Tuesday, October 1, 2013

Nhận định về mục đích của “Sinh bình Khảo”

Nhận định về mục đích của “Sinh bình Khảo”

Nhóm Hành Khất (Danlambao) - “Thần tượng Cha già dân tộc vĩ đại” được Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, bằng những tư liệu, lập luận, và minh chứng, đã có khả năng “đồng hóa” một “Cha già dân tộc Việt Nam” trở thành một “Cha già dân tộc Việt-Tàu” mà cho đến nay, năm 2013, sau khoảng 5 năm cuốn sách “Sinh bình Khảo” được ấn hành, những nhà trí thức của Đảng không có thể viết nổi một cuốn sách phản lý luận - mặc dù họ luôn luôn cho rằng tư liệu của Đảng đầy kho lưu trữ. Thậm chí không có đến một bài viết vài trang để bày tỏ phản ứng về “niềm tự hào” của Đảng về “Cha già dân tộc” của mình. Tại sao???


*


“Sinh bình Khảo” của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, vào năm 2008 được lan rộng bên Trung Quốc, không riêng gì Đài Loan - một bán đảo nằm ở đông nam Trung cộng, chỉ thành lập đất nước từ tháng 12/1949 và cũng đang tham gia liên kết với Trung cộng vào việc chiếm hữu một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ cũng cho là thuộc quyền Đài Loan. Vấn đề đặt ra là “có phải chăng Trung Cộng có mục đích nào đó trong việc phát hành rộng rãi cuốn sách Sinh bình Khảo”?


Đối với một nước dưới chế độ độc tài Cộng sản, vấn đề ấn hành sách báo, dĩ nhiên, phải nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà cầm quyền, nhất là những vấn đề liên quan đến chính trị. Sự kiện của “Sinh bình Khảo”, quả thật, không đơn giản chỉ là một nhận định về tiểu sử - mà lại là tiểu sử của người khai sinh Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh, một biểu tượng tuyệt đối “thần thánh” đối với những đảng viên Cộng sản Việt Nam, cũng như hầu hết người dân miền Bắc, một số không nhỏ những người dân miền Trung và Nam.


“Thần tượng Cha già dân tộc vĩ đại” đó được Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, bằng những tư liệu, lập luận, và minh chứng, đã có khả năng “đồng hóa” một “Cha già dân tộc Việt Nam” trở thành một “Cha già dân tộc Việt-Tàu” mà cho đến nay, năm 2013, sau khoảng 5 năm cuốn sách “Sinh bình Khảo” được ấn hành, những nhà trí thức của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không sao có thể viết nổi một cuốn sách phản lý luận của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng - mặc dù họ luôn luôn cho rằng tư liệu của Đảng đầy kho lưu trữ, ngay cả với bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” được tái bản và tăng thêm 3 tập vào tháng 5/2011. Thậm chí không có đến một bài viết vài trang để bày tỏ phản ứng về “niềm tự hào” của Đảng về “Cha già dân tộc” của mình. Tại sao???


Với tư liệu đầy ắp trong bộ sách 15 cuốn tiêu biểu nhất của Đảng không đủ để đưa ra một lý luận vững chắc đối lại “một cuốn sách chỉ khoảng 180 trang” sao? Đó là chưa nói đến hàng trăm cuốn sách khác của nhiều tác giả “sử gia” của Đảng mà tiêu biểu đương thời nhất là Dương Trung Quốc, cũng không thể phản luận sao? Và tại sao một tiểu sử của một người lại có nhiều... mờ ám đến như vậy? Ngay cả nhà tham khảo nghiên cứu Villiam J. Duiker, một học giả người Mỹ từng ngưỡng mộ Hồ Chí Minh, đã bỏ 30 năm theo dấu tích tiểu sử “huyền thoại” đó, cũng phải cảm thán khi viết:“Ngồi trên tòa cao của đền thánh dành cho các anh hùng cách mạng, Hồ Chí Minh hẳn sẽ thích thú biết rằng, ít nhất qua cuốn tiểu sử này, cái dáng dấp huyền bí bao quanh ông vẫn còn nguyên vẹn.”


A. Huyền bí hay “bí mật”?


Tại sao phải là “huyền bí”? Hay nói đúng theo ngôn ngữ trung thực nhất, không cần phải a dua, ca tụng là “bí mật” . Nhưng tại sao phải “bí mật”? Và chẳng lẽ điều “bí mật” về tiểu sử của Hồ Chí Minh khiến cho ông ta “thích thú”, chỉ đơn giản là thế? Trong khi những lãnh tụ Cộng sản khác cũng được tô hồng, đánh bóng, thêm vào những huyền thoại thần kỳ khác, nhưng tại sao ít người quan tâm đến? Có phải chăng cái “bí mật” tiểu sử đó không thể viết ra trong sách tiểu sử Hồ Chí Minh vì nó có một ảnh hưởng kinh khủng về chính trị đối với chế độ Cộng sản Việt Nam? Có phải chăng chỉ riêng Hồ Chí Minh mới có sự kiện “bí mật” về tiểu sử mà không ai trên thế giới có?


Một câu trả lời chung là “Đúng vậy, những gì bên trong tấm màn sắt của chế độ Cộng sản đều được xem là ‘bí mật’.” Điều nầy cũng có nghĩa là tiểu sử thật của Hồ Chí Minh cũng là một “bí mật” cần phải được giấu kín, che đậy, sơn phết, ngụy trang sao cho phù hợp với nét “thần thánh hóa” mà đa số người Việt Nam dường như ưu thích vẽ dị đoan, huyễn hoặc như là một cách trốn tránh những sự thật khốn nạn trong một xã hội đã quá nhiều khốn khổ. Họ cần cái gì đó phải là “hiển thánh” gần gũi để nương tựa niềm tin, thì đó chính là “thần tượng vĩ đại” Hồ Chí Minh, có một không hai, nhưng lại “chẳng may” theo Nghị quyết của UNESCO vào tháng 5/1990 là không thực hiện việc vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới như trong bài viết UNESCO có vinh danh ông Hồ Chí Minh hay không? trên rfa.org vào năm 2008 (kèm theo những chứng từ của UNESCO trong Nghị quyết vào tháng 10 và tháng 11/1987). Tại sao một nhân vật “vĩ đại,” đầy “hiển thánh” đến thế, “ưu việt” trong chính trị, quân sự lẫn văn học mà UNESCO “dám” từ chối vinh danh là một trong những vĩ nhân thế giới? Có phải chăng vì cái quá... “bí mật” về tiểu sử của Hồ Chí Minh khiến cho Ủy ban UNESCO phải e dè, cân nhắc lại? Vì dĩ nhiên là không thể nào vinh danh một nhân vật “bí mật” cho thế giới “thấy rõ”.


Có phải chăng cái “bí mật” đó đã được Giáo sư Hồ Tuấn Hùng “bật mí”? Mạnh mẽ nhất là những lý luận, bằng chứng về tập thơ “Ngục trung Nhật ký” mà vị Giáo sư đó đưa ra là tác giả - mà Đảng Cộng sản Việt Nam từ bấy lâu nay ca tụng không tiết lời, và xem đó là di sản quí báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh - lại chính là Hồ Tập Chương, một người Tàu Hẹ, thuộc Hồ tộc ở Miêu Lật, Đồng La. Ngay cả Hiệp hội Hán văn Việt Nam gồm những vị Tiến sĩ nghiên cứu xuất sắc về Hán học cũng không sao giải nổi những khúc mắc của cách dùng chữ điêu luyện như Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đưa ra vài thí dụ trong sách. Điều nầy là một hiển nhiên cho thấy rằng tác giả không thể nào là một người Việt.


Mặc dù trong bài viết đôi dòng về 'Tác phẩm giả tưởng' về Hồ Chí Minh của Vũ Thư Hiên, một nhân vật từng bị tù cùng người cha mình là Vũ Đình Huỳnh - một thân cận thủy chung vời cụ Hồ - phải lánh nạn bên Pháp, đã lên tiếng khẳng định Hồ Chí Minh không thể nào là một người Tàu. Tuy nhiên, không có một bằng chứng trung thực nào ngoài lời nói đơn thuần của tác giả - mà Thái Doãn Hiểu cũng đồng tình trong bài viết Trần Dân Tiên thực là ai!?và cho là lời nói của Vũ Thư Hiên đáng tin cậy dù chỉ trong vài dòng ngắn gọn, không cần tư liệu chứng minh gì cả!? Tuy nhiên, khi nói đến lịch sử mà không có tư liệu gì để chứng hay lý luận mạnh mẽ thì e rằng đó là điều rất thiếu tin cậy, không cần biết nhân vật nào đã nói ra. Lời nói của Vũ Thư Hiên hay Thái Doãn Hiểu hay bất kỳ ai đó chỉ có thế! Ngoài ra, Vũ Thư Hiên hay Thái Doãn Hiểu không hề cho biết ý kiến ra sao qua bài viết vào tháng 8/1969 của một Y tá Trưởng Bắc Kinh, Vương Tinh Minh, được dịch lại trên trang qdnd.vn với tựa đề Ba lần Bác cười trước lúc đi xa vào năm 2010, kể lại câu chuyện Hồ Chí Minh trước khi nhắm mắt chỉ muốn nghe vài câu hát bằng tiếng Tàu. Tại sao câu hát lại bằng tiếng Tàu, mà không phải là “câu hò xứ Huế” hay “đôi làn quan họ” như trong bài nhạc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của Trần Hoàn mô tả? Có phải đây là điều “bí mật” đang được giấu kín và phụ họa bởi những người trung thành với “Bác”? Để cuối cùng, một câu kết luận thường xuyên mà những người trung thành với chế độ Cộng sản hay nói là “sự nghiệp của Bác mới là đáng kể”. Có nghĩa là họ mặc nhiên dù Hồ Chí Minh là ai, đã từng làm gì, thậm chí phải chịu trách nhiệm cho hàng trăm ngàn sinh mạng phải hy sinh, hay bức tử, chỉ có “sự nghiệp của Bác mới là đáng kể”. 


B. “Sự nghiệp của Bác mới là đáng kể”


Ngược lại lịch sử, “sự nghiệp của Bác” bắt đầu với sự thỏa thuận cho Pháp trở lại Việt Nam với hy vọng chiếm giữ được phần đất miền Bắc và được Pháp nhìn nhận là một chính phủ chính thức riêng biệt, trong khi Pháp nghĩa rằng khả năng quân sự của họ có thể đương đầu với lực lượng Cộng sản non nớt miền Bắc nhưng họ quên rằng một lực lượng già nua kinh nghiệm và đông đảo nằm kề đó là Trung Cộng và khối Cộng sản Liên Xô đang lớn mạnh. Và từ đó, “sự nghiệp của Bác” gắn liền một cách khắng khít hơn với Trung Cộng. Đó “mới là đáng kể.”


đáng kể hơn nữa là đỉnh điểm của công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, như là một tuyên ngôn chấp nhận nhượng hai quần đảo lớn của Việt Nam để đổi lấy sự tăng viện trợ của Trung Cộng nhằm chiếm trọn miền Nam Việt Nam. Nhưng phải chờ đợi 10 năm sau, công cuộc “sự nghiệp của Bác” mới bước vào giai đoạn Tổng tấn công Tết Mậu Thân 68’ vào khắp vùng miền Nam Việt Nam, rồi tiếp theo sau 4 năm là cuộc Tổng tấn công Mùa Phục Sinh 72’. “Sự nghiệp của Bác” là từ những món nợ viện trợ của Cộng sản Quốc tế mà sau này với 16 tấn vàng của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu để lại cũng không đủ trang trải - mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn bị Cộng sản Việt Nam vu oan rầm rộ là người mang ra nước ngoài.


Tuy vậy, “sự nghiệp của Bác” không chỉ thế là chấm dứt! “Sự nghiệp của Bác” phải bao trùm trong thế giới Cộng sản! Bởi lẽ, “Bác” là một mật vụ Cộng sản Quốc tế, luôn luôn phải tuân thủ theo tinh thần Quốc tế Cộng sản mà hiện nay Trung Cộng là nước thay quyền Cộng sản Quốc tế cho Liên Xô trong khối của 5 nước Cộng sản còn lại. “Sự nghiệp của Bác” đã và đang sang trang kế tiếp để “quốc tế hóa” Việt Nam trở thành một lá chắn ngoại biên cho trường thành Trung Cộng.






C. Quốc tế hóa Việt Nam


Trước khi có cuộc lấn chiếm biển Đông, Trung Cộng đã tung ra bức công hàm 58’ của Phạm Văn Đồng như là một bằng chứng tuyên bố sự nhìn nhận hợp pháp vùng biển Đông thuộc về quyền kiểm soát của Trung Cộng và từ đó, họ xem bất kỳ ai đến gần vùng biển ước định đó như đã là sự xâm nhập bất hợp pháp vào Trung Cộng mà họ luôn luôn tự nhận là một phần của đất nước mình. Mặc dù những Đảng viên Cộng sản Việt Nam cố tìm cách an dân bằng biện luận buông xuôi chuyện đã rồi như là “vì do tình hình chiến tranh cấp bách lúc bấy giờ nên Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới ra công hàm đó...” nhưng luận điệu đó không đủ để chống chế đối với Trung Cộng mà còn mặc nhiên thừa nhận quyền kiểm soát của họ. Một sự thừa nhận trong tinh thần Cộng sản Quốc tế mà họ luôn luôn đưa ra để biện hộ cho những phần đất, phần biển dần dần không thuộc về Việt Nam.


Kinh nghiệm xương máu qua những trận chiến thất bại với tổ tiên người Việt Nam cho Trung Cộng biết rằng họ cần thay đổi sách lược hầu chiếm trọn Việt Nam bằng cách “quốc tế hóa” vùng đất đó. Kế hoạch được thực hiện theo từng bước biến chuyển của thời cuộc và mãi tiếp nối một cách kiên nhẫn và càng lúc càng ràng buột hơn một cách hợp pháp.


“Sinh bình Khảo” được tung ra vào lúc đó, không khác gì bước tiến chiếm biển Đông qua công hàm 58’ của Phạm Văn Đồng. Việc hợp thức hóa vị “Cha già dân tộc” trở thành người Tàu, không một kế hoạch nào tuyệt vời hơn nữa! Hiển nhiên là Trung Cộng có đủ chứng cứ tư liệu để đi đến bước cuối cùng nếu cần. Hiện tại, họ chỉ cần sự đồng thuận trong tư tưởng của đa số đảng viên Cộng sản Việt Nam mà trong số đó họ biết rằng có một số vẫn còn mang tính dân tộc. Một bản chất dân tộc mà đối với người Cộng sản chuyên chính là sự đối nghịch, không thể nào được phép tồn tại, ngoại trừ bản chất hướng về Hán tộc Trung Hoa. Điều nầy được nhìn thấy qua bài viết Ba lần Bác cười trước lúc đi xa vào năm 2010 trên trang qdnd.vn sau khi Giáo sư Hồ Tuấn Hùng cho ra cuốn sách “Sinh bình Khảo” bên Trung Cộng, như là một sự nhìn nhận gián tiếp Hồ Chí Minh là người Hẹ. Giáo sư Hồ Tuấn Hùng cũng ngấm ngầm kêu gọi sự “hòa hợp hòa giải” khi ông ta trích dẫn lời Võ Văn Kiệt, cũng như khi ông ta ghi lại lời của một phụ nữ Việt lầy chồng Đài Loan: “Hai nhà thành một nhà thân thiết, chẳng là rất tốt sao?” Đó chính là sự “hòa hợp hòa giải” trong chiều hướng rộng lớn hơn mà Giáo sư Hồ Tuấn Hùng muốn nhắn đến: “quốc tế hóa Việt Nam.”


D. Công cuộc vận động quần chúng


Ngoài những nỗ lực của các quan chức Cộng sản Việt Nam trong việc ca ngợi tinh thần “Hợp tác Hòa bình” của Trung Cộng -giống như tinh thần “Khối Thịnh vượng Chung Đại Đông Á” vào năm 1943 của Phát-xít Nhật - cũng như kêu gọi “lòng tri ơn sâu sắc” đối với người bạn Trung Quốc, một bước đầu trong công cuộc vận động quần chúng “thấu triệt tình nghĩa anh em Việt-Trung một nhà” là sứ mệnh của nhà sư quốc doanh Thích Chân Quang - tên tục là Vương Tấn Việt, cháu nội của Nguyễn Sinh Sắc, gọi Nguyễn Tất Thành là bác - qua bài giảng Biển Đông dậy sóng trên YouTube. Qua đó, nhà sư cho rằng người Việt Nam luôn luôn phải biết kính trọng người anh Trung Quốc và luôn luôn nên tỏ ra phải biết nhường nhịn đối với người anh của mình. Không những thế, nhà sư còn lên án danh tướng Lý Thường Kiệt khi sát phạt quân Tống tận đất Trung Hoa. Cũng như trước đây, lịch sử Việt Nam dành cho bậc tiểu học đã được sửa đổi để tránh tiếng xâm lược của những triều đại Trung Hoa.


E. Kết luận:


Từng bước của những sự kiện qua những chuyển biến đặc thù nhưng có những nét rất giống nhau, cho thấy rằng vận mệnh của Việt Nam chắc chắn sẽ bị “quốc tế hóa” theo ý muốn của Trung Cộng và công cuộc thần phục đầy kiên nhẫn nầy sẽ được đổi lại là những thế kỷ kéo dài vong bản. Hai chữ Việt Nam chỉ là hư danh mà trong đó sẽ không còn một chút nào là tinh thần dân tộc, hay niềm tự hào riêng biệt của nó. Điều mà những người Việt Nam khó lòng chấp nhận nhưng phải chấp nhận vì Đảng luôn luôn đúng, và thành phần hiểu biết sẽ bị tiêu diệt như Đảng đã và đang hành động. “Sinh bình Khảo” là tiếng chuông báo tử cuối cùng cho một số người còn đầy dân tộc tính.

No comments:

Post a Comment