Lê Diễn Đức Bịt miệng xã hội
Lê Diễn Đức
Bịt miệng xã hội
Ngày
15 tháng 7 ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định 72/2013/NÐ-CP (gọi tắt
là Nghị định 72) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng, công bố ngày 31 tháng 7 và có hiệu lực từ ngày 1
tháng 9, 2013.
Nghị
định 72 đã gây náo động dư luận và được xem là một văn bản cực kỳ phi
dân chủ, chà đạp lên quyền tự do ngôn luận của cá nhân trên Internet, vi
hiến và vi phạm nghiêm trọng các cam kết quốc tế của Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Ngay
lập tức, Hoa Kỳ đã bày tỏ “quan tâm sâu sắc”. Bản tuyên bố của sứ quán
Mỹ tại Hà Nội hôm 6 tháng 8 cho biết Nghị định 72 đã vi phạm nghiêm
trọng quyền tự do căn bản của người dân.
Tổ
chức Phóng viên không biên giới RSF cũng chỉ trích mạnh mẽ và mở chiến
dịch tố cáo của Việt Nam, vốn bị xem là “hung thần của internet”.
Báo chí nước ngoài cũng đồng loạt đưa tin và phê phán Nghị định này, như “New Vietnam law criticized by Internet companies and rights groups” của Networkworld, “New Limits on Internet in Vietnam” của New York Times, “Vietnam new Internet control decree” của AP, “Vietnam to ban sharing of news stories on social media” của Telegraf, “This Is Why Vietnam Plans To Ban Social Media Sharing of News” của Techinasia, “Vietnam’s New Internet Decree” của Asiasentinel, “From the U.K. to Vietnam, Internet censorship on the rise globally” của Washington Post, “Vietnam and the Internet: The audacity of repression” của The Economist, v.v…
Lỗ hổng hay cố tình
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, đã giải thích trên tờ VnExpress:
“Trang
thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết
lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung
cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ
chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
“Như
vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook
sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Trước hết chúng ta phải
nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì
được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn
thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan
báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước”.
Sự phi lý xuất phát từ “Ðiều 20: Phân loại trang thông tin điện tử”.
Các trang thông tin điện tử (TTÐT) trong điều 20 của Nghị định 72 được phân loại như sau:
1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.
2.
Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở
trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác
giả, hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát
thông tin đó.
3. Trang thông tin điện tử nội
bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, sản
phẩm, dịch vụ, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của
chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng
hợp.
4.
Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin do cá nhân thiết lập
hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp,
trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức
hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5.
Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện
tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong
lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, , phát thanh, truyền hình,
thương mại,, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh
vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Rõ ràng trong việc phân loại để hạn chế, cấm đoán này đã không bao gồm đầy đủ các khả năng, hoặc đã bị cố tình lãng quên.
Thứ
nhất, Trang TTÐT tổng hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không cung cấp
thông tin tổng hợp có cung cấp thông tin tổng hợp. và loại không cung
cấp thông tin tổng hợp.
Thứ nhì, Trang TTÐT do cá nhân
thiết lập, không cung cấp thông tin tổng hợp nhưng thiếu hẳn loại có
cung cấp thông tin tổng hợp.
Trong
thực tế, trang TTÐT, trang web hoặc trang trên mạng xã hội, do cá nhân
thiết lập bao hàm nhiều mục đích và chức năng phục vụ khác nhau.
Bà
Tưng (Lê Thị Huyền Anh) có thể dùng trang Facebook của mình quảng cáo,
giới thiệu, chia sẻ các thông tin cá nhân của mình, nhưng vô số các
trang khác là nơi chia sẻ các thông tin, nhận định các sự kiện từ xã
hội, lấy nguồn từ báo chí, lề trái cũng như chính thống. Tóm lại có sự
tổng hợp, phân tích thông tin.
Ví
dụ trang Anh Ba Sàm của Nguyễn Hữu Vinh, Trang “Bauxite Việt Nam” của
giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn, trang “Quê Choa” của nhà
văn Nguyễn Quang Lập, trang “Trannhuong.com” của nhà văn Trần Nhương,
trang “Buudoan.com” của nhà biên kịch Thùy Linh,
“Nhatthongnguyentrongtao” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, v.v… là những
trang cá nhân mà trên đó đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống, văn hóa,
chính trị. Ðây là nơi có những những phân tích, kết luận nóng bỏng và
sát thực từ những sự kiện xảy ra hàng ngày hoặc được nói tới từ nguồn
báo chí nhà nước. Chủ nhân các trang web này không dùng nó chỉ để nói về
bản thân mình.
Như
thế, tính từ ngày 1 tháng 9, 2013, các trang websites nêu trên không
thể hoạt động tiếp tục, hoặc là phải thay đổi hoàn toàn hình thức chia
sẻ thông tin. Ðây là một sự cấm đoán cực kỳ vô lý.
Bịt miệng xã hội
Nghị
định là một văn bản dưới luật, một phương pháp sử dụng “luật rừng” của
nhà nước CHXHCN Việt Nam, do Chính phủ ký, không được bàn bạc thông qua
quốc hội, nên có những điều hết sức tùy tiện, cẩu thả, không sát thực
tế, thậm chí không thể thực hiện được. Ví dụ Nghị định về cấm tụ tập
đông người được định nghĩa hết sức vô lối. Không thể quy phạt những
cuộc tập hợp có 5 người trở lên, vì trong thực tế nếu vậy thì đám cưới,
sinh nhật, ma chay cũng có thể vi phạm. Có thể bắt giam, trừng phạt
những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, diễn ra trong ôn hòa
và trật tự, nhưng lại làm ngơ trước cảnh thanh niên đổ ra đường, hỗn
loạn, làm tắc nghẽn giao thông để đón sao Hàn, là những nghịch lý.
Do
đó, nghị định 72/2013/NÐ-CP là một thứ văn bản bất cập, ngớ ngẩn, tước
đoạt quyền tự do ngôn luận của mọi cá nhân. Chính xác Nghị định này là
một hình thức bịt miệng toàn xã hội.
Trong
lúc Việt Nam đang nỗ lực vận động ứng cử vào Tổ chức Nhân quyền Quốc tế
khóa 2014-2016, Nghị định 72 đã tạo nên một “lỗ đen” thông tin ở Việt
Nam, như RSF nhận định.
Nghị định 72 là “vô cùng sai lầm
và không phù hợp với luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn về quyền con
người”, như đánh giá của Human Rights Watch.
Nó là công cụ kiểm duyệt triệt tiêu mọi tiếng nói của người dân thông qua không gian điện tử Internet.
ÐCSVN
thực sự đã thất bại và bất lực trước khả năng chuyển tải thông tin trên
Internet. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ðỗ Quý Doãn đã từng
thú nhận (Lao Ðộng 10/1/2013):
“Tại
sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền
hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ,
ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng
làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là
thông tin từ blog cá nhân”. “Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn
đọc”.
Nhà
cầm quyền CSVN đã không ngừng đánh phá ngăn chặn các trang websites cá
nhân, nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, trang này bị tấn công, trang
khác lại mọc ra; bằng cách này hay cách khác những người sử dụng
Internet có thể dùng công nghệ để vượt tường lửa truy cập những trang
mà họ quan tâm.
Nhà
cầm quyền CSVN đã tư xây dựng một lực lượng đông đảo dư luận viên ăn
lương và đầu tư 200 triệu USD để thiết lập một mạng xã hội nhằm lôi kéo
thanh niên, biến mạng nó thành mặt trận tuyên truyền.
Nhưng
mưu toan này của nhà cầm quyền cũng thất bại bao trước, bởi vì nguồn
thông tin một chiều, lừa mị, dối trá không có chỗ đứng. Càng cấm càng
gây tò mò và nhu cầu tìm hiểu nguồn thông tin đa chiều là vô tận.
Mikhail
Gorbachev đã nói: “Không nghi ngờ gì nữa, Internet cung cấp rất nhiều
khả năng. Nó giúp cho sự phát triển dân chủ và làm cho con người chủ
động hơn trong việc đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống của mình”.
Trong
Tuyên ngôn Ðộc lập của Internet (Declaration of the Independence of
Cyberspace) ngày 8/02/1996, John Perry Barlow nói rằng, các nhà cầm
quyền là những gã khổng lồ mệt mỏi, sẽ không có quyền lực trên không
gian điện tử và khái niệm pháp lý về cách thể hiện tư tưởng không thể
áp đặt nổi lên người sử dụng.
Internet
thực sự là thứ vũ khí về tri thức trên mặt trận thông tin, có khả năng
biến đổi nhận thức của con người, làm nhà cầm quyền ăn ngủ không yên.
Và vì sự lo ngại, vì
sợ thua, nhà cầm quyền CSVN đã lúng túng, vội vã, đưa ra một Nghị định
cẩu thả, bất khả thi, đến mức trong toàn bộ Nghị định không hề có một
điều trừng phạt nào cho các mức độ vi phạm mà chỉ thấy chỉ thị cho các
cơ quan ban ngành tự “tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về an ninh thông tin” – một cách tạo ra sự lạm quyền, bất chấp pháp
luật.
Tác
dụng cấm của Nghị định 72 trong thực tiễn có lẽ cũng sẽ giống những
dòng chữ “Cấm đái bậy” hay “Cấm xả rác” trên các bức tường ở Hà Nội.
Như
tờ Asia Sentinel viết: “Cuối cùng thì cũng giống như nhiều luật và nghị
định khác của Việt Nam, các điều khoản của Nghị định 72 gây nhiều
tranh cãi này dường như có tính khích lệ, được thúc đẩy bởi ý thức hệ
và không thể thực thi một cách có hệ thống”.
No comments:
Post a Comment