Nói vậy nhưng không phải vậy
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
2013-11-15
Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng đảng luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính
những đảng viên của đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người
;đảng nói “một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì
chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;đảng nói “đảng bao gồm những
người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầ̀y rẫy
những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn bám, đục khoét
tiền bạc của nhân dân;đảng nói “học thuyết Mác-Lê Nin và xã hội xã hội
chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân loại”, vậy tại sao
lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư
bản?
Trong tháng này, trang blog của RFA, vừa có thêm hai cây viết
mới: Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Lân Thắng. Cả hai đều là những
khuôn mặt khả ái và quen thuộc với cư dân mạng. Người sau (xem
hình) trông trẻ trung hơn và (xem chừng) cũng vui vẻ hơn kẻ
trước:
Trở về nhà trên xe của bộ Công an sau 18 tiếng "làm việc" cùng cơ
quan an ninh, tôi đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ ngoài biên bản với
các chiến sỹ an ninh về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, chuyện trao
Tuyên bố 258... Chuyện thì cũng vui vui thôi, nhưng đến cuối cùng chị T
cục A67 nhắc nhẹ: "...Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện
khác nhé..."
Lời dặn dò cuối cùng cứ văng vẳng trong đầu làm tôi suy nghĩ mãi,
không biết lời dặn này có phải là có ý cho phép tôi cứ nói đi, còn làm
nên dè chừng...??! Có một câu chuyện vui thế này: "Cả thế giới đều phải
kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người
Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì
Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng rồi tất cả chúng nó sợ ai??? Xin
thưa, sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…"
Tôi thực lòng không dám dở trò láu cá, mới (giả lả) khen
Nguyễn Lân Thắng là “trẻ trung, vui vẻ” rồi lại liền buông lời
than phiền hay chỉ trích (này nọ) nhưng “câu chuyện vui” mà ông
bạn đồng nghiệp vừa kể – nói nào ngay – cái kết luận nghe
không vui gì lắm: Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…"
-Ủa, chớ người Việt nào mà kỳ cục dữ vậy cha nội? Phải
chỉ rõ: ai, đứa nào, con nào, thằng ào, lũ khốn nạn nào
chuyên môn “nói một đằng làm một nẻo” mới được, chớ nói năng lạng
quạng – ba chớp ba nháng – như vậy (nghe) sao dễ mích lòng quá
hà!
Tui cũng (làm bộ) hỏi cho vui vậy thôi, chớ câu hỏi dễ ẹc
này, đã có người đã trả lời (xong xả) lâu rồi. Trong cuốn Hồi
Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục
lần rằng đảng luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính
những đảng viên của đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người
;đảng nói “một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì
chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;đảng nói “đảng bao gồm những
người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy
những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn bám,đục khoét
tiền bạc của nhân dân;đảng nói “học thuyết Mác-Lê Nin và xã hội xã hội
chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân loại”, vậy tại sao
lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư
bản?
Sau đó, tất nhiên, ông Vi Đức Hồi phải đi tù (nghe đâu) gần
cả chục năm vì tội “ tuyên truyền chống nhà nước.” Tù là phải.
Đương sự không chỉ đụng tới Đảng (quang vinh) mà còn chạm tới
Bác (anh minh) của toàn thể đồng bào:
Năm 1946 khi đến thăm lớp cán bộ bình dân học vụ đầu tiên do nhóm
ông Nguyễn Hữu Ðang tổ chức, ông Hồ chỉ trích những người viết sách vỡ
lòng trong đó có câu mẫu "Nó ở tù" để dạy ghép vần có nguyên âm u:"Các
đồng chí không còn thí dụ nào hay hơn sao mà dùng cái thí dụ ác thế ?
Làm hại đầu óc trẻ con. Xin tìm câu khác".
Mẹ tôi đi dự lớp huấn luyện này. Bà thường kể câu chuyện trên cho
mọi người nghe như một thí dụ về lòng nhân ái cách mạng. Trong kháng
chiến chống Pháp, ông Hồ gặp một tù binh co ro trong cái rét cắt da của
rừng Việt Bắc. Ông cởi tấm áo trấn thủ của ông cho anh ta, và câu chuyện
lan truyền trong tù binh như một huyền thoại. (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nded. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).
Và cái huyền thoại này, vẫn theo nhà văn Vũ Thư Hiên, đã chết trong lòng thân mẫu của ông – không lâu– sau đó:
Trong những ngày này, mẹ tôi kể, bà nghĩ đến thần tượng của bà rất
nhiều. Ðêm đêm bà ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng. Bà đã tin ông
Hồ Chí Minh. Bà đã tin ông lắm lắm. Còn hơn tin, bà sùng kính ông, người
anh cả của cách mạng, lãnh tụ của bà. Bức chân dung cỡ 18x24 ông Hồ Chí
Minh tặng bà với dòng chữ "Thân ái tặng thím Huỳnh" trước ngày ông lên
đường dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 được bà gìn giữ như của gia
bảo...
Nhiều người khuyên bà hãy cầu cứu ông Hồ. Dù muốn dù không Lê Duẩn
và Lê Ðức Thọ vẫn còn phải nể ông, họ nói. Mọi người tin chắc ông không
biết việc xảy ra. Nếu ông biết, ông không bao giờ để xảy ra chuyện nồi
da nấu thịt thế này. Vài năm nay, do sức khỏe kém, ông Hồ không còn trực
tiếp điều khiển công việc đất nước.
Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như thế này,
Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông không thể
không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của chủ
tịch nước... Chính do những suy nghĩ như vậy mà mẹ tôi không nghe theo
lời khuyên của bè bạn. Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho ông Hồ Chí Minh(V.T.H. Sđd, 22 -24).
Với nhiều người khác thì huyền thoại về lòng nhân ái của
Bác được trực nhận dễ dàng hơn, dù họ bao giờ chưa được tiếp
cận với ông, và sinh sống cách ông cả hàng ngàn cây số:
Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa bình
ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát nữa,
kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát ngay
vào thời kỳ ấy.
Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa bình
mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời gian
qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon men
đến chiến tranh nữa, thì kẻ ấy mặt dầy mày dạn, tán tận lương tâm. Thì
Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến. [(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminsre, CA: Người Việt, 2006)].
Anh Trần Huỳnh Duy Thức. Courtesy of tranhuynhduythucofficial
Sự “tán tận lương tâm” của Bác cũng có thể được nhận ra khi
nhìn vào những “huyền thoại” khác. Ông Tôn Thất Tần (người mà
“Jean Valjean gọi bằng cụ,”) là một trong những huyền thoại loại
này – theo nhà văn Phạm Đình Trọng:
Hai mươi bảy tuổi, anh thanh niên Tôn Thất Tần đã trở thành người
tù Cộng sản chỉ vì anh bộc lộ chính kiến phản đối Hiệp định 6.3.1946 do
Hồ Chí Minh kí với Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam
thay thế quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật. Năm mươi chín tuổi, ông già
Tôn Thất Tần mới bước ra khỏi nhà tù Cộng sản.
Cuộc đời người tù của cụ Tôn Thất Tần kéo dài qua đời ba đảng Mác
xít: Đảng Cộng sản Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Cộng sản
Việt Nam. 96 năm có mặt trên cõi đời thì một phần ba cuộc đời cụ Tôn
Thất Tần, 32 năm (1946 - 1977), để lại trong nhà tù Cộng sản.
Hồ Chí Minh là chủ tịch nước VNDCCH từ năm 1945 cho đến năm
1969. Trong suốt thời gian này Tôn Thất Tần bị giam giữ không
một phiên toà xét xử. Trong hai mươi bốn năm đó Bác cất “lòng
nhân ái cách mạng” của mình ở đâu?
Có thể ông Hồ Chí Minh không biết ông Tôn Thất Tần là ai
nhưng chắc chắn ông phải biết ông Nguyễn Hữu Đang, ông Hoàng Minh
Chính, ông Đặng Kim Giang, ông Vũ Đình Huỳnh.. chớ? Lòng nhân
ái của Bác ở đâu trước bản án 15 tù và 15 năm quản chế mà
chế độ của ông dành cho “chú” Đang với cái tội danh (gián
điệp) mà đứa trẻ lên ba ở miền Bắc VN cũng biết là ngụy tạo!
Lòng nhân ái cách mạng của Bác để đâu khi các đồng chí của
mình: chú Chính, chú Giang, chú Huỳnh ... đang nằm sống dở
chết dở hàng chục năm trong trại giam Hoả Lò vì “đi theo chủ
nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” ?
Trước khi người cộng sản xuất hiện, ngôn ngữ Việt đã có
sẵn thành ngữ “nói một đằng làm một nẻo” nhưng phải đợi cho
đến khi Hồ Chí Minh đặt cho nền móng thì nó mới có thể dần
trở thành truyền thống (cho cả đảng) và kéo dài cho mãi đến
hôm nay – theo như lời chị T. cục A67 nhắc nhẹ: "...Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé..."
Chính cái “khác” này mà chế độ dân chủ (hơn vạn lần tư
bản) ở VN đã tạo ra những bản án 32 năm dành cho Tôn Thất Tần,
33 năm dành cho người tù Trương Văn Sương, 37 năm cho người tù
Nguyễn Hữu Cầu, và hơn chục năm cho người tù Trần Huỳnh Duy
Thức, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần ...với những tội danh hoàn
toàn bịa đặt!
Và để biết thêm về hệ thống trại giam hiện nay, ở Việt Nam,
xin đọc qua vài đoạn bài trong bài viết mới nhất (“Có hay không
việc Trần Hùynh Duy Thức bị tra tấn?") của ông Trần Văn Huỳnh, sau
chuyến đi thăm tù vào hôm 8 tháng 11 vừa qua:
... tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà lòng đầy
bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện. Trong tâm
trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố trấn an
mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay trở lại
vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin thì mọi
khả năng đều có thể xảy đến…
Chia tay Thức ra về, nhìn dáng Thức bước đi lầm lũi vào sâu bên
trong trại mà không quay lại vẫy tay chào gia đình như mọi khi, tôi chợt
thấy không yên trong lòng. Xâu chuỗi lại những sự việc khác lạ của buổi
thăm gặp lần này, có cơ sở để nghi ngờ rằng đang có một sự việc bất
thường diễn ra đối với Thức. Đằng sau sự việc này dường như có uẩn khúc
mà hiện giờ tôi chưa khẳng định được. Thông tin gia đình nhận được hôm
trước liệu có là đúng, và Thức đang chịu một áp lực nên không thể báo
cho gia đình?
Tôi chỉ mong câu trả lời của Thức là sự thật để tôi biết con mình
được bình yên. Việc Thức bị biệt giam đã là sự trấn áp về mặt tinh thần
rất lớn. Nay nếu Thức tiếp tục bị tra tấn về thể xác thì người cha già
này không thể chịu đựng nổi.
Tôi không muốn nuôi trong lòng những mối nghi ngờ. Nhưng khi mà sự
minh bạch trong thông tin là không có, trong khi có quá nhiều những
việc không thể hiểu được đã xảy ra với con tôi, thật tôi không biết phải
tin vào điều gì nữa.
Thay mặt gia đình, xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình sẵn sàng
giúp đỡ của mọi người với Thức và gia đình tôi. Có mọi người tôi cảm
thấy không cô đơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đòi tự do
cho Thức.
Tháng 11/2013
Trần Văn Huỳnh
Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA
No comments:
Post a Comment