực lượng công an bảo vệ
trại giam, khống chế con tin là Đại tá Hồ Phi Thắng, nhằm yêu cầu một
cuộc đối thoại với đại diện cấp cao của Tổng cục VIII (chủ quản của trại giam Z30A, đóng tại tỉnh Đồng Nai).
Sự kiện này đã được chính các tù nhân thông tin ra ngoài bằng số điện
thoại di động 0962467908 của tù nhân Nguyễn Ngọc Cường, nhằm thông tin
rõ về phản ứng chân chính của các tù nhân lương tâm, cũng như kêu gọi sự
ủng hộ, can thiệp bảo vệ sự an toàn cho tù nhân của Giới hoạt động dân
chủ và Công luận quốc tế. Một băng ghi âm điện thoại với thời lượng gần
nửa tiếng, do một số tù nhân được giao nhiệm vụ liên lạc ra ngoài, thay
phiên nhau thông tin cập nhật tình hình bên trong trại giam, cũng như
cung cấp rõ nội dung phản đối của tù nhân và thực trạng thực tế của trại
giam Z30A. Điện thoại liên lạc giữa bên trong trại giam và bên ngoài đã
không thể kết nối vào đầu giờ chiều cùng ngày. Thông tin cuối cùng được
đưa ra ngoài qua điện thoại là các đại diện của tù nhân lương tâm yêu
cầu Thiếu tướng Hồ Thanh Đình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VIII phải
trực tiếp đến và tiếp nhận những yêu cầu của tập thể tù nhân trại Z30A.
Trong khi đó phải đến sáng 1/7, vì thông tin đã được các tù nhân
lương tậm trực tiếp truyền tải ra ngoài, nên không thể che dấu dư luận,
truyền thông lề phải của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam buộc phải đưa
tin một cách gượng ép và dè dặt trên phiên bản điện tử, với nội dung bóp
méo, tuyên truyền, hạ thấp hành vi phản ứng chân chính của các tù nhân
lương tâm trại Z30A.
Các báo Tiền Phong (6h23), báo Pháp luật TP.HCM (7h35), báo Người Lao động (9h32) đều đưa tin theo nội dung là các tù nhân bị một nhóm tù nhân (đặc biệt nguy hiểm)
kích động gây rối, đập phá, khống chế giám thị nhằm để đòi chuyển trại
và đòi yêu sách, nhưng không thông tin nguyên do tại sao tù nhân lại yêu
cầu như vậy. Đồng thời các báo này tuyên truyền theo hướng đề cao Đại
tá Hồ Phi Thắng và Thiếu tướng Hồ Thanh Đình (toàn là nòi giống họ Hồ) khéo léo thuyết phục, bản lĩnh đơn độc giữa đám đông tù nhân quá khích. Trong số đó, báo Thanh Niên là báo đưa tin sớm nhất (3h25),
tuy nhiên so với các báo khác, báo Thanh niên có thông tin rõ về việc
tù nhân yêu cầu Thiếu tướng Hồ Thanh Đình lắng nghe tâm tư, nguyện vọng
của tù nhân liên quan đến thay đổi nơi giam giữ, chế độ ăn uống … và
nhất là thông tin việc Đại tá Hồ Phi Thắng xác nhận việc ông ta không bị
ai đe dọa tính mạng, xâm phạm thân thể.
Tất cả các báo đều thông tin việc có khoảng 40 tù nhân lương tâm đã
bị giam giữ riêng để tiếp tục điều tra sự kiện này. Tuy nhiên, tất cả
các báo đều không thông tin những vấn đề mấu chốt như Phân trại 1, Trại
Z30A tập trung giam giữ những tù nhân chính trị mà nhà cầm quyền Cộng
sản Việt Nam coi là đặc biệt nguy hiểm, hiện tại đang giam giữ một số tù
nhân nổi tiếng như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nhạc sĩ
Việt Khang … Cũng như tất cả các báo đều không thông tin việc sự kiện
đã được thông tin trực tiếp, cập nhật ra ngoài Giới hoạt động dân chủ và
Công luận quốc tế thông qua một chiếc điện thoại di động.
Sự kiện Z30A và bất ngờ của nhà cầm quyền
Trong quá trình hoạt động chính trị nhằm giành chính quyền tại Việt
Nam, rất nhiều Đảng viên Cộng sản Việt Nam đã có thời gian bị giam giữ
và hoạt động chính trị trong tù. Chính vì vậy, nhà cầm quyền Cộng sản
Việt Nam rất có kinh nghiệm làm thế nào để ngăn chặn những tù nhân lương
tâm có thể qua mặt được họ. Tuy nhiên, sự kiện Z30A đã ít nhất mang lại
cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam 3 bất ngờ sau:
1. Phản ứng có tổ chức của tập thể tù nhân chính trị
So với các tù nhân khác, thành phần tù nhân chính trị (tù nhân lương tâm)
được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giam giữ, kiểm soát chặt chẽ, với
nhiều hình thức đàn áp thể chất lần tinh thần. Vì vậy nhà cầm quyền Cộng
sản Việt Nam luôn chủ quan rằng tù nhân chính trị chắc chắn không thể
có tinh thần và cơ hội phối hợp được với nhau, cũng như không thể nhận
được được sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Trước đây có một số sự kiện bạo động đào thoát ra khỏi các trại xảy
ra, nhưng thành phần của các sự kiện đó tập trung trong nhóm tù nhân
hình sự xã hội (giết người, buôn ma túy…) hoặc là học viên của các Trung tâm Chữa bệnh xã hội (thực chất là trung tâm giam giữ ma túy, mại dâm).
Đây là các thành phần không bị giam giữ trong chế độ giám sát đặc biệt
như thành phần tù nhân chính trị. Các sự kiện này tập trung xảy ra vào
các dịp lễ tết, khi lực lượng quản chế thiếu tập trung, hoặc xảy ra tại
khu vực lao động, khi mà lực lượng quản chế mỏng, không thể bao quát
hết.
Đối với thành phần tù nhân chính trị, theo ông Lê Thăng Long, thì vào
ngày 28/4/2012 cũng đã có một cuộc phản ứng nổi dậy của một nhóm tù
nhân Trại A2 (Khánh Hòa). Cuộc phản ứng này bị dập tắt nhanh chóng và
các tù nhân tham gia này đã được chuyển về trại Z30A, với chế độ hà khắc
hơn. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chắc chắn không quan tâm lắm đến
sự kiện A2 này, vì đây là một nhóm nhỏ, phản ứng không quy mô, nhất là
họ đã dập tắt trong im lặng.
Thế nhưng sự kiện Z30A thì lại khác. Sự kiện này xảy ra tại trại giam
nổi tiếng là chặt chẽ nhất, hà khắc nhất, với số lượng tù nhân chính
trị tham gia lên đến hàng chục, đặc biệt là có nhiều tù nhân lương tâm
nổi tiếng, có trình độ, có ảnh hưởng với Giới hoạt động dân chủ trong và
ngoài nước. Hơn nữa, ngay khi sự kiện diễn ra, tù nhân đã nhanh chóng
phối hợp một cách có tổ chức, có nhóm đại diện đàm phán, có nhóm liên
lạc ra ngoài, có nhóm phá cửa các khu biệt giam, có nhóm chốt chặn chống
lại sự bao vây từ bên ngoài … việc này chắc chắn đem lại bất ngờ đầu
tiên cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
2. Thông tin được truyền trực tiếp ra ngoài từ tù nhân
Như đã đề cập ở trên, thành phần tù nhân chính trị được nhà cầm quyền
Việt Nam giam giữ, kiểm soát chặt chẽ, chính vì vậy tù nhân chính trị
không thể liên lạc được với người thân và bên ngoài một cách bình
thường, luôn có sự giám sát và điều chỉnh thông tin của công an. Thông
tin về tù nhân chính trị được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cung cấp
ra ngoài theo nội dung chủ quan có định hướng của nhà cần quyền. Những
sự kiện diễn ra trong trại giam thì chỉ những người trực tiếp liên quan
mới biết rõ. Chính vì vậy nhà cầm quyền rất an tâm trong việc đàn áp tù
nhân nói chung và tù nhân chính trị nói riêng.
Thế nhưng sự kiện Z30A thì lại khác. Sự kiện này được tường thuật
trực tiếp ra thế giới bên ngoài bởi chính các tù nhân chính trị, thông
qua một chiếc điện thoại di động, mặc dù theo quy định thì tất cả tù
nhân bình thường đều không được phép có điện thoại trong trại giam.
Việc này chắc chắn mang lại bất ngờ thứ hai cho nhà cầm quyền Cộng
sản Việt Nam, vì chính cái điện thoại di động kia đã làm cho nhà cầm
quyền Cộng sản Việt Nam không thể che đậy được sự kiện Z30A, hơn thế
nữa, nó đã cho cả thế giới biết thật sự về thực trạng trong các trại
giam nói chung và đặc biệt là trại giam tù chính trị nói riêng. Một câu
hỏi cho nội bộ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là tại sao cái điện thoại
di động lại vượt qua được sự giám sát chặt chẽ của an ninh trại giam tù
chính trị, trở thành một vũ khí vô giá cho các tù nhân trong sự kiện
Z30A.
3. Phản ứng chân chính của tập thể tù nhân chính trị bằng hành vi bất bạo động
Những cuộc bạo loạn của tù nhân chính trị Cộng sản trước đây đều có
một kịch bản chung là nhằm để vượt ngục. Để thực hiện bạo loạn, có thể
tù nhân chính trị Cộng sản sẽ tấn công, thậm chí giết những ai ngăn cản
họ.
Thế nhưng sự kiện Z30A thì lại khác. Tập thể tù nhân chính trị không
tổ chức phản ứng để nhằm vượt ngục hay trốn trại, mà chỉ yêu cầu được
gặp trực tiếp Thiếu tướng Hồ Thanh Đình để gửi đến ông ta (theo báo Thanh niên là tâm tình)
về thực trạng lương thực và điều kiện trại giam. Và nhất là dù có khống
chế Đại tá Hồ Phi Thắng, nhưng những người tù nhân chính trị đã không
hề có lời nói, hành vi đe dọa hoặc xâm phạm thân thể.
Việc này chắc hẳn đã mang lại bất ngờ thứ ba cho nhà cầm quyền Cộng
sản Việt Nam, bởi vì nhằm ngăn chặn vượt ngục, họ đã huy động rất nhiều
lực lượng công an an đến từ Trại Bố Lá, Trại Thủ Đức, Trại Huy Khiêm,
Cảnh sát cơ động Đồng Nai, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an Xuân
Lộc … tập trung bao vây Trại Z30A Xuân Lộc.
Mặc dù tất cả báo chí lề phải của nhà cầm quyền quyền Cộng sản Việt Nam (kể cả các kênh lề trái)
đều gọi sự kiện Z30A là bạo loạn, là gây rối. Tuy nhiên, bất ngờ thứ ba
của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chính là phản ứng chân chính của
tập thể tù chính trị Z30A lại là hành vi bất bạo động. Việc này là việc
nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không hề nghĩ đến.
Cùng với hành vi tuyệt thực vừa qua của TS. LS. Cù Huy Hà Vũ, chắc
chắn hành vi phản ứng chân chính của tập thể tù nhân chính trị Z30A đã
làm nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhận thấy được sức mạnh vô hình của
đấu tranh bất bạo động.
(Còn tiếp – Phần 2: Sự kiện Z30A và những THẤT BẠI của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam)
No comments:
Post a Comment