TẠI
SAO DÂN KHÓC ÔNG GIÁP?
Nguyễn Quang Duy
Tối thứ sáu 04-10-2013, tin ông Võ Nguyên Giáp mất nhanh chóng loan truyền trên facebook, cùng với thông tin là những lời bình luận từ nhiều phía. Một người bạn facebook nhận xét "Ông ấy vừa chết hãy để ông ấy yên". Tôi góp ý bạn tôi: "Chưa chắc họ đã để ông yên". Quả thật ngày hôm sau họ quyết định dành trên một tuần "Quốc Táng" ông.
Tuần qua mỗi lần vào email, vào facebook, lên mạng là y
như tôi đã nghĩ: "Không
mấy ai chịu để
ông yên". Làm
chính trị như ông Giáp đương nhiên
phải
chấp nhận lời khen, chấp
nhận tiếng chê, chấp
nhận phán đóan của
dư luận, và chấp nhận phán xét của lịch sử.
Tôi không xem ông Giáp là một nhà quân sự mà xem ông là một người làm chính trị. Ông là một đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản, ông
là một nhà cai trị: từ quản trị quân đội sang
quản trị việc đẻ sinh.
Cũng như ông Hồ cuộc đời ông là cả một huyền thọai gắn liền
với các chiến công của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều huyền thọai được guồng máy
tuyên truyền cộng sản lập đi
lập
lại đến mức trong niềm
tin của nhiều người
các huyền thọai là "sự thực". Lẽ tất nhiên chỉ có những tài liệu lịch sử trung thực mới có thể giải mã
được
các huyền thọai về vị Đại Tướng Nhân Dân hay Đại Tướng Giết Dân này.
Hôm qua ngày đưa tang ông Giáp 13-10-2014, nhiều người thắc mắc về
hiện tượng hàng trăm ngàn người đã đứng dọc theo đường phố Hà Nội để tiễn ông. Nhiều người đã khóc hay rơi nước mắt.
Ít hôm trước trên facebook một vài người cho
biết họ đã khóc cho người
cộng sản cuối cùng. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ cá nhân về hiện tượng khóc tập thể này.
Đám tang ông Giáp được tổ chức tại Hà Nội. Nơi mà ra đường thường gặp quan hay gia đình quan lớn. Người dân Hà Nội trước 1954 ngày nay lưu lạc tứ xứ. Những người định cư ở Hà Nội sau
1954 đa số đều có những liên hệ trực
tiếp với chiến tranh. Tâm lý của họ và của gia đình vẫn còn gắn bó với các huyền thoại thời chiến: chiến thắng
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bành trướng xâm lược Trung Quốc.
Nhiều người ngày nay vẫn còn gắn bó, còn mang ơn đảng Cộng sản vì nhờ có “Đảng” họ mới thoát từ miền quê nghèo khó để trở thành dân Thủ
Đô với quyền lực và quyền lợi
có được.
Bởi thế tâm lý của đám đông: một người khóc, mười người khóc, trăm vạn người khóc, cả tập thể cùng khóc. Mặc dù rất nhiều người cùng khóc cho sự ra đi của ông Giáp nhưng mỗi
người có các lý do khác nhau để khóc và đương nhiên sẽ có những người không biết tại sao họ khóc.
Hiện tượng khóc ông Giáp làm tôi nghĩ càng quý trọng các anh chị đang đấu tranh cho dân chủ tại Hà Nội. Các anh chị
phải rất cương quyết
và vững tâm mới có thể tồn tại giữa một tập thể vẫn còn rẩt quyến luyến với các
huyền thọai và ân tình của
quá khứ.
Nếu ông Giáp chết và đưa đám tại Sài Gòn, tôi tin chắc bà con ta vì tò mò
cũng sẽ
đứng chật đường để xem đám táng ông. Nhưng sẽ
không có những màn khóc tập thể, thậm chí sẽ nhiều người chia sẻ với nam MC đài HTV1: "một ngày quốc tang thật
nhiều niềm vui".
Dân Sài Gòn chẳng có mấy gắn bó với ông Giáp,
với đảng Cộng sản. Họ bị xem là dân thua cuộc, dân bị trị. Họ chẳng tin vào
những huyền thọai, chẳng có những ân tình mà thậm chí ngược lại. Họ sống thực
tế với những biến chuyển của đất nước. Nhất là bản tính của người Sài Gòn lại
là "ỗng chết rồi thôi để ỗng yên. Tụi nó mới là đám để nguyền rủa".
Nếu ông Giáp chết ở Huế, tôi tin rằng đảng
Cộng sản sẽ không làm lễ "Quốc Táng" vì như thế chẳng khác nào khơi lại ngọn lửa căm thù trong lòng gia đình những nạn nhân bị bộ đội ông Giáp giết hay chôn
sống. Mỗi năm vào ngày Tết
trong khi cả nước vui mừng đón
xuân thì hằng
chục ngàn gia đình Huế
vẫn âm thầm vấn vầng khăn tang cho Huế.
Huế,
Sài Gòn, Hà Nội, ba thành phố Việt Nam, tâm lý và tâm tình của người Việt vẫn
còn phân ly về những gì do cuộc chiến gây ra. Chỉ có sự thực lịch sử mới có thể
hàn gắn lại những khác biệt tâm lý chiến tranh. Xét cho cùng đám táng ông cũng chỉ là "Đảng Táng" chứ không phải là
"Quốc Táng".
Bế mạc
Hội Nghị 8, Tổng
bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn
Phú Trọng nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị và nguy cơ chiến tranh phải "Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước
và giữ nước của ông cha". Ông Giáp là một đảng viên thuần thành của đảng
Cộng sản vì thế không lạ gì khi đảng này đã tận tình khai thác đám táng của
ông.
Cảnh bà con ta ở Hà Nội khóc thương ông dễ dàng để chúng ta tiên đóan "Chưa chắc họ đã để
ông yên".
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
14-10-2013
CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN CHỊU THUA.
Nguyễn Quang Duy
Năm 1989 nhân lọai chứng kiến đảng Cộng sản Liên Xô với trên 20
triệu đảng viên, với một lực lượng quân đội và an ninh lên đến chục triệu người
và với một guồng máy tuyên truyền từng tạo ảnh hưởng từ Tây sang Á đã sụp đổ
hòan tòan trong một thời gian rất ngắn.
Đảng cũng chịu thua!!!
Tình trạng dẫn đến sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam đã được
chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thú nhận. Khai mạc Hội Nghị 4, ngày
26-12-2011, ông Trọng cho biết:“Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất
khó, rất phức tạp ... khó nhưng không thể không làm vì nó liên quan đến sinh
mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”
Khi đảng này càng chỉnh đốn thì tình trạng tham nhũng càng bộc lộ.
Xin dẫn chứng vài lời thú nhận của tầng lớp cầm quyền để thấy đảng Cộng sản đã
hòan tòan bất lực trước tệ nạn tham nhũng:
Ông Trương Tấn Sang ví tham nhũng như “bầy sâu”, còn bà
Nguyễn Thị Doan nêu rõ chúng "…ăn của dân không từ một cái gì”.
Nguyễn Phú trọng thú nhận "Bây giờ ra khỏi nhà, cái gì cũng phải tiền,
không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa
ghẻ, rất khó chịu".
Ngày 18-9-2013, trong cuộc họp Uỷ Ban Tư Vấn Quốc hội, Nguyễn Sinh
Hùng cho biết “Không tham nhũng lấy tiền đâu mà chạy chức?”, rồi ông đặt
câu hỏi: “Có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?”. Nguyễn
Phú Trọng chính thức trả lời là "có tham nhũng trong lực lượng chống
tham nhũng."
Sau Hội Nghị 8, khi tiếp xúc cử tri Trương Tấn Sang cho biết “Vai
trò của những cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra là cực kỳ quan trọng. Nếu
những cơ quan này tìm không ra thì Đảng cũng chịu thua thôi!!!”.
Tham nhũng gắn liền với quyền lực vì thế càng nắm được quyền lực
khả năng tham nhũng càng tăng cao. Khi đã nắm được quyền lực không ai tự ý rời
bỏ. Chả thế dù biết tham nhũng là ghẻ ngứa, là sâu bọ, là hại dân hại nước, là “Đảng
cũng chịu thua”, Nghị Quyết Hội Nghị 8 vẫn tiếp tục kiên định giữ Điều 4
Hiến Pháp độc quyền đảng trị.
Tình Trạng Bắc Hàn và Trung Cộng Không Mấy Tốt Đẹp
Ngày 19-09-2013 Viện Nghiên Cứu Chiến Lược RAND Corp, một tổ chức
chuyên nghiên cứu và cố vấn chiến lược cho chính phủ Hoa Kỳ đã công bố phúc
trình khuyến cáo Hoa Kỳ, Nam Hàn và các nước Đồng Minh phải chuẩn bị cho sự sụp
đổ của Bắc Hàn. Sự kiện này có thể dẫn đến chiến tranh, nguy hại khủng khiếp so
với những gì đã diễn ra tại Đông Âu.
Ngày 12-10-2013 vừa qua, Bắc Hàn ra Thông Cáo yêu cầu Hoa Kỳ phải
chấm dứt cuộc tập trận với Nam Hàn và cảnh cáo tấn công Hoa Kỳ bằng một cuộc “chiến
tranh tổng lực”.
Ngày 20-09-2013, tạp chí nổi tiếng Financial times cũng cho đăng
bài “Đảng Cộng sản còn tồn tại ở Trung Quốc được bao lâu nữa?”. Nhà báo Jamil
Anderlini vạch rõ các điều kiện cần và đủ để nếu đảng Cộng sản Trung Hoa không
chấp nhận cải cách chính trị thì cách mạng xã hội sẽ bùng nổ.
Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là thực hiện tự do dân chủ tòan
cầu. Để thực hiện mục tiêu này chiến lược và chiến thuật áp dụng tại mỗi khu
vực, mỗi quốc gia và ở mỗi thời điểm có phần khác nhau. Gần đây Hoa Kỳ công
khai công bố chiến lược xoay trục về Á Châu. Một chiến lược được đánh giá là
bao vây Trung Quốc chuyển hóa nước này và các quốc gia đang bị cộng sản cai trị
thành các quốc gia dân chủ.
Xét cho cùng chuyển biến chính trị là điều không thể tránh khỏi.
Chuyển biến lúc nào và chuyển biến ra sao là điều chúng ta cần quan tâm và
chuẩn bị.
Con Đường Miến Điện Ôn Hòa
Đến nay đảng Cộng sản luôn tìm mọi cách tiêu diệt mọi tiếng nói
bất đồng trong hay ngòai đảng Cộng sản. Bởi thế, Việt Nam không thể có được một
Tổng thống như ông Thein Sein hay một lãnh đạo dân chủ như bà Aung San Suu Kyi.
Mặt khác nhà cầm quyền Miến Điện còn phải đối đầu với những lực lượng sắc tộc
đối kháng có quân đội và lãnh thổ riêng. Không có những nhân vật lãnh đạo và
hòan cảnh như thế Việt Nam khó có thể có được thay đổi ôn hòa như đã xẩy ra tại
Miến Điện.
Con Đường Bạo Lực Cộng Sản Việt Nam
Trong tình trạng khủng hỏang tòan diện dẫn đến sụp đổ thay vì chấp
nhận chuyển đổi ôn hòa, đảng Cộng sản đã chọn con đường bạo lực. Bế mạc Hội
nghị 8, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố phải: “…có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ
các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa…khắc phục tình trạng sơ hở, mất
cảnh giác; phòng, chống có hiệu quả các nguy cơ chiến tranh, xung đột trên các
hướng; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập…”
Tuyên bố như trên chỉ xác định đảng Cộng sản sẽ tiếp tục con đường
đàn áp dân oan mất đất, đàn áp tín đồ tôn giáo đòi tự do tôn giáo, đàn áp người
yêu nước, yêu dân chủ, đàn áp mọi bất đồng. Như trường hợp Mỹ Yên thay vì chọn
phương cách đối thọai ôn hòa, cộng sản đã thẳng tay đàn áp giáo dân, rồi cho
diễn tập chống khủng bố ngay tại địa phương. Đương nhiên tức nước vỡ bờ, bạo
lực sẽ tạo thêm bất ổn chính trị, dẫn đến nổi dậy của tòan dân.
Chiến tranh cũng có thể xẩy ra giữa các phe nhóm trong đảng đang
công khai tranh giành quyền lực và quyền lợi, hay do các biến động tại Bắc Hàn
và Biển Đông dẫn đến chiến tranh khu vực Á Châu.
Mọi biến động đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị tại
Trung Quốc. Vì thế cũng có thể xẩy ra trường hợp Trung cộng mang quân đánh
chiếm một phần phía Bắc Việt Nam. Điều may mắn là chính đảng Cộng sản Trung
Quốc cũng đang lâm vào khủng hỏang tòan diện dẫn đến sụp đổ. Trường hợp Trung
Quốc sụp đổ trước sẽ dẫn đến sụp đổ dây chuyền của cộng sản Việt Nam.
Cộng Sản Lợi Dụng Cái Chết Của Võ Nguyên Giáp
Bế mạc Hội Nghị 8, Nguyễn Phú Trọng cho biết phải "Vận
dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha". Tuần qua
cái chết của Võ Nguyên Giáp một người cộng sản mang nhiều huyền thọai đã được
tận tình khai thác. Sự rầm rộ khai thác lại bộc lộ sự bất lực và bế tắc của
những người hiện đang cầm quyền. Không lâu cái chết của ông Giáp sẽ đi vào quên
lãng để mọi người phải đối đầu với thực tế đang xảy ra hằng ngày.
Chuẩn Bị Cho Chuyển Biến Chính Trị
Nói tóm lại nhiều yếu tố cho thấy đảng Cộng sản sẽ sụp đổ, có thể
sụp đổ bất cứ lúc nào và sự việc xẩy ra vô cùng nhanh chóng. Điều quan trọng là
chúng ta làm sao gì để chuẩn bị cho việc ấy xảy ra sớm hơn và ít nguy hại cho
đất nước.
Hơn 7 năm về trước Khối 8406 đã tiên phong phát động phong trào
công khai và ôn hòa đấu tranh đòi tự do dân chủ. Đến nay việc đấu tranh đã
chuyển sang một bước mới, với sự hình thành và phát triển của nhiều nhóm, nhiều
tổ chức dân sự: Liên Tôn, Nhóm 72, Nhóm Công Dân Tự Do, Nhóm Tuyên bố 258, Câu
lạc bộ No-U.
Mặc dù các tổ chức dân sự không nhằm mục tiêu tham gia một chính
quyền dân chủ hậu cộng sản. Các tổ chức Xã hội Dân sẽ đóng góp rất nhiều cho
việc hình thành một hiến pháp tự do, làm hậu thuẫn cho các chính đảng dân chủ
và là nguồn cung cấp những nhân sự lãnh đạo cho một Việt Nam tự do.
Các chính đảng dân chủ trong thời gian qua cũng đang phục hồi,
phát triển và tìm cách liên kết hành động. Trong số các đảng chính trị có Đảng
Dân Chủ Xã Hội do Đức Hùynh Phú Sổ sáng lập ngày 21-9-1946, có 1 hậu thuẫn rộng
rãi của bảy triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Chính vì thế trong diễn văn bế mạc
Hội Nghị 8 Nguyễn Phú Trọng đã phải chính thức tuyên bố không để hình thành các
tổ chức đối lập.
Hải Ngọai giữ vai trò yểm trợ từ việc ngọai vận, đến truyền thông,
từ vật chất đến tinh thần. Khi đảng Cộng sản gia tăng đàn áp nhân quyền thì
chúng ta cũng cần gia tăng việc ngọai vận để buộc đảng Cộng sản phải tôn trọng
những gì họ đã ký kết với Quốc Tế.
Nói đến truyền thông, cũng cần nhắc đến sự đóng góp của Đài Phát
Thanh Âu Châu Tự Do đã phá vỡ bức tường sắt Đông Âu. Hiện nay chúng ta có được
Đài Á Châu Tự Do, chương trình Việt Ngữ đang vận động chính phủ Hoa Kỳ để tăng
số giờ phát thanh từ 2 giờ lên 5 giờ mỗi ngày. Một việc làm cần được hổ trợ vì
truyền thanh giúp những việc xẩy ra nhanh hơn và tốt hơn.
Không riêng Đài Á Châu Tự Do, chúng ta cần hổ trợ tất cả các đài
phát thanh hướng về Việt Nam, các diễn đàn mạng tự do. Truyền Thông là mặt mạnh
nhất hải ngọai chúng ta có được.
Việc nước là việc chung, vì thế mỗi người trong chúng ta cần sửa
sọan để chủ động thực hiện những việc làm tốt nhất trong hòan cảnh, điều kiện
và khả năng của mình.
Muốn hành động có kết quả mỗi người, mỗi tổ chức cần hiểu, cần
chấp nhận, cần tôn trọng và cần bảo vệ sự khác biệt của nhau. Những yếu tố trên
vừa là nguyên tắc căn bản của dân chủ và cũng là điều kiện để chúng ta có thể
liên kết hành động buộc đảng Cộng sản phải chịu thua.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16-10-2013
No comments:
Post a Comment